Theo ông Hoàng Trung Dũng, việc không có tiền có thể khiến bạn rơi vào trạng thái bất lực, nhìn thấy cơ hội mà không thể đón đầu, từ đó dẫn đến việc sự nghiệp bị cản trở.
Tiến sĩ Hoàng Trung Dũng là Chủ tịch Tổ chức giáo dục Kingsman, đồng thời là Chủ tịch chuỗi Công ty quốc tế về chăm sóc sức khỏe và làm đẹp Oceanista, Rose’s choice, Vita Leaf,… Với vai trò là một người thầy, ông luôn tận tâm giảng dạy, chia sẻ chân thành những góc nhìn kinh tế độc đáo, các kỹ năng và bài học thiết thực đến mọi người.
Bên cạnh đó, ông cũng tích cực chia sẻ những triết lý sống trên mạng xã hội. Ông tâm niệm rằng, nếu bạn thực tâm giúp đỡ người khác phát triển, giá trị thực của bạn cũng sẽ được tôn vinh.
Trong một lần chia sẻ trên trang cá nhân TikTok, ông Hoàng Trung Dũng cho rằng người giàu thì giàu mãi, nghèo thì nghèo mãi. “Ai chẳng biết là mua miếng đất kia 10 tỷ đồng, chỉ cần đợi 1 tháng sau bán được 15 tỷ đồng. Nhưng vấn đề là anh có tiền để mua được mảnh đất 10 tỷ đồng, còn tôi không có tiền thì sao mua được. Ai chẳng biết ‘ném’ tiền vào thị trường chứng khoán năm vừa rồi trung bình 36%, trong đó có những má chứng khoán tăng gấp đôi hoặc gấp 3.
Thế nhưng vấn đề rằng, người ra mua hàng triệu cổ phiếu, mình không có tiền mua 10 cổ phiếu thì không ăn thua, vì thế nên người giàu cứ giàu, người nghèo mãi nghèo. Vì đơn giản người ta có tiền, còn mình thì không… Họ có tiền nhờ tích luỹ trong nhiều năm. Còn chúng ta không có tiền, nhìn thấy cơ hội nhưng sẽ không làm gì được. Tôi cảm thấy rất tiếc, rất buồn, rất đồng cảm”, ông Dũng nhấn mạnh.
Cũng trong một video khác, ông Hoàng Trung Dũng chia sẻ xã hội phân làm 4 kiểu người. Trong đó, người khôn ngoan thường nằm ở kiểu thứ 4.
– Kiểu người đầu tiên là những người “không biết là mình không biết”. Đây là kiểu người ở cấp thấp nhất. Họ không biết là mình thiếu kiến thức, hoàn toàn mù mịt mọi thứ.
– Những người “biết là mình không biết” sẽ được xếp ở kiểu thứ 2. Họ nhận biết được rằng bản thân vẫn còn kém cỏi, nhưng cứ “giậm chân tại chỗ”, không chịu tiếp thu những điều mới lạ.
– Những người “biết là mình biết” nằm ở kiểu thứ 3. Đây là kiểu người chịu khó học hỏi và tự nhận thức được mình đã đạt tới một trình độ nhất định.
– Cuối cùng, kiểu thứ 4 là những người xuất sắc nhất, được mọi người ngưỡng mộ. Đây là kiểu người “không biết là mình biết”. Họ có nhiều trải nghiệm, kiến thức uyên bác nhưng luôn cho rằng bản thân chưa biết gì, cảm thấy những điều mà mình biết chưa bao giờ là đủ. Những người này luôn cẩn trọng trong công việc, có sự nghiêm túc cao và tinh thần cầu thị lớn. Đây chính là kiểu người cao nhất trong xã hội.
Nhiều tỷ phú trên thế giới nói gì về đồng tiền?
Bill Gates là một trong những người sáng lập Microsoft, ông đã bộc lộ tài năng kinh doanh và công nghệ máy tính phi thường khi còn trẻ. Tuy nhiên, thành công của ông không chỉ nhờ kỹ năng, tài năng mà còn nhờ sự hiểu biết về tiền bạc.
Trước hết, Bill Gates rất coi trọng giá trị của đồng tiền. Ông tin rằng chỉ khi có đủ của cải, chúng ta mới có thể tạo ra giá trị tốt hơn cho bản thân và người khác. Vì vậy, ông đã làm việc chăm chỉ và đầu tư để trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Thứ hai, Bill Gates có hiểu biết độc đáo của riêng mình về việc phân phối của cải. Ông tin rằng sự giàu có nên được sử dụng để tạo ra giá trị xã hội lớn hơn thay vì chỉ để thỏa mãn ham muốn cá nhân. Vì vậy, ông đã cam kết làm từ thiện và có những đóng góp to lớn cho y tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo toàn cầu và các lĩnh vực.
Tuy nhiên, Bill Gates không phải là người “tiền là trên hết”. Ông từng nói: “Nếu tôi chỉ là một cỗ máy kiếm tiền thì tôi không phải là một con người thực sự”. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của giá trị xã hội và ý thức sứ mệnh của con người, tin rằng một người nên sử dụng sự giàu có của mình để tạo ra nhiều giá trị hơn cho người khác và xã hội. Tóm lại, thành công và hạnh phúc của Bill Gates không thể tách rời khỏi kiến thức về tiền bạc và quan điểm đúng đắn về tiền bạc của ông.
Tỷ phú Trung Quốc – Jack Ma từng có câu nói nổi tiếng liên quan đến tiền bạc: “Tiền bạc giống như đồ lót. Bạn phải có nó, nhưng không cần phải chứng minh điều đó với tất cả mọi người. Lập nghiệp cũng giống như mang thai. Bạn phải có đủ tháng. Nếu bạn lo lắng, bạn sẽ dễ gặp nguy hiểm”. Câu này thể hiện cách ứng xử trong cuộc sống. Thái độ đối với tiền bạc và sự nghiệp cũng chỉ ra con đường để chúng ta cân bằng giữa tiền bạc và sự nghiệp.
Tiền là nền tảng của cuộc sống, nhưng chúng ta không nên khoe khoang và so sánh quá nhiều. Chúng ta phải học cách hài lòng, trân trọng những gì mình có, đồng thời nỗ lực nâng cao năng lực và phấn đấu để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Nguồn: TikTok Hoàng Trung Dũng, Toutiao- Ứng Hà Chi–Đời sống & pháp luật