Trước khi qua đời, Lưu Bị đã nói ra nguyên nhân vì sao ông không trao nhiều quyền hạn cho Triệu Vân bằng những tướng lĩnh khác.
Nhắc đến “Thường thắng tướng quân” Triệu Tử Long thời Tam Quốc, chắc hẳn mọi người đều không hề xa lạ.
Trong Tam quốc, Triệu Tử Long, hay cũng chính là Triệu Vân, được coi là một nhân vật tương đối đặc biệt. Nếu luận về võ lực, ông không bằng Quan Vũ và Trương Phi; nếu nói về mưu lược, ông lại kém xa Gia Cát Lượng.
Xét theo tổng thể và đứng chung hàng ngũ với những nhân vật hiển hách khác, có lẽ nhiều người cho rằng Triệu Vân là một vị tướng bình thường, thậm chí chỉ là “bảo kê” của Lưu Bị. Tuy nhiên, trên thực tế, Triệu Vân là một lương tướng tài hiếm có, được sử gia và hậu thế đánh giá khá cao.
Song, trong tác phẩm “Tam Quốc diễn nghĩa” lẫn chính sử, chúng ta biết Triệu Vân cả đời không được Lưu Bị trọng dụng. Mặc dù có tên trong Ngũ Hổ thượng tướng, nhưng đây là vinh dự, không phải thực quyền. Vì sao lại nói như vậy?
Võ công của Triệu Vân thua Quan Vũ và Trương Phi, nên không được Lưu Bị trọng dụng bằng, đó còn chưa kể hai người kia vốn là huynh đệ kết nghĩa của Lưu Bị.
Nếu so với Mã Siêu, cùng thuộc Ngũ Hổ thượng tướng, thế mà trong tay có hẳn một đội quân của riêng mình. Trong khi đó Triệu Vân chỉ có thể đứng bên cạnh Lưu Bị, giữ nhiệm vụ bảo vệ sự an toàn cho chủ tử. Thậm chí, ngay cả với Ngụy Diên thì Triệu Vân cũng không thể so sánh được.
Cả đời theo Triệu Vân chinh chiến trận mạt, hơn 70 tuổi còn dốc sức già cho Thục quốc và Gia Cát Lượng (sau khi Lưu Bị qua đời). Thế mà Triệu Vân lại trở thành “vị tướng không được Lưu Bị trọng dụng nhất” thời Tam Quốc. Điều này khiến hậu thế không khỏi bất bình và khó hiểu.
Ít ai biết rằng, trước khi qua đời, Lưu Bị đã nói ra nguyên nhân vì sao ông không trao nhiều quyền hạn cho Triệu Vân bằng những tướng lĩnh khác.
Cuối thời Đông Hán, Triệu Vân được tiến cử đi theo Công Tôn Toản, nhưng vẫn không được trọng dụng. Sau này thông qua Công Tôn Toản, Lưu Bị mới quen biết với Triệu Vân. Công Tôn Toản dâng tấu thư với Hoàng đế đề bạt Lưu Bị làm Biệt bộ tư mã, hơn nữa còn phái Lưu Bị chống Viên Thiệu. Triệu Vân theo Lưu Bị xuất chinh, chấp quản đội kỵ binh. Sau đó vì huynh trưởng qua đời, Triệu Vân xin từ chức với Công Tôn Toản, Lưu Bị và Triệu Vân lưu luyến không nỡ cáo biệt.
Nhớ lúc trước Triệu Vân vì cứu con trai Lưu Bị ở trận Trường Bản, một mình xông vào trong đại quân nước Ngụy, cứu Lưu Thiện thoát khỏi hung hiểm. Khi Triệu Vân còn chiến đấu với quân Ngụy, có người bên cạnh Lưu Bị cáo trạng Triệu Vân phản bội.
Lưu Bị vừa nghe liền ném vũ khí trong tay về phía người nọ, nói: Triệu Vân sẽ không bỏ ta mà đi. Qua đó có thể thấy Lưu Bị rất tín nhiệm Triệu Vân. Lưu Bị vừa nói xong lời này không bao lâu, Triệu Vân quả nhiên bế Lưu Thiện trở về, người dính đầy máu tanh quân địch.
Từ trên có thể thấy, Triệu Vân rất được Lưu Bị tín nhiệm, hơn nữa công lao cống hiến cho Thục quốc cũng không nhỏ. Mà lý do Lưu Bị không trọng dụng Triệu Vân rất đơn giản, chính là vì tính cách của Triệu Vân không thích hợp để đảm đương chức vị lớn.
Chúng ta đều biết quan trường thời cổ đại là một nơi tranh giành với những trò ám toán sau lưng, không có kinh nghiệm và một sự “độc ác” riêng thì không thể tồn tại được.
Kiểu người như Triệu Vân được Lưu Bị nói riêng và hậu thế nói chung đánh giá là người sở hữu tính cách quá thẳng thắn, chính trực, nhiều lúc đầu óc còn đơn giản đến mức không thể hiểu hết ý tứ trong câu nói của Lưu Bị.
Cho nên Lưu Bị cả đời không thể trọng dụng Triệu Vân. Hơn nữa, trước khi chết, ông còn dặn dò Gia Cát Lượng lẫn con trai Lưu Thiện không được trọng dụng và giao trọng trách lớn cho Triệu Vân.
Triệu Vân là một thủ hạ tốt, am hiểu hành quân đánh giặc, có thể hy sinh bản thân vì nhiệm vụ và chủ tử. Nhưng không phù hợp dấn thân vào quan trường và những tình thế cần đến đầu óc khôn ngoan, mà đơn thuần đến đáng thương.
Theo Trung Hạ-Theo thethaovanhoa.