Cho đến khi kiếm được gần 100 triệu đồng/ngày – mức thu nhập nhiều người mơ, bạn sẽ nhận ra chăm chỉ không phải là cách thức để bạn làm giàu.
Được nhiều người gọi với danh xưng ”vua pha lê” của Trung Quốc, Tào Đức Vượng là người sáng lập kiêm Chủ tịch của tập đoàn Fuyao Group – công ty chuyên sản xuất kính ô tô và kính công nghiệp hàng đầu Trung Quốc.
Không chỉ là một doanh nhân xuất sắc, ông còn là một nhà từ thiện hàng đầu ở Trung Quốc. Trong suốt từ 1983 đến 2019, ông đã quyên góp tổng cộng hơn 12 tỷ NDT dưới danh nghĩa cá nhân cho các hoạt động cứu trợ thiên tai, xóa đói giảm nghèo và hỗ trợ giáo dục.
Tào Đức Vượng có gia tài vài trăm tỷ NDT nhưng không ai có thể tìm thấy tên ông top 100 người giàu nhất. Vì phần lớn tiền của ông đã được quyên góp.
Người đàn ông này cũng nổi tiếng với những triết lý làm giàu được đúc kết sau nhiều năm lăn lộn trên thương trường. “Vua pha lê” cho rằng trong thế giới ngày nay, trí tuệ kém đồng nghĩa với nghèo khó. Nếu chỉ dựa vào chăm chỉ, bạn chỉ đạt được mức thu nhập trung bình của thị trường. Những người kiếm tiền bằng trình độ tri thức mới có thể kiếm được gấp 3-4 lần so với người thường.
“Khi có thể kiếm được 20.000-30.000 NDT/ngày (66-99 triệu đồng), bạn sẽ thấy rằng mình không thể kiếm được nhiều tiền đến như vậy nếu dựa vào chăm chỉ. Chăm chỉ giải quyết đúng được vấn đề cơm ăn, áo mặc. Kiếm được nhiều tiền hay không phụ thuộc vào tầm nhìn và khả năng tạo ra cơ hội”, Tào Đức Vượng khẳng định.
1. Về tầm nhìn
Thứ duy nhất giúp một người có thể thoát khỏi cuộc sống tầm thường và tạo ra bước đột phá chính là nuôi dưỡng tầm nhìn của mình. Nhà văn người Anh, Jonathan Swift từng cho rằng tầm nhìn là nghệ thuật thấy được những gì với người khác là vô hình.
Người đứng ở tầng 2 chỉ thấy lá rụng, nhưng đứng ở tầng 72 sẽ thấy cảnh sắc hùng vĩ của thành phố dưới chân. Vị trí và độ cao khác nhau, quan điểm và hành động sẽ khác nhau, thành tựu cũng vì thế thay đổi.
Tầm nhìn được ví như ngọn hải đăng, giúp cho người đi biển định hướng, không bị lạc trên biển cả mênh mông. Trong khi người có tầm nhìn xa chú tâm vào những điều cốt lõi và bỏ qua những chi tiết thừa thãi. Người có tư duy ngắn hạn lại chỉ chú tâm vào những điều nhỏ nhặt, vụn vặt và chi li. Người có tầm nhìn làm việc để theo đuổi đam mê, gây dựng sự nghiệp trong khi những người khác vật lộn với công việc nhàm chán, nặng nề để duy trì cuộc sống.
Vào một ngày tháng 10 năm 1883 ở vùng núi Tây Bắc nước Mỹ, có một cậu bé được sinh ra trong ngôi làng nghèo đói, thiển cận, mù chữ. Như bao trẻ em khác trong làng, cậu bé chấp nhận làm việc ở mỏ than với mức lương 1 đô la mỗi ngày. Có lẽ cậu sẽ trở thành công nhân mỏ vô danh, chật vật với cuộc sống nơi làng quê nghèo nếu không có một người đàn ông nói với cậu rằng cậu bé là một người sáng dạ, nếu được học hành đàng hoàng thì chắc hẳn sẽ gây ảnh hưởng trên thế giới.
Chính điều đó đã nâng tầm nhìn của cậu vượt ra khỏi ngôi làng hẻo lánh, đến nơi có trường học đầy đủ. Hơn thế nữa, điều này còn gieo hạt giống niềm tin vào bản thân vào trí óc cậu, để rồi hạt giống đó nảy mầm, bám rễ theo thời gian, giúp cậu vượt qua vô vàn những chướng ngại khác. Cậu bé đó chính là Napoleon Hill, tác giả của cuốn sách “Think and Grow Rich” (Nghĩ giàu, làm giàu) nổi tiếng mọi thời đại. Tầm nhìn đã thay đổi thành tựu cuộc đời con người một cách không ngờ.
Tuy nhiên có tầm nhìn nhưng không hành động, tầm nhìn của bạn cũng chỉ là mơ mộng hão huyền. Nếu ví thành công của một người như ngôi nhà thì tầm nhìn chính là kết cấu, kiến trúc. Kỹ năng, phẩm chất, kiến thức, và sự chăm chỉ của một người chính là nội thất của căn nhà. Cho dù kiến trúc có đẹp, nhưng thiếu đi nội thất thì căn nhà chẳng thể nào hoàn chỉnh. Vậy nên, mọi kế hoạch bạn vẽ ra sẽ mãi chỉ là giấc mơ nếu chúng không bao giờ được thực thi.
2. Cơ hội
Loài chó sói muốn bắt được mồi, không thể đứng một chỗ chờ đợi, mà phải chủ động đi săn. Cơ hội không thuộc về những người chỉ luôn chờ đợi mà không hành động. Trong môi trường làm việc cạnh tranh càng ngày càng khốc liệt cũng như vậy, nếu bạn chỉ biết chờ đợi, mà không biết cách tạo ra, thì cơ hội mãi mãi sẽ không đến với bạn.
Có những người trẻ sẽ nói rằng: “Tôi đã chuẩn bị tốt rồi, chỉ cần cơ hội xuất hiện, tôi sẽ nắm thật chắc nó!”
Đúng là cơ hội sẽ ở lại với người có sự chuẩn bị, nhưng “chuẩn bị” ở đây cũng không phải chỉ là nói cho có. Bạn cần thể hiện bằng hành động của mình, hãy nắm bắt, thậm chí là tự tạo ra cơ hội.
Người Do Thái luôn tin vào chân lý này. Họ cho rằng chỉ cần là những việc có thể làm được, thì nên lập tức hành động ngay, chứ không thể chỉ biết khẩn cầu sự giúp đỡ của Thượng đế.
Có thể, năng lực của bạn còn hạn chế. Song với những việc có thể làm, bạn cần nỗ lực làm tốt. Đồng thời, bạn nên để ý quan sát, tìm những cơ hội không dễ phát hiện, thậm chí tự tạo ra những cơ hội quý giá cho mình. Chỉ có như vậy, bạn mới có thể chiến thắng được hàng ngàn, hàng vạn đối thủ cạnh tranh.
Đinh Anh–Phụ nữ số