Bệnh gan trong giai đoạn đầu thường không có triệu chứng rõ ràng nhưng bạn có thể dựa vào một số đặc điểm sau.
Gan là một cơ quan lớn, thực hiện hàng trăm chức năng thiết yếu trong cơ thể. Một trong những chức năng quan trọng nhất của gan là lọc độc tố khỏi máu. Tuy nhiên, vì gan có vai trò như một bộ lọc nên gan dễ bị tổn thương bởi các độc tố mà cơ quan này xử lý. Quá nhiều độc tố có thể làm gan bị quá tải và khả năng hoạt động kém.
Nếu cơ thể người bệnh xuất hiện “3 vàng, 1 đỏ” thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh gan, bạn cần thăm khám sớm để có hướng điều trị phù hợp.
1. Nước tiểu màu vàng
Khi nói về nước tiểu màu vàng, chắc hẳn nhiều người sẽ nghĩ do chức năng thận bất thường. Điều này là đúng, nhiều bệnh về thận có thể khiến nước tiểu có màu vàng. Nhưng ngoài các vấn đề về thận, bệnh gan cũng có thể ảnh hưởng lớn hơn đến mẫu nước tiểu.
Nước tiểu màu vàng nhạt có thể do các vấn đề về gan như xơ gan, viêm gan và bệnh Wilson.
Điều này xảy ra chủ yếu là do khi gan bị tổn thương, quá trình trao đổi chất bình thường của cơ thể sẽ diễn ra chậm lại. Hơn nữa, màu sắc này là do quá nhiều bilirubin tích tụ vì gan không phân hủy nó bình thường. Bilirubin được bài tiết ra khỏi cơ thể qua nước tiểu, do đó nước tiểu có thể chuyển sang màu vàng.
2. Mắt vàng
Khi tế bào gan bị tổn thương, bilirubin không được phân hủy, trực tiếp chuyển hóa sẽ và dần dần đi vào máu, lúc này hàm lượng bilirubin trực tiếp trong máu sẽ tăng lên nhanh chóng, gây ra bệnh vàng da, phần lớn biểu hiện qua mắt.
Tất nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều thực phẩm chứa sắc tố carotenoid như bí ngô và cam quýt, mắt bạn có thể chuyển sang màu vàng. Tuy nhiên, sau khi ngừng ăn các thực phẩm này mắt sẽ nhanh chóng trở về bình thường. Nếu tình trạng vàng mắt vẫn tiếp tục xảy ra thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe ngay.
3. Da vàng
Gan có nhiệm vụ giải độc, thải độc cho cơ thể. Không chỉ vậy, gan còn đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể. Một khi gan có vấn đề, quá trình trao đổi chất của cơ thể sẽ chậm lại, dẫn đến tình trạng này bị suy giảm nghiêm trọng. Lượng chất thải và chất độc tích tụ trong cơ thể con người và không thể thải ra ngoài theo thời gian, màu da tổng thể sẽ xỉn màu và vàng.
Khi tình trạng trở nên trầm trọng hơn, màu da của bệnh nhân có thể chuyển sang màu tím hoặc thậm chí là đen.
Ngoài ra, cũng như tình trạng vàng mắt, sự tích tụ của bilirubin trong máu cũng dẫn đến vàng da và ngứa da.
4.Lòng bàn tay đỏ
Ban đỏ lòng bàn tay có liên quan đến một số loại bệnh gan. Khoảng 23% những người bị xơ gan có ban đỏ lòng bàn tay. Những rối loạn này có thể gây ra những thay đổi ở gan làm thay đổi lưu lượng máu đến tay và dẫn đến đỏ.
Xơ gan xảy ra khi gan của bạn bị sẹo nghiêm trọng và mô gan khỏe mạnh bị thay thế bằng mô sẹo trong quá trình gan cố gắng tự phục hồi.
Các bệnh gan khác liên quan đến ban đỏ lòng bàn tay bao gồm các bệnh gan hiếm gặp như bệnh Wilson, một rối loạn di truyền trong đó lượng đồng tích tụ quá nhiều trong cơ thể, và bệnh thừa sắt di truyền trong đó cơ thể hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm bạn ăn.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mắc bệnh gan ít có khả năng bị ban đỏ lòng bàn tay hơn so với thanh thiếu niên và người lớn.
Cách bảo vệ gan khỏe mạnh
Để có một lá gan khỏe mạnh, bạn nên duy trì chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh như:
– Tránh uống rượu, chỉ cần khoảng 118 ml rượu mạnh mỗi ngày đối với nam giới (59 ml đối với nữ giới) có thể bắt đầu gây sẹo cho gan.
– Tránh xa các độc tố như chất kích thích, thuốc trừ sâu bằng cách rửa sạch rau củ quả trước khi ăn, sử dụng các chất độc theo đúng quy định.
– Ăn nhiều thực phẩm lành mạnh. Chẳng hạn như cố gắng ăn ít chất béo bão hòa hơn – đặc biệt là từ thịt đỏ và thịt chế biến và ăn nhiều thực phẩm có nguồn gốc thực vật hơn.
– Tăng cường tập thể dục. Tập thể dục tốt cho gan và cơ thể bạn nói chung. Bạn có thể đi bộ, đạp xe, bơi lội,…
– Theo dõi việc sử dụng thuốc. Một số loại thuốc gây ra vấn đề về gan, đặc biệt là nếu bạn dùng quá nhiều. Các loại thuốc không kê đơn có thể gây tổn thương gan nếu sử dụng quá nhiều hoặc trong thời gian dài bao gồm acetaminophen, aspirin, ibuprofen và naproxen.
– Kiểm soát các tình trạng mãn tính. Các tình trạng như tiểu đường, huyết áp cao và cholesterol cao là những yếu tố nguy cơ chính gây bệnh gan nhiễm mỡ. Kiểm soát hợp lý các yếu tố này bằng chế độ ăn uống có thể giúp hạn chế và ngăn ngừa tổn thương gan.
Nguồn: Sohu, Ảnh: Healthine-Vân Anh-Thanh niên Việt