Những người đạt được những điều tuyệt vời sẽ không câu nệ tiểu tiết, những người đạt được những thành tựu lớn cũng không thiết thể diện. Đừng từ bỏ những mục tiêu lâu dài của mình chỉ vì cái gọi là sĩ diện, và cũng đừng vì áp lực cuộc sống mà đánh mất nhiệt huyết phấn đấu.
01.Một lập trình viên Tencent hơn 20 tuổi đi giao đồ ăn, kiếm được 60 triệu một tháng
Một lập trình viên của Tencent đã xin nghỉ việc trong cơn tức giận vì bị lãnh đạo kìm hãm cũng như không thể xử lý tốt các mối quan hệ với đồng nghiệp. Suốt 3 tháng trời không tìm được công việc ưng ý, tình cờ bắt chuyện với một nhân viên giao hàng, nhận thấy giao hàng cũng là một công việc rất thú vị nên anh quyết định trải nghiệm.
Nhờ siêng năng và quen thuộc với nhiều tuyến đường, anh nhanh chóng kiếm được 20.000 nhân dân tệ (khoảng 60 triệu đồng) tiền lương sau khi giao đồ ăn trong hơn một tháng. Thu nhập từ công việc này cho phép anh ở lại thành phố lớn, và nó cũng cung cấp tài chính cho khoảng thời gian trống khi anh đang tìm kiếm một công việc mới.
Một số người chắc chắn sẽ cảm thấy điều này thật không tưởng, một lập trình viên đàng hoàng sao có thể đi giao đồ ăn? Nhưng trong trường hợp không có thu nhập trong ba tháng, khi phải đi phỏng vấn khắp nơi và không có nguồn thu nhập nào để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thì tỷ lệ đi làm công việc giao đồ ăn là cực kỳ cao, bởi lẽ những công việc như vậy có thể ngay lập tức tạo ra thu nhập và giải quyết vấn đề sinh tồn.
Nhậm Chính Phi từng nói, điều quan trọng nhất đối với một người không phải là thể diện, mà là sinh tồn!
Công việc tưởng chừng như không có thể diện, không chính thức này đã mang lại cơm ăn áo mặc cho chàng lập trình viên, thậm chí còn tránh được khả năng bị “gọi về” quê, giúp anh có được chỗ đứng vững chắc tại thành phố xa lạ.
Ở độ tuổi 20, khi bạn buông bỏ sĩ diện và không còn cần phải phiền não vì chuyện sinh tồn, điều bạn đạt được sẽ là một tương lai vững chắc hơn và một sự nghiệp hanh thông hơn.
Định hình bản thân trước, sau đó hãy định vị công việc của mình!
02.Thất nghiệp ở tuổi 45 đi lái xe taxi, bất ngờ có được công việc như ý
Anh Nguyên bị công ty sa thải một cách tàn nhẫn ở tuổi 45. Là nhân viên cốt cán của công ty nhưng anh lại là nhân viên duy nhất của công ty bị sa thải mà không rõ lý do.
Sau khi bị sa thải, anh Nguyên chủ động nộp rất nhiều hồ sơ xin việc, nhờ vả người quen giới thiệu công việc, nhưng kết quả không khả quan. Vì thể chất yếu hơn so với những người trẻ tuổi, lại đã quá già để làm công việc trí óc và các lý do khác, anh Nguyên gặp khó khăn trong việc tìm kiếm một công việc phù hợp giống như công việc cũ của mình, vì vậy anh phải ở nhà nhàn rỗi trong một khoảng thời gian khá dài.
Trong một lần tình cờ bị người qua đường nhầm lẫn là một tài xế taxi trực tuyến, anh quyết định lái xe chở khách để giảm bớt áp lực thu nhập cho gia đình. Cũng chính nhờ công việc này mà anh đã tình cờ gặp được ông chủ của một công ty lồng tiếng, trở thành một diễn viên lồng tiếng và biến sở thích này của mình thành nguồn thu nhập chính.
Hiện tượng bị sa thải ở tuổi trung niên không phải là hiếm trong cuộc sống thực tế. Trên có già dưới có trẻ, nợ mua ô tô, nợ mua nhà… thất nghiệp trở thành tai họa đáng sợ nhất đối với những người trung niên.
Khi nền kinh tế thế giới suy thoái, thất nghiệp đang trở thành mối đe dọa ngày càng tăng đối với những người trung niên. Theo dữ liệu từ NetEase, trong số những điều mà mọi người trên thế giới lo lắng, tỷ lệ thất nghiệp đứng đầu với 38%, khủng hoảng nơi làm việc ở độ tuổi trung niên là nỗi lo khó tránh khỏi của những người trung niên.
Khi hiện thực ngày càng tàn khốc, và tình cảnh của những người trung niên ngày càng trở nên lúng túng, lùi lại một bước nói không chừng có thể dẫn đến một tương lai tươi sáng hơn.
03.53 tuổi, tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh, bị chế giễu vì bán thịt lợn trong 20 năm nhưng anh đã quyên góp 900 triệu nhân dân tệ (khoảng 3 nghìn tỷ đồng) cho trường cũ
Lục Bộ Hiên tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh (top 5 đại học hàng đầu tại Trung Quốc), anh hiện bán thịt trên đường phố Tây An, trong những năm qua, anh đã nhận vô số lời chỉ trích, chủ yếu là chế giễu và khó hiểu. Tuy nhiên, ở tuổi 53, anh ấy vẫn đang bán thịt lợn, và sở hữu khối tài sản hàng tỷ đồng.
Gần 20 năm trước, Lục Bộ Hiên trở nên nổi tiếng nhờ phóng sự của phóng viên, nhưng đi kèm với nó cũng là những tai tiếng. Trong vài năm đó, khi nói về anh, người ta luôn bình luận về anh bằng những câu nói như “tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh mà lại đi bán thịt lợn, mấy năm đèn sách coi như công cốc”, và cụm từ “tốt nghiệp đại học Bắc Kinh” cũng dần trở thành “Vương miện” nặng nề trên đầu của Lục Bộ Hiên.
Trước áp lực dư luận, anh đã từng từ bỏ việc bán thịt lợn và quay lại làm việc văn phòng làm công việc biên tập, cứ như vậy kéo dài hơn 10 năm. Dưới ảnh hưởng của Trần Sinh, một sinh viên năm cuối cũng tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh và bán thịt lợn, Lục Bộ Hiên đã nghỉ việc và quay lại công việc bán thịt lợn.
Hiện tại, anh là phó chủ tịch kiêm đồng sáng lập của công ty, công ty của anh có gần 10.000 nhân viên, cửa hàng tại hơn 20 thành phố lớn trên khắp Trung Quốc, hơn 2.000 cửa hàng, doanh thu hàng năm là 1,8 tỷ tệ. Tính đến năm 2019, anh ấy đã quyên góp tổng cộng 900 triệu nhân dân tệ cho trường cũ của mình…
“Tôi là một chuyên gia về thịt lợn cũng được xem là hàng đầu trong nước, bạn có thể so sánh tôi với giáo sư.” Niềm tự hào của một cựu học sinh giỏi trở lại với Lục Bộ Hiên. Đối tác Trần Sinh cho biết: “Một năm làm việc của anh ấy tương đương với 10 năm của những người khác. Bất kỳ ngành nào có thể làm tới mức đỉnh cao, nó đều sẽ trở thành có văn hóa.”
Hãy tin rằng cuộc sống sẽ không bao giờ bạc đãi bất cứ ai nhiệt huyết, sống nghiêm túc và tích cực với nó, chỉ cần bạn bỏ ra, bạn nhất định sẽ nhận lại được!
04.Từ mưu sinh, tới mưu sự rồi tới mưu cầu với cuộc đời, điều mà mỗi một người đi làm cần đó là buông bỏ được sĩ diện của mình
Cuộc sống chính là như vậy, người có thể đánh bại bạn mãi mãi chỉ có bạn, không có nghề nghiệp nào nên bị coi thường, tôn trọng mọi nghề nghiệp là đạo đức cơ bản của một con người.
Khi lương cao, học vấn cao, chuyên gia cấp cao gặp phải thất bại và phải buông bỏ những ưu thế của “ba cao” đó, liệu chúng ta có thể bình tĩnh đối mặt, buông bỏ sĩ diện để bắt đầu lại hay không? Có phải những ngành nghề có ngưỡng trình độ văn hóa thấp, công nghệ thấp và yêu cầu thấp mà chúng ta vốn luôn cho là như vậy là không có tương lai?
Khi chúng ta ghen tị với vầng hào quang trên đầu những người thành công, chúng ta bỏ qua những khó khăn đằng sau họ trong suốt nhiều năm, trong khi chính nhờ những khó khăn đó mà họ có được thành tựu ngày nay. So với hàng vạn người lao động phải khuỵu gối vì cuộc sống thì những bất bình nơi công sở sẽ chẳng thấm vào đâu.
Những người đạt được những điều tuyệt vời sẽ không câu nệ tiểu tiết, những người đạt được những thành tựu lớn cũng không thiết thể diện. Đừng từ bỏ những mục tiêu lâu dài của mình chỉ vì cái gọi là sĩ diện, và cũng đừng vì áp lực cuộc sống mà đánh mất nhiệt huyết phấn đấu.
Nơi công sở không phân biệt cao thấp, giàu nghèo dựa vào năng lực!
(Sohu)- Như Nguyễn–Phụ nữ số