Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết sau cuộc gặp các Đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) từ 27 quốc gia rằng, Trung Quốc và EU sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận đầu tư của họ.
Bộ trưởng Vương Nghị nhắc về triển vọng của thỏa thuận Trung Quốc – EU
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cho biết sau cuộc gặp các Đại sứ Liên minh Châu Âu (EU) từ 27 quốc gia rằng, Trung Quốc và EU sẽ sớm hoàn tất thỏa thuận đầu tư của họ. Thỏa thuận này đã được đàm phán trong 7 năm.
Ông Vương Nghị là quan chức cấp cao đầu tiên của Trung Quốc nói về triển vọng của thỏa thuận, sau khi một thỏa thuận về nguyên tắc giữa Trung Quốc và EU đã đạt được nhanh chóng, chỉ vài tuần trước thời hạn cuối năm.
“Trung Quốc và châu Âu đang hy vọng đạt được sự đồng thuận về thỏa thuận đầu tư toàn diện,” ông Vương nói với các đại sứ, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
“Một lần nữa Trung Quốc-EU đã chứng minh được rằng hợp tác giữa họ lớn hơn nhiều so vơi cạnh tranh, đồng thuận lớn hơn nhiều so với khác biệt. Hai bên là đối tác hợp tác cùng có lợi với mối quan hệ đầy triển vọng,” ông Vương nói.
Tuyên bố của phái đoàn Liên minh châu Âu tại Trung Quốc cho biết, Đại sứ Nicolas Chapuis đã nhắc lại mục tiêu hoàn tất các cuộc đàm phán cho hiệp định vào cuối năm 2020. Ông cũng ghi nhận tiến bộ trong các cuộc đàm phán đang diễn ra và cả hai bên liên tục liên lạc để giải quyết các vấn đề còn tồn tại.
Điều chưa từng có mà Bắc Kinh đã thực hiện
Trung Quốc và EU đã mất 7 năm để đàm phán về thỏa thuận lịch sử này. Bắc Kinh đã thực hiện bước đột phá trong tháng này khi đồng ý mở cửa thị trường cho các doanh nghiệp EU trong nhiều lĩnh vực nhằm đổi lại quyền tiếp cận một phần lĩnh vực năng lượng của khu vực, nguồn tin tóm tắt về các đàm phán cho biết.
Trong cuộc gặp với các đại sứ EU, ông Vương cho biết, quan hệ Trung Quốc – EU đã trải qua một năm bất thường vì đại dịch Covid-19, nhưng hai bên đã cố gắng tập trung vào hợp tác.
“Là hai lực lượng quan trọng trong quá trình đa phân cực, Trung Quốc và châu Âu nên hợp tác để mang lại sự ổn định hơn cho thế giới. Tình hình càng phức tạp thì việc duy trì liên lạc và đối thoại lại càng phải khách quan và hợp lý hơn,” ông Vương cho biết.
Một điều vướng mắc
Các nhà quan sát ngoại giao cho biết Thỏa thuận toàn diện về Đầu tư (CAI) được hoàn tất sẽ mang lại cho mối quan hệ của Trung Quốc-EU sự thúc đẩy cần thiết khi phải đối mặt với những rắc rối từ Washington, tuy nhiên ngay cả điều đó cũng không thể làm dịu lập trường của Brussels đối với Bắc Kinh.
Một điểm được nhiều thành viên trong số đại diện 27 quốc gia liên tục trình bày tại cuộc họp kín ở Brussels là yêu cầu Trung Quốc cam kết những thỏa thuận về lao động.
Theo các quan chức EU, việc Bắc Kinh từ chối phê chuẩn các tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế về quyền lợi cho lao động tại một số khu vực sẽ gây khó khăn về mặt chính trị cho Nghị viện châu Âu – nơi đưa ra sự tán thành quan trọng để thực hiện quá trình xác thực thỏa thuận.
Thành viên chủ chốt của Nghị viện châu Âu đã cân nhắc về thỏa thuận EU-Trung Quốc, nói rằng số phận của thỏa thuận sẽ phụ thuộc vào những vấn đề xoay quanh hoạt động lao động ở Tân Cương.
Chủ tịch Ủy ban Thương mại Quốc hội Bernd Lange cho biết trên Twitter: “Việc làm thế nào để vấn đề về lao động được giải quyết trong CAI sẽ quyết định số phận của thỏa thuận. Ủy ban Quốc hội sẽ đánh giá CAI dựa trên văn bản cuối cùng và chúng tôi sẽ giành thời gian cho công việc này,” ông bổ sung.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Uông Văn Bân cho biết Trung Quốc và EU nên tận dụng đầy đủ mọi cơ hội để thúc đẩy hợp tác, tuy nhiên khẳng định không có việc không bảo đảm quyền lợi cho lao động ở Tân Cương.
“Những tuyên bố về vấn đề ở Tân Cương là không có cơ sở,” ông Uông nói.
Theo tuyên bố, phía EU đã đưa ra những vấn đề về lao động, biến đổi khí hậu, phản ứng của Trung Quốc đối với đại dịch Covid-19 và tác động của các hạn chế liên quan đối với các doanh nghiệp và công dân châu Âu.
Theo Tổ Quốc