Mỹ ước tính hiện Trung Quốc có khoảng hơn 2.000 tên lửa đạn đạo và hành trình, phần lớn là các vũ khí tầm ngắn và trung mà Washington hiện không thể phát triển.
gây nhiễu hoạt động quân sự của Bắc Kinh.Trung Quốc không ngừng tăng cường năng lực tên lửa
Kể từ khi Chiến tranh lạnh kết thúc, sự ưu tiên của quân đội Mỹ về tính hiệu quả đã khiến nước này duy trì sự tập trung quân sự lớn tại những căn cứ chính ở Yokosuka, nơi đặt sở chỉ huy của Hạm đội 7 và 12 tàu chiến lớn; Okinawa, nơi đồn trú tới một nửa trong tổng số 50.000 lính Mỹ tại Nhật Bản; và Guam, khu vực Bộ Quốc Phòng Mỹ kiểm soát tới 30% diện tích với 11.000 lính và nhân viên dân sự. Điều này cũng khiến lực lượng Hải quân Mỹ triển khai chiến lược mang tính phân tán hơn.
Tuy nhiên, việc tập trung lượng lớn quân đội tại một khu vực sẽ khiến đây trở thành mục tiêu dễ nhắm đến của các kế hoạch tấn công bằng tên lửa. Khả năng có thể quét sạch một phần không nhỏ quân đội Mỹ chỉ trong một lần là phương án khả thi đối với Bắc Kinh trong trường hợp 2 nước nổ ra xung đột – một rủi ro hoàn toàn có thể xảy ra trong bối cảnh Trung Quốc đang chiếm các lợi thế lớn với hệ thống tên lửa tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Trong một chiến lược mới được công bố, Mỹ sẽ tiếp tục mở rộng sự hiện diện quân sự tại khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương thay vì chỉ tập trung tại một số căn cứ chính hiện tại, bước đi nhằm giảm thiểu các nguy cơ an ninh trước việc Trung Quốc đang không ngừng tăng cường năng lực tên lửa.
Mỹ ước tính hiện Trung Quốc có khoảng hơn 2.000 tên lửa đạn đạo và hành trình. Trong đó phần lớn là các vũ khí tầm ngắn và trung mà Washington hiện không thể phát triển hoặc triển khai do cam kết trong Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) giữa nước này và Nga, trước khi Mỹ rút lui khỏi thoả thuận vào năm 2019.
Trong một bước đi gần đây, việc Trung Quốc thông qua đạo luật cho phép lực lượng hải quân nước này được nổ súng khi phát hiện có vi phạm chủ quyền sẽ “làm gia tăng nguy cơ đụng độ vũ lục trên khu vực Ấn Độ – Thái Bình Dương, qua đó làm leo thang căng thẳng và nguy cơ khiêu khích”, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Risch nhận định.
Tại hội thảo Technet Ấn Độ – Thái Bình Dương diễn ra vào đầu tuần, Đô đốc hải quân Philip Davidson, người đứng đầu Bộ chỉ huy Ấn Độ – Thái Bình Dương đã đưa ra những nhận định về chiến lược “hiện đại hóa quân sự một cách nhanh chóng” của Trung Quốc.
“Ở thời điểm này, chúng tôi đang thay đổi hoạt động quân sự thay vì tập trung chủ yếu ở khu vực Đông Bắc Á và Guam tới việc phân bố một cách đồng đều hơn. Điều này sẽ bao gồm việc điều chỉnh hoạt động quân đội Mỹ tại Ấn Độ – Thái Bình Dương nhằm đối phó với việc Trung Quốc đang nhanh chóng hiện đại hoá lực lượng quân sự”, ông Davidson nói.
Theo đó, việc điều chỉnh này sẽ không duy trì sự tập trung quân đội lớn ở một khu vực nhất định, trong khi đảm bảo duy trì hiệu quả và an toàn cho các lực lượng trong hoạt động quân sự trên toàn khu vực.
Chiến lược gây nhiễu hoạt động quân sự của Bắc Kinh
Tuyên bố của ông Davidson cũng nhất quán với chiến lược an ninh quốc phòng của Mỹ được công bố vào năm 2018 dưới thời Tổng thống Trump, trong đó kêu gọi việc chuyển hướng tới các căn cứ quân sự quy mô nhỏ hơn, nhưng cũng đồng thời linh hoạt với sức chống chịu tốt, một ý tưởng hiện là trọng tâm trong cách thức tiếp cận của Lần Năm Góc đối với Trung Quốc.
Dưới thời tân Tổng thống Joe Biden và Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, chiến lược này sẽ tiếp tục được triển khai trong bối cảnh mới. Tướng Davidson cho rằng mục đích của điều này là nhằm duy trì một lực lượng có thể nhanh chóng triển khai với sức mạnh chiến đấu kết hợp của nhiều đơn vị nhằm duy trì lợi thế về mặt thế trận.
Trong viễn cảnh xảy ra một cuộc xung đột, quân đội Mỹ sẽ triển khai nhiều nhóm quân sự nhỏ tại những khu vực đảo và duyên hải trong “chuỗi đảo thứ nhất”, vốn nằm trong phạm vi tên lửa của Trung Quốc. Các đơn vị này sẽ thiếp lập các hệ thống tên lửa chống tàu, đối không và hệ thống do thám, qua đó gây nhiễu hoạt động quân sự của Bắc Kinh.
Với việc đảo quốc Palau tại Nam Thái Bình Dương vào mùa thu năm ngoái đã trở thành địa điểm mới cho căn cứ quân sự Mỹ, Lầu Năm Góc tập trung vào việc có thể tiếp cận nhanh chóng những khu vực chiến lược quan trọng, mà không nhất thiết phải thiết lập các căn cứ kiên cố và lâu dài. Mục đích là xây dựng những sân bay cho phép triển khai lực lượng khi cần.
Để chiến lược phân tán có thể thành công, “hải quân Mỹ sẽ cần xuất hiện ở những quốc gia không có xung đột với Trung Quốc”, Mark Cancian, cố vấn cao cấp của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế có trụ sở tại Washington nhận định.
Khi xảy ra xung đột, nhiều nước có thể từ chối để quân đội Mỹ sử dụng căn cứ tại đây do lo ngại bị Bắc Kinh trả đũa. Điều này đòi hỏi Mỹ phải thường xuyên phối hợp với các đồng minh và đối tác để nắm được quan điểm của họ về những rủi ro khi đối mặt với Trung Quốc.
“Tôi mừng rằng Tổng thống Biden đang ngày càng ủng hộ quan điểm coi Trung Quốc như một đối thủ cạnh tranh nghiêm trọng của Mỹ”, Thượng nghị sĩ Mỹ Jim Risch nói.
Một tổ công tác đặc biệt của Lầu Năm Góc về chính sách đối với Trung Quốc đã có cuộc họp đầu tiên vào đầu tuần, và dự kiến sẽ trình các khuyến nghị lên Bộ trưởng Quốc phòng Austin vào giữa tháng 6. Chiến lược phân tán, sự hợp tác với các đồng minh và đối tác, và ưu tiên phát triển các hệ thống tên lửa, được cho sẽ là các ưu tiên chính trong bản khuyến nghị này.
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị