Các nhà kinh tế học nhìn vào những thứ đang diễn ra và cố kiểm soát chúng. Tuy nhiên, đó lại là tư duy cản trở bạn trở nên giàu có. Tiền bạc chạy từ người cố giữ nó sang người dám mạo hiểm.
Việc bạn học cách sử dụng tiền từ ai và như thế nào là yếu tố quyết định. Vì sao 20% người giàu chiếm 80% tài sản của thế giới? Chỉ cần một từ có thể giải thích gốc rễ vấn đề này: “Khan hiếm” – khái niệm biểu thị mối quan hệ giữa tính có hạn của nguồn lực kinh tế và tính vô hạn của nhu cầu xã hội về hàng hóa và dịch vụ.
Đó là lý do các chuyên gia kinh tế tìm cách để quản lý tài chính, khiến họ không dám mạo hiểm và khó trở nên giàu có.
Nhà kinh tế học là người quản lý những gì đang tồn tại và diễn ra. Ngay từ định nghĩa này, bạn có thể thấy vì sao sinh viên hay giảng viên các ngành kinh tế lại có những người không trở nên giàu có.
Nguyên nhân là bởi họ luôn muốn cân bằng những gì đang có, ít khi nào nghĩ đến việc tạo ra nhiều hơn. Lý do thứ hai là khi họ có cơ hội, dựa vào những gì được dạy ở trường lớp, họ lo lắng về cái được và mất, không dám mạo hiểm, hay còn gọi là “chi phí cơ hội”.
Quản lý là một kỹ năng tốt và cần thiết, nhưng kinh tế thế giới vốn không thực hiện bước tiến lớn chỉ với cách cân bằng mọi yếu tố.
Trong khoảng 300 năm qua, nhờ có những nhà đầu tư, kinh doanh mạo hiểm, tài chính thế giới đã có sự thay đổi chóng mặt. Một nền kinh tế tuyệt vời không phải là một sản phẩm của quản lý tuyệt vời. Một nền kinh tế tuyệt vời là một sản phẩm của phát minh, đổi mới và khám phá.
Nếu bạn vẫn còn đang mơ hồ, hãy lấy thử ví dụ minh họa. Nếu hỏi một nhà kinh tế học giỏi khoảng 1 thế kỷ trước, thử tiên đoán về tình hình tài chính ngày nay, với dân số toàn cầu mới nhất, bạn nghĩ họ sẽ nói gì? Họ chắc chắn sẽ không biết sự tồn tại của Internet – thứ ảnh hưởng quan trọng đến tình trạng kinh tế hiện nay.
Đấy chính xác là quy luật đang vận hành, các nhà kinh tế học đang ra quyết định dựa vào những gì đang sẵn có, họ cho rằng ngày mai cũng sẽ giống hôm nay. Nhưng đâu có ai biết trước được tương lai?
Ai đang giảng dạy về tiền bạc?
Triệu phú và tỷ phú nổi tiếng được coi là những nhân tài đặc biệt. Nhưng họ cũng chỉ là con người bình thường. Thứ tạo nên sự khác biệt là họ biết tập trung vào thứ giúp kiếm ra nhiều tiền và cách sử dụng tiền sau khi thành công.
Những người thành đạt thường chia sẻ về cách họ làm giàu bằng những quy tắc, đường đi sao cho đơn giản nhất. Thế nhưng chúng ta đã bị nhồi nhét quá nhiều bởi những luồng thông tin sai lệch, khó có thể thay đổi và những kiến thức này thường đến từ trường học.
Trường học dạy về kinh tế, không phải về tiền bạc.
Có sự khác biệt sự giảng dạy kinh tế và tiền bạc. Kinh tế học nghiên cứu về sự “khan hiếm”, tiền bạc nghiên cứu về giá trị và cách tạo ra giá trị. Mọi người đang cố tìm hiểu về tiền bạc thông qua các bài giảng về kinh tế. Một khi đã bị ảnh hưởng bởi ý tưởng về sự “khan hiếm” này, bạn khó lòng thay đổi tư duy về tiền bạc.
Đây là lý do vì sao các tỷ phú chúng ta thấy thường là tự thân lập nghiệp, dừng việc học sớm hoặc sinh ra trong một gia đình giàu có, nơi có tư duy tiền bạc khác biệt và có hiệu quả.
Sự hiểu biết của bạn phản ánh kết quả việc bạn lắng nghe ai. Những nhà kinh tế học giảng dạy về tiền bạc và bạn sẽ có tư duy tài chính giống hệt họ. Giới truyền thông thường khi phỏng vấn những nhà triệu phú hay tỷ phú, họ sẽ chỉ được hỏi về bản thân và ý kiến chứ ít khi được xin lời khuyên về tài chính.
Nếu có một cuộc tranh cãi giữa nhà kinh tế và một tỷ phú, chắc chắc nhà kinh tế sẽ thắng bởi họ logic hơn, nhưng hãy nhìn vào thực tế, họ vẫn đang làm thuê để giúp các nhà tỷ phú trở nên giàu có hơn.
Các nhà kinh tế nghiên cứu và viết báo cáo tài chính nhưng điều đáng nói ở đây rằng chính báo cáo này là thứ khiến chúng ta giới hạn bản thân, thận trọng quá mức. Cũng giống như cuộc thi chạy 1 dặm trong 4 phút, mới đầu khi không ai hoàn thành được việc này, các nhà khoa học sẽ ngay lập tức cho rằng cơ thể người không đủ thế chất để đáp ứng.
Có một câu chuyện về hiện tượng này. Một giáo sư đưa ra đề bài cho lớp và nói: “Các giáo sư khác đều đã thử và không giải được”, các sinh viên cũng bắt tay và làm nhưng dần bỏ cuộc. Giáo sư sau đó đi ra ngoài, một cậu sinh viên đến muộn vào lớp và ngay lập tức giải được câu hỏi dù cậu không phải là một trong những sinh viện giỏi nhất.
Tư duy để trở nên giàu có
Hãy nghĩ về số lần trong một ngày bạn nghe những từ như không đủ, quá tệ, cần thiết, không có, thiếu thốn, tệ hại… Những từ này liên quan mật thiết với khái niệm “khan hiếm” và phản ảnh tư duy của bạn về tài chính.
Vậy đâu là những từ giúp mọi người trở nên giàu có? Đó là “dồi dào, dư thừa, giàu có…” – tư duy mọi thứ đều vô hạn. Tại trường lớp, mọi người thừa được dạy rằng nguồn tài nguyên có hạn, người khác nhiều lên thì ai đó sẽ vơi bớt đi. Nhưng hoàn toàn không phải vậy.
Vì vậy, hãy cứ nghĩ lớn đi. Thế giới có nhiều tài sản, tiền bạc chờ đợi ai biết giải quyết các vấn đề. Nếu bạn tìm ra giải pháp, bạn có quyền sở hữu chúng.
*Theo Medium – An Phương –Theo Nhịp sống kinh tế