Làm thế nào mà một sinh viên tốt nghiệp đại học tài chính lại có thể đứng đầu ở một trong những công ty khởi nghiệp tiêu biểu nhất ở Thung lũng Silicon?
Khi bước sang năm học cuối ở trường đại học, Dan Kan đã bắt đầu nộp đơn và xin ứng tuyển vào 35 công ty và hầu hết trong số đó đều thuộc lĩnh vực tài chính. Sau đó, vào thời điểm tốt nghiệp đại học Claremont McKenna năm 2009, Kan đều bị từ chối bởi gần như tất cả các công ty anh xin dự tuyển.
Tôi nhớ rất rõ khi tốt nghiệp đại học và chuẩn bị đi làm, ngành tài chính lúc đó được chú ý đến mức nhiều người phải thốt lên: “Đây đích thị là con đường để kiếm được nhiều tiền. Mọi người nên làm trong lĩnh vực này”, Ken chia sẻ trong một cuộc trò chuyện qua điện thoại với tờ Entrepreneur.
Tuy nhiên, bên cạnh đó có 2 cơ hội việc làm mở ra với Kan: dạy Tiếng Anh ở Hàn Quốc hoặc làm việc tại một công ty khởi nghiệp ở San Francisco có tên là UserVoice, một nền tảng giúp các doanh nghiệp thu thập được phản hồi của người tiêu dùng. “Tôi đã dấn thân vào khởi nghiệp”, Kan nói.
Hiện nay, khoảng sau 7 năm miệt mài, Kan là đồng sáng lập của Cruise Automation, một công ty khởi nghiệp mà General Motors đã mua vào tháng 3 với giá 1 tỷ đô la tiền mặt và cổ phiếu.
Vậy làm thế nào mà một sinh viên tốt nghiệp đại học tài chính lại có thể đứng đầu ở một trong những công ty khởi nghiệp tiêu biểu nhất ở Thung lũng Silicon? Thành công ấy có được là nhờ chút may mắn, những mối quan hệ phù hợp, sự mạo hiểm có kiểm soát cùng một phong thái điềm tĩnh. Kan cho biết anh đã đi đúng con đường cộng thêm có sự may mắn chiếu rọi.
Truyền thống startup bắt nguồn từ chính gia đình
Kan lớn lên trong một gia đình doanh nhân. Mẹ của anh bắt đầu kinh doanh, môi giới và thế chấp bất động sản vào những năm 1900 ở Seattle khi Kan lên 10 tuổi. Trước khi Google Maps ra đời, Kan cùng anh trai đã quét và sao chép các trang từ những cuốn bản đồ cỡ lớn, dán chúng lại với nhau và vạch ra những tuyến đường để mẹ anh tìm tới những căn nhà phục vụ cho mục đích kinh doanh của bà.
Justin, anh trai của Dan cũng là một doanh nhân. Justin đã chuyển tới San Francisco sau khi tốt nghiệp đại học và bắt đầu xây dựng kênh Justin.tv – nền tảng video trực tuyến vào năm 2006, sau này là kênh “Twitch”. Trong suốt cuộc đời, gia đình luôn là nguồn cảm hứng và điểm tựa cho Dan. Ngay cả khi đã trở thành đồng sáng lập của một tập đoàn kỳ lân trị giá 1 tỷ USD, Dan vẫn chọn sống chung cùng với những người anh trai của mình trong một căn hộ.
Dan chia sẻ một cách khiêm tốn rằng các mối quan hệ thân cận đã giúp anh ấy đặt chân tới cánh cửa của thung lũng Silicon. “Tôi sẽ không có chỗ đứng ở đây nếu không nhờ có sự trợ giúp từ phía anh trai mình cùng các cộng sự khác ở Twitch. Đó có lẽ là điều quan trọng nhất” Dan nói “Không chỉ có ý tưởng hay hiện thực hóa ý tưởng – thành công còn tùy thuộc cả vào mối quan hệ bạn có, những người bạn quen và những người đã giúp đỡ bạn”.
Cruise không phải quan trọng nhất đối với Dan
Một mạng lưới hỗ trợ sẽ đưa bạn tới vạch xuất phát nhưng nếu không có kiên trì, sự quyết tâm thậm chí sự nhẫn nại nhất định thì bạn không thể gây dựng nên một công ty khởi nghiệp trị giá hàng tỉ đô la.
Việc dám đương đầu với thách thức của Dan là yếu tố then chốt để khởi nghiệp thành công. Mọi người vẫn thường nghĩ rằng khởi nghiệp là rủi ro, mà đa phần là nỗi sợ thất bại. Dan thường hay lớn giọng “Sẽ như thế nào nếu…?” để khích lệ cộng sự tiến xa hơn – theo chia sẻ qua thư với tờ Entrepreneur của Nabeel Hyatt, một đối tác ở Spark Capital, cổ đông lớn của Cruise chuỗi A.
Hyatt nói rằng Dan không phải tuýp người mơ mộng, Dan rất sẵn lòng, hết mình vì công việc. “Dan có những kĩ năng theo sát đáng kinh ngạc, anh ấy luôn đảm bảo công việc hoàn thành, đó cũng là điều anh ấy vô cùng tự tin trước đồng đội. Dan còn luôn theo đuổi, truyền động lực, tham vọng cho bản thân và cả những người cộng sự” theo Hyatt.
Sau 2 năm làm việc tại UserVoicer và được khuyến khích bởi anh trai mình, Dan quyết định tách ra và thành lập công ty cho riêng mình.
Năm 2011, Dan ra mắt lần đầu Appetizely – một công ty chuyên xây dựng ứng dụng trên Iphone cho các nhà hàng nhằm đẩy mạnh các chương trình khuyến mại, phiếu giảm giá để thu hút khách hàng vào thời điểm lượng truy cập của người dùng thấp. Dan đã tạo ra được khoảng 30 apps trước khi Apple yêu cầu tất cả các apps Appetizely trên Iphone phải đồng nhất với nhau về mặt chức năng. Dan quyết định rằng nếu anh không cung cấp apps riêng cho mỗi nhà hàng thì lượng khách hàng biết đến cũng sẽ không nhiều. Bởi vậy, chỉ sau một vài tháng, Dan quyết định đóng cửa Appetizely.
Trong giai đoạn cuối năm 2011, Dan cho ra mắt Exec – được ví như trợ lí cá nhân cho người dùng khi họ yêu cầu. Khách hàng có thể yêu cầu dọn nhà cửa chỉ bằng sử dụng ứng dụng Exec. Dan đã lấy tính năng, dịch vụ này để làm kim chỉ nam cho công ty khởi nghiệp của mình ở San Francisco. Điều này đã giúp Dan gặt hái được nhiều thành công hơn tuy nhiên tham vọng của anh vẫn chưa dừng lại.
“Chúng tôi sáng tạo ra 1 ứng dụng cho phép bạn có thể yêu cầu, điều khiển bất cứ cái gì chỉ bằng thao tác bấm nút, sẽ có ai đó trợ giúp làm việc cho bạn thậm chí là việc giặt là và bất cứ công việc gì khác”. Dan nói: “Và vô hình chung chúng tôi đang dần chuyển sang mô hình kinh doanh dịch vụ dọn nhà cửa. Điều này với tôi không thực sự là niềm đam mê”. Năm 2014, Dan bán Exec cho Handy – một công ty chuyên kinh doanh dịch vụ này có trụ sở tại San Francisco và sau đó Handy đã thành công.
Trải qua nhiều sự kết thúc rồi lại làm mới, Dan đã nhìn ra được 1 dự án mà không bị tác động. “Ở Exec, anh ấy sẵn sàng đi cọ toilet cho khách hàng. Ở Cruise, anh ấy sẵn lòng chạy xe chỉ dẫn đường vào giữa đêm. Ở Dan luôn có sự tận tụy, chăm chỉ, hết lòng vì công việc và đó là điều rất cần thiết cho giai đoạn khởi nghiệp” theo Tristan Zier, giám đốc vận hành ở Cruise, người đã từng làm việc cùng Dan ở Exec.
Không phải chỉ có mình Zier thấy vậy về sự khởi nghiệp của Dan mà cả Amir Ghazvinian, một người bạn rất thân và cũng từng là một thành viên cốt cán ở Exec của Dan đã viết qua thư gửi tờ Entrepreneur “Daniel là một người có rất nhiều ý tưởng táo bạo và rất tự tin khi hiện thực hóa chúng. Anh ấy luôn suy nghĩ để tạo ra những sản phẩm cùng những trải nghiệm tốt hơn mà nó đã có. Ở bất cứ dự án nào có Dan thì công việc diễn ra rất suôn sẻ và hoàn thành rất tốt”
Khi Dan quyết định làm điều gì, anh ấy sẽ bắt tay làm tới cùng. “Dan là một trong những tuýp người duy nhất tôi gặp vô cùng bản lĩnh và quyết tâm trong việc biến ý tưởng thành hiện thực” theo chia sẻ qua mail tới Entrepreneur từ Emma Jones, một người bạn nữ ở trường đại học Claremont MCKenna cùng là cộng sự sau này của Dan ở Exec.
Sau khi bán Exec, Dan bắt đầu tìm kiếm cho mình hướng đi tiếp theo. Anh ấy biết Kyle Vogt từ rất lâu bởi vì Vogt từng là thành viên trong nhóm sáng lập kênh Justin.tv do Justin là người đứng đầu. Ngoài ra, khi còn là sinh viên đại học, Dan, Justin và Vogt đã từng có kì thực tập sinh cùng nhau.
Từ thời niên thiếu, Vogt đã hào hứng quan sát mô hình lái xe tự động. “Đó thực sự là đam mê của anh ấy” theo chia sẻ của Dan, người rất thích thú về việc lái xe tự động và đã mời Vogt về làm việc cho Cruise Automation vào năm 2014.
Một kì lân được ra đời
Ngay sau khi GM đồng ý mua Cruise Automation với giá 1 tỷ đô la, công ty khởi nghiệp có trụ sở tại San Francisco chuyên về công nghệ lái xe tự động đã gỡ hầu hết thông tin về công ty khỏi trang web của mình, ngoài hàng chục bài đăng tuyển dụng thông báo nó là một phần của nhà sản xuất ô tô Detroit. Và Dan, về phần mình, anh ấy cho rằng Cruise Automation là một phần của General Motors. Nhưng chắc hẳn công nghệ này vô cùng tuyệt vời để GM mua lại với giá trị lớn như vậy.
1 tỷ đô la được chia giữa Dan, người đồng sáng lập và Kyle Vogt – Giám đốc điều hành của Cruise Automation cùng 40 nhân viên khác của Cruise Automation đang làm việc tại công ty khởi nghiệp khi nó được mua lại từ các nhà đầu tư ban đầu. (Jeremy Guillory và Vogt đã kiện nhau về sự tham gia của người cũ trong việc thành lập công ty). Tuy nhiên, đó là một thỏa thuận rõ ràng. Dan đang có những bước nhảy vọt so với thời điểm mà Dan đã có thể bỏ bảy năm đại học, nếu anh ấy nhận một công việc ở ngân hàng uy tín nhất Phố Wall.
Dan cũng trở nên nổi tiếng trong cộng đồng doanh nhân. Phóng viên này đã bắt gặp Dan lần đầu tiên khi anh đang nghe điện thoại trước khi anh chuẩn bị lên sân khấu để chia sẻ tại Tuần lễ Khởi nghiệp của trường Đại học Công nghệ và Khoa học Thông tin bang Pennsylvania. Cậu bé trước đây đã không thể tìm được công việc mình muốn khi tốt nghiệp đại học, giờ đây đã trở thành câu chuyện thành công trong mắt công chúng.
Chủ nghĩa thực tế cấp tiến và sự trầm tĩnh
Dan vô cùng điềm tĩnh trước ánh đèn sân khấu bởi vì đó là con người anh ấy. Trong suốt những thăng trầm gắn liền với khởi nghiệp ở thung lũng Silicon, Dan vẫn lí trí và điềm tĩnh. Anh cho rằng căng thẳng chỉ làm trầm trọng hóa vấn đề. Sự mạo hiểm cùng sự nhiệt huyết sẵn có là phương châm làm việc lý tưởng cho cuộc sống khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon.
“Một điều chắc chắn rằng tôi đang mạo hiểm tìm kiếm rất nhiều thứ”, Dan nói. Chủ nghĩa thực tế trong con người anh ấy thể hiện đơn giản ở việc khi anh ấy gặp một vấn đề, anh ấy không nản lòng mà tìm ra giải pháp. “Cách tôi tiếp cận là mọi vấn đề, hoặc mọi tình huống có thể khiến bạn căng thẳng, nó chỉ là một vấn đề khác mà bạn phải giải quyết. Vì vậy, nếu bạn có thể suy nghĩ về nó một cách thấu đáo, hãy bình tĩnh và tự trấn an: ‘Được rồi, mình sẽ làm gì để giải quyết công việc này’. Đó là cách chúng tôi tiếp cận mọi thứ ở Cruise và cũng cách tôi tiếp cận mọi thứ trong cuộc sống của mình”.
Ghazvinian cho biết: “Dan là người có óc phân tích cao, bạn biết rằng mọi ý tưởng sẽ được anh ấy đánh giá một cách logic và công bằng, và đưa ra các giải pháp phù hợp với các khía cạnh của bất kỳ vấn đề nào anh ấy đang gặp phải. Anh ấy không bao giờ nản lòng trước một vấn đề lớn. Thậm chí ngay cả khi có những vấn đề phát sinh không tránh khỏi, Dan không bao giờ bị rối. Anh ấy nhận ra vấn đề và lên phương án, kế hoạch giải quyết vấn đề ngay tức khắc”.
Khi công ty đang vận hành tốt, Dan nói: “Tôi không nghĩ rằng mình sẽ thành lập công ty. Và càng không nghĩ mình gây dựng nên phương tiện tự động”.
Dan nói: “Điều lớn lao là, đối với tôi, nó thật bất ngờ. Nhưng bây giờ tôi không thể nhìn thấy một cách khác mà tôi có thể có tác động lớn hơn đến thế giới. Và điều quan trọng đối với tôi là được làm những điều mà mình thích và mình muốn làm”. Và với hàng chục ngân hàng đã từ chối nhận Dan vào làm, “Tôi hoàn toàn cảm ơn vì điều này” Dan nói.
(Entrepreneur)-Theo Đình Trọng–Trí thức trẻ