Hãy vứt bỏ những thứ này trong nhà bạn càng sớm càng tốt.
Người xưa thường nói: “Thói quen tạo nên tương lai”. Tương lai của một gia đình thường ẩn giấu trong những thói quen hàng ngày.
Một gia đình mãi không khấm khá có thể bắt nguồn từ việc gia đình có những hành động và suy nghĩ sai lầm. Tuy nhiên, thói quen có thể thay đổi. Chỉ cần bạn nhận ra và khắc phục vấn đề thì dù gia đình có đang khó khăn đến đâu, vận mệnh của cả nhà cũng sẽ dần đi lên.
1. Không có kế hoạch dài hạn và thiếu mục tiêu
Vấn đề hàng đầu khiến nhiều gia đình không thể trở nên giàu có là không có kế hoạch dài hạn. Cả gia đình sống rất buông thả, chỉ biết vui hôm nay nhưng không tính toán quá nhiều cho tương lai.
Họ ít khi nghĩ về hướng đi tương lai của mình và thiếu mục tiêu sống. Điều này khiến họ luôn gặp khó khăn về tài chính, khó tích luỹ được của cải và không làm chủ được tương lai. Lối sống như vậy sẽ bộc lộ sự nguy hiểm hơn khi gia đình gặp những tình huống khẩn cấp.
Chẳng hạn, một thành viên đột nhiên gặp bệnh tật, chi phí sinh hoạt hoặc học hành gia tăng bất ngờ thì họ thường phải vay mượn khắp nơi, thậm chí phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân, bạn bè.
Về lâu dài, việc mắc nợ không chỉ làm tăng gánh nặng tài chính mà còn làm tổn hại đến các mối quan hệ của cả nhà.
Ngoài ra, bạn có thể nghe những gia đình khó khăn thường xuyên than phiền: Tại sao tôi không bao giờ cảm thấy mình có đủ tiền?
Trên thực tế, phần lớn nguyên nhân là do họ chưa có kế hoạch tiết kiệm và đầu tư rõ ràng. Về mặt quản lý tài chính, nếu không có mục tiêu tiết kiệm rõ ràng thì họ khó tích luỹ được của cải, cuôc sống sẽ ngày càng trở nên căng thẳng.
Chìa khóa để cải thiện vấn đề này là phải lập kế hoạch dài hạn cho gia đình dù là về giáo dục, sức khỏe hay làm cách nào để cải thiện chất lượng sống trong tương lai.
Bên cạnh đó, bạn cần xây dựng bảng ngân sách chi tiêu, phân bổ thu nhập thành các khoản chi tiêu – tiết kiệm – đầu tư một cách hợp lý. Quan trọng hơn cả là bạn đừng quên đặt mục tiêu tiết kiệm tiền cố định hàng tháng. Dù là số tiền tiết kiệm ít ỏi nhưng nếu kiên trì thực hiện chúng cũng sẽ trở thành tấm bảo vệ để gia đình bạn đối phó với những biến cố khó lường trong tương lai.
2. Bị ám ảnh bởi sự hài lòng trước mắt và bỏ qua lợi ích lâu dài
Một thói xấu phổ biến của một gia đình khó đi lên là ham mê sự thỏa mãn trước mắt mà bỏ qua lợi ích lâu dài.
Ví dụ, nhiều gia đình rõ ràng là eo hẹp về tài chính nhưng vẫn chi phần lớn thu nhập của mình vào việc mua hàng xa xỉ, sản phẩm điện tử hoặc những khoản tiêu dùng không thiết yếu khác.
Hay để thỏa mãn những ham muốn trước mắt, nhiều gia đình lựa chọn sử dụng thẻ tín dụng hoặc vay tiền để tiêu dùng. Sau này, khoản nợ tăng dần không chỉ khiến họ gặp khó khăn tài chính mà còn ảnh hưởng đến cả tương lai sau này.
Việc theo đuổi quá mức sự tận hưởng trong cuộc sống hiện tại, sẽ trực tiếp làm suy yếu khả năng cải thiện chất lượng cuộc sống và tích lũy của cải của họ. Sự hài lòng ngay lập tức chỉ tồn tại trong ngắn hạn, nhưng hậu quả lại có thể kéo dài đến mãi sau này.
Nếu muốn thay đổi tình trạng trên, gia đình bạn cần phân cách rõ về chi tiêu cho “nhu cầu” và chi tiêu cho “mong muốn”. Chi tiêu cho “nhu cầu” là những khoản chi bắt buộc, còn chi tiêu cho “mong muốn” thì nên cắt giảm vì có chúng hay không cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống. Khi nhận ra được đâu là những khoản chi có giá trị, chúng ta mới có thể nhạy bén hơn với tiêu dùng. Tiếp theo, bạn cũng nên bỏ tâm lý “tiêu dùng cho thể hiện” và biết “sống trong khả năng của mình” để tình hình tài chính của gia đình ổn định hơn.
3. Không chịu học hỏi và cải tiến, thiếu tinh thần dám nghĩ dám làm
Ngày nay, việc tích lũy kiến thức, kỹ năng là cơ sở để xây dựng của cải cho một người, thậm chí là cho cả gia đình.
Nếu một thành viên trong gia đình không sẵn lòng học hỏi những kiến thức và kỹ năng mới, không thích ứng được với những thay đổi của xã hội thì kinh tế gia đình sẽ khó cải thiện.
Nhiều người có quan niệm sai lầm là chỉ cần bước qua tuổi đi học, có được công việc ổn định là không cần phải học gì mới. Thế nhưng trong thời đại không ngừng thay đổi, những điều thị trường lao động yêu cầu sẽ ngày càng tăng cao. Nếu bạn không chịu khó học hỏi những kỷ năng mới và theo kịp thời đại, rất có thể bạn sẽ bị loại bỏ.
Đặc biệt ngày nay với sự phổ biến ngày càng tăng của tin học và công nghệ, nhiều công việc truyền thống đang phải đối mặt với những thách thức mới.
Nếu không chủ động tiếp thu thêm kiến thức và kỹ năng, chúng ta có thể phải đối mặt với nguy cơ thất nghiệp và giảm thu nhập trong tương lai.
Quan trọng hơn, không khí học tập ở nhà sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến trẻ.
Nếu bản thân cha mẹ không chịu học hỏi và tiến bộ thì con cái họ có thể sẽ mất đi động lực và mục tiêu học tập trong môi trường như vậy.
Vì vậy, văn hóa học tập trong gia đình là rất quan trọng. Cha mẹ không chỉ nên động viên con chăm chỉ học tập mà còn phải làm gương cho con bằng cách không ngừng nâng cao và cải thiện chính mình.
Theo Toutiao-Theo phunuso.baophunuthudo.vn