Vào cuối năm là thời điểm mà nhiều người sẽ phải tham dự các cuộc họp bộ phận để đưa ra bản báo cáo tổng kết và phương hướng chủ trương mới.
Một khi đã nắm được vũ khí báo cáo công việc này trong tay thì sự nghiệp của bạn đảm bảo sẽ như cá gặp nước, ngày càng được lãnh đạo đánh giá cao, dẫu sao thì ai cũng thích một người cộng sự làm việc logic và giỏi tương tác.
Bạn có báo cáo công việc tốt hay không? Thường sẽ quyết định việc bạn sắp xếp công việc trong năm tới và định hướng con đường phát triển sự nghiệp trong tương lai của bạn. Điều quan trọng nhất là phải chăm chỉ.
Anh Tiểu Lâm (Trung Quốc) tuy làm việc rất nghiêm túc nhưng cuối buổi báo cáo, lãnh đạo hỏi định hướng cho công việc của anh trong năm tới, nhưng anh ấy lại do dự vì chưa chuẩn bị được gì. Dù lãnh đạo muốn thăng chức cho anh ấy nhưng đã rất thất vọng.
Để bản thân bạn không vướng phải tình huống tương tự, có 3 mẹo nhỏ bạn có thể áp dụng không những vừa lòng sếp mà còn được đánh giá tốt.
1. Xây dựng bản thảo chi tiết cho mỗi cuộc họp
Khi Tiêu Châu (Trung Quốc) tham gia một cuộc họp, lãnh đạo đột nhiên yêu cầu cô ấy báo cáo về công việc của mình, trong buổi họp này có lãnh đạo của nhiều bộ phận khác và được coi là khá quan trọng.
Mặc dù, biết đây là một cuộc họp quan trọng, nhưng cô ấy đã chủ quan và không có bất kỳ sự chuẩn bị nào, rất nhiều số liệu cần nêu ra nhưng cô đã hoàn toàn quên mất, cuối cùng lãnh đạo hỏi thêm vài câu, nhưng cô lại không nói nên lời.
Dần dần, sếp mất kiên nhẫn và một cuộc họp giao ban trở thành một cuộc họp phê bình, Tiêu Châu bị mắng rất nặng, cô ấy tự trách mình vì đã lười biếng.
Để tham gia bất cứ cuộc họp nào ở nơi làm việc, mọi người phải chuẩn bị trước bản thảo và làm rõ tính logic của báo cáo, không được nước đến chân mới nhảy điều đó chỉ khiến bản thân ngày càng tệ hơn mà thôi.
Việc xây dựng được một mẫu báo cáo công việc hoàn chỉnh không phải bắt tay ngay vào viết mà bạn cần lập bản thảo chi tiết. Điều này giúp bạn đi đúng hướng và tránh được các thiếu sót trong bài báo cáo của mình. Hơn nữa, nó cũng giúp bạn tiết kiệm được đáng kể thời gian nên tuyệt đối đừng bỏ qua bước này.
Hay thậm chí là trước khi nói, bạn có thể đưa chủ đề muốn diễn đạt trong buổi họp ngày hôm ấy lên điện thoại hoặc viết ra giấy để ghi nhớ, từ đó sẽ tạo thói quen ngày càng tốt hơn.
2. Quan sát thời gian, phán đoán tình huống dựa theo không khí của buổi họp
Người lãnh đạo yêu cầu bạn góp ý trong cuộc họp không phải để bạn tự cao và trở thành người chỉ trích mà để bạn bày tỏ quan điểm.
Một lần nọ, Tiêu Châu được lãnh đạo các phòng ban khác gọi đi họp. Thực tế thì vị lãnh đạo lớn nào cũng có rất nhiều công việc nên họ khá là mệt mỏi và kiệt sức. Sự cáu kỉnh đã tràn ngập khắp văn phòng và nhiều nhân viên vẫn đang trình bày rất dài dòng, lan man.
Thực tế cho thấy, những người càng xuất chúng hay người có kỹ năng phán đoán tốt họ sẽ càng kiểm soát được thời gian, biết đánh giá tình hình và biết cách thể hiện bản thân khi gặp một nhà lãnh đạo lớn.
Do đó, khi lãnh đạo đặt câu hỏi bạn cũng nên quyết định xem bài phát biểu hiện tại của mình có cần dài hay không, nên lựa theo không khí của cuộc họp. Hãy đưa ra ý kiến trọng tâm, đi đúng vấn đề, tránh lan man dài dòng.
3. Đưa ra nhiều đề xuất, ít nhận xét hơn
Khi gia nhập bất cứ một công ty nào, tại cuộc họp quan trọng lãnh đạo yêu cầu bạn phát biểu và đưa ra những quan điểm khác nhau về một vấn đề, đừng chỉ biết nhận lỗi khi chưa làm được tốt mà cuối cùng phải đưa ra được ý kiến của bản thân.
Hay trong những trường hợp, khi lãnh đạo yêu cầu bạn đóng góp ý kiến, điều này không thực sự cho phép bạn phê bình ai hay điều gì đó trước những người tham gia, mà chính xác là bạn cần đưa ra những đề xuất hợp lý để thúc đẩy công việc của lãnh đạo.
Trên thực tế, người lãnh đạo càng yêu cầu bạn đặt những câu hỏi mang ý nghĩa giải pháp thì bạn càng phải đề cập đến những quan điểm mà người lãnh đạo đưa ra, để có thể nhận được sự đồng tình của sếp.
Những đề xuất, giải pháp được đưa ra trong bản báo cáo không cần quá cao siêu nhưng nó phải xoay quanh và sát với vấn đề. Việc thực hiện điều này trước tiên sẽ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp và sau đó giúp bạn thể hiện khả năng quan sát, tư duy của mình. Ngoài ra, nó cũng hỗ trợ rất lớn với việc phát triển con đường sự nghiệp cho bạn.
Trong bất cứ môi trường làm việc nào, chính sự va chạm ý kiến giữa con người với nhau là sợi dây giao tiếp cần thiết cho sự tồn tại của nơi làm việc.
Khi gặp lãnh đạo yêu cầu bạn đưa ra ý kiến, bạn phải ghi nhớ ba điểm trên và đừng hấp tấp đưa ra nhận xét luôn nếu không sẽ tự hủy hoại tương lai của chính mình.
Tagore đã từng nói: “Đèn trong phòng tắt, nhưng tôi không sợ bóng tối, vì trên bầu trời luôn có những vì sao”.
Trong cuộc sống này dù muốn hay không thì bạn cũng sẽ trải qua rất nhiều ngã rẽ. Nhưng chỉ cần chúng ta không ngừng học hỏi và đúc kết kinh nghiệm từ thực tế, bạn sẽ tiến bộ không ngừng và thực sự thành công.
*Nguồn: Toutiao-Khánh Linh–Theo Nhịp sống kinh tế