-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Phan Đăng Media
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Thật đáng tiếc là ngay cả khi bạn đã dẹp bỏ được mọi rào cản và chướng ngại trên đường, chặng đường hướng đến một đời sống hạnh phúc và thịnh vượng vẫn chưa phải là một con đường cao tốc phẳng như thủy tinh.
Nó vẫn còn có những khúc cua, những đoạn đường mút mắt, những ngã tư, trạm thu phí và, đặc biệt, những đoạn cần phải giảm tốc độ thích hợp.
Bất kì người nào – dù triết gia hay kẻ khờ dại, dù người quý phái hay kẻ ăn mày – đều được tự do đi lại trên các con phố lớn; họ luôn nhận biết một điều đơn giản là họ cần phải chung sống và tương tác với mọi người quanh mình.
Đúng thế, dù rằng còn có một vài ngoại lệ, mọi người cần phải tuân thủ một số nguyên tắc nhất định. Người ta có thể bước theo con đường tắt để hướng đến một ngọn núi xa xôi nào đó và hưởng “sự tự do hoàn toàn” ở đó – nhưng điều này chỉ xảy ra ở thời kỳ Đồ Đá và chỉ khi mọi người có thể tồn tại theo lối tự cung tự cấp mà thôi. Đến một lúc nào đó người ở ẩn cũng phải cần đến một mẩu bánh mì, một mảnh vải, hoặc một cánh tay trợ giúp của người khác. Khi đó tự nhiên anh ta đưa mình vào guồng máy của tập thể xã hội loài người.
Một công dân luôn bị cấm tham gia các vụ trộm cắp hoặc vi phạm đời sống hôn nhân, không được lừa gạt hay cản trở hàng xóm của mình, không được sử dụng bạo lực để đánh nhau, hoặc không được giả mạo chữ kí của người khác. Vì thế, nhìn chung các công dân không được tự do hoàn toàn trong suốt quá trình sinh sống của mình.
Vâng, rõ ràng là những hạn chế và những nguyên tắc này được đặt ra nhằm bảo vệ sự an toàn và ích lợi của toàn thể mọi công dân, và nhằm bảo vệ cơ cấu xã hội loài người.
Tôi nghĩ rằng hầu hết mọi người sẽ, nếu chúng ta phát biểu chân thành, phải thừa nhận rằng nhân loại không thực sự làm chủ được số phận của mình và họ cũng không thực sự là thuyền trưởng của con tàu vận mệnh của mình như họ thường nghĩ. Dù không ai có thể phủ nhận được điều đó, trong phạm vi giới hạn áp đặt lên họ, họ vẫn có được sự tự do cần thiết để thực hiện – về chính bản thân mình, về cuộc sống của mình, và về công việc của mình.
Một số người, điều này nghe có vẻ tồi tệ nhưng là sự thật, sẽ chẳng làm gì cả. Họ chẳng tiến về phía trước được chút nào cả, và họ chấp nhận thất bại như là một cái gì đó gắn liền với số phận của họ bởi vì họ từ chối không chịu nỗ lực trong mọi lĩnh vực đời sống. Họ là những người chỉ xứng đáng nhận được cái lắc đầu tội nghiệp từ người khác.
Một số người khác có thể chân thành nỗ lực nhưng họ lại thất bại vì những thiếu sót về trí năng hoặc những thiếu sót khác. Những người này xứng đáng được cảm thông, được thấu hiểu và xứng đáng được trợ giúp.
Những người còn lại sẽ thành công – thành công của họ lớn hay nhỏ tùy thuộc vào việc họ tự nhận định đúng khả năng của mình. Trong khi họ thường được mọi người trợ giúp từ nhiều mặt, thành công của họ phần lớn bởi tài năng và nỗ lực của chính họ.
Tuy nhiên, tôi nhận thấy rằng trước khi bất kỳ một cá nhân nào có thể bắt đầu phấn đấu, dốc toàn bộ sức lực của mình nhằm đạt được nguyện vọng trong đời, anh ta luôn nhận được những lời khuyên quý báu.
Theo kinh nghiệm và sự quan sát của tôi trong suốt những năm qua, tôi có thể kết luận rằng hầu hết các trường hợp thất bại là bởi vì người ta vẫn chưa hành động đủ độ cần thiết.
Vâng, tôi biết thế. Điều này nghe có vẻ nghịch lý. Nhưng, thật đáng tiếc, đây là sự thật về đại đa số mọi người. Điểm yếu cơ bản của họ có thể được mô tả rất ngắn gọn. Trong cả hai khía cạnh cuộc sống của họ, nghề nghiệp và đời sống riêng tư, họ không xác định được đâu là điều có thể, trong khả năng của họ, và đâu là điều không thể, ngoài khả năng của họ, bất kể họ có khả năng như thế nào.
Họ đặt mục tiêu của họ quá cao, và sau đó họ thất vọng khi hiểu rằng dù họ có cố gắng cách mấy họ cũng không thể nhắm trúng mục tiêu của mình.
Tôi còn nhớ một ủy viên nọ – chúng ta hãy tạm gọi anh ta là J – anh ta là người đã từng làm việc cho một trong số những công ty của tôi. Anh ta là người thông minh, có trình độ học vấn cao, có cá tính, có một gia đình hạnh phúc, dường như anh ta khá thích hợp với vị trí mà chúng tôi tuyển chọn.
Tuần trăng mật luôn trôi qua thật nhanh. Chúng tôi nhanh chóng nhận thấy rằng J không những không thể tiến về phía trước mà anh ta còn trượt dài về phía sau, kéo theo những ủy viên khác trong công ty. Toàn bộ công ty rơi vào tình trạng lúng túng, vô vọng vì hàng núi công việc không được hoàn tất, tất cả các kế hoạch chưa được thực hiện, những lời phàn nàn tức giận của khách hàng.
Chúng tôi không khó khăn lắm trong việc xác định nguyên nhân thất bại. J luôn mù quáng tỉn rằng bản thân mình – và cả công ty mà anh làm việc – có thể làm ra những phép mầu, có thể làm được bất kỳ việc gì và làm được mọi việc trong khoảng thời gian cực ngắn đến mức vô lý. Bất kể khách hàng muốn gì và cần gì, anh ta không ngần ngại cam kết thực hiện – nếu ngày mai không xong thì sang ngày mốt, anh ta tuyệt đối không từ chối bất kỳ một đơn đặt hàng nào.
Bất kỳ ai thiết tha thành công trong đời sống công việc cũng như đời sống tình cảm riêng tư đều phải liên tục cân nhắc và đánh giá nhằm xác định đâu là điều có thể và không thể thực hiện được trong từng hoàn cảnh và điều kiện khác nhau.Tóm lại, chúng ta cần phải phân biệt đâu là hạt lúa của những điều có thể và đâu là rơm rạ của những điều không thể trong đời sống công việc cũng như trong đời sống tình cảm riêng tư.
Khả năng phân biệt đâu là điều có thể và đâu là điều không thể thường hiếm khi nào là một khả năng thuộc bẩm sinh. Nó thường xuất hiện một phần nhờ bởi quá trình thử nghiệm và rút kinh nghiệm, nhưng chủ yếu – như nhiều người mong mỏi – xuất hiện qua việc phát triển khả năng lý luận và nhận định.Tuy nhiên, những câu hỏi sau đây có thể giúp được những cân nhắc quyết định :
– Mình đang cố gắng đạt được điều gì ?
– Tại sao mình nghĩ rằng những điều mình muốn thực hiện là có thể?
– Điều gì khiến mình nghĩ rằng đó là điều không thể ?
– Mình có được gì và mất gì qua việc này?
– Những yếu tố chẳng hạn như độ tuổi của mình, khả năng chịu đựng của mình, hoặc sức khỏe của mình có liên hệ gì đến kết quả đạt được không ?
Dĩ nhiên, đây chỉ là những câu hỏi mang tính gợi ý đóng vai trò là những câu hỏi kích thích khả năng lập luận của bạn. Quyết định cuối cùng luôn tùy thuộc vào từng cá nhân và từng hoàn cảnh.
Cách đây vài năm, một người nổi tiếng mời tôi đến nhà dùng bữa tối để mừng cho những chiến thắng của ông ta trong đời sống công việc cũng như trong đời sống riêng tư. Khi ấy ông ta đã được bảy mươi lăm tuổi, nhưng thoạt nhìn tưởng chừng là một người năm lăm tuổi, ông ta luôn đi bộ mỗi ngày và đặc biệt rất ghét việc lên giường ngủ trước hai giờ sáng.
Sau bữa tối, ông ta và chúng tôi – những khách mời của tối hôm ấy – bước sang phòng khách. Trong số những khách mời chúng tôi có một nhà báo, anh ta muốn nhân dịp này thực hiện một cuộc phỏng vấn ngắn gọn cho bài báo của mình. Anh ta bắt đầu trò chuyện với người chủ nhà, lịch sự khen ngợi ông ta về những thành công vượt bậc, khen ngợi thanh danh đáng quý của ông ta cũng như sự cường tráng của ông ta, và sau đó khéo léo chuyển cuộc trò chuyện này thành một cuôc phỏng vấn.
– Thưa ngài, ngài đã được rất nhiều những thành công khác nhau, báo chí và xã hội gọi ngài là một thiên tài. Ngài có nghĩ rằng mình là một thiên tài không ? – Tay nhà báo hỏi.
– Trời ơi, không! Ông ta bật cười to. Rõ ràng ông ta nói lời này rất thành thật – Việc là thế này, trước đây tôi vẫn không nhận ra được những yếu tố cơ bản, tiện đây tôi cũng xin nói rằng, những yếu tố cơ bản này luôn sẵn sàng cho tất cả mọi người cấu thành cái gọi là “thiên tài”.
– Và chính xác thì những “yếu tố cơ bản” đó là gì ? – Một người khác buột miệng xen vào.
Câu trả lời rất thẳng thắn : “Tôi muốn nói rằng có bốn yếu tố cơ bản như thế. Thứ nhất, bạn không phải lúc nào cũng tìm thấy món ăn mình muốn trên thực đơn. Thứ hai, dẫu sao thì bạn vẫn vó thể tìm được món có thể thỏa mãn cơn đói của mình và tương đối hợp khẩu vị. Thứ ba, trong khi ăn, bạn nên tuân theo một quy luật đơn giản là đừng bao giờ cắn một miếng quá lớn đến nỗi không thể nhai được. Thứ tư, điều này không có nghĩa là bạn phải cầu kỳ nhấm nháp tỉ mỉ từng chút một”.
Theo suy nghĩ của tôi, câu nói mang tính so sánh ẩn dụ ở đây cần được ghi nhớ trong tâm trí bạn. Trong những hoàn cảnh quyết định trong đời, bạn sẽ nhận thấy chúng sẽ là một người dẫn đường vô giá.
Bốn “yếu tố cơ bản” này đã giúp ích cho tôi rất nhiều trong đời
Rất nhiều lần.
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Phan Đăng Media
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Nguồn : Sách “Bạn muốn thành công”
Ảnh: Internet