Trong nhiều trường hợp, nếu không thể thay đổi thực tế, hãy điều chỉnh tâm lý và đối mặt với tình huống với một tâm thái cởi mở hơn.
Nơi nào có người, nơi đó có thị phi. Làm thế nào để hòa hợp hay đối xử với người khác ra sao đều là những vấn đề chúng ta cần phải lưu tâm. Chừng nào còn ở nơi làm việc và kiếm tiền, chúng ta còn phải tiếp xúc với cái gọi là “nhân tình thế thái”.
Trong nhiều trường hợp, nếu không thể thay đổi thực tế, hãy điều chỉnh tâm lý và đối mặt với tình huống với một tâm thái cởi mở hơn. 3 tư duy tại nơi làm việc giúp bạn, hi vọng có thể có ích với bạn.
01-Chỉ trích ít hơn, khen ngợi nhiều hơn, không rước thị phi
Con người có xu hướng “đố kị”, dù người khác có làm gì, cũng sẽ luôn có người cố gắng tìm ra lỗi lầm của người khác, khiến người khác xấu hổ đồng thời cũng tự khiến bản thân khó chịu, dẫn tới cục diện “đôi bên cùng thua”.
Vì việc bới móc lỗi của người khác có thể dễ dàng dẫn đến trạng đôi bên cùng thua, vậy làm thế nào để đôi bên cùng có lợi? Chỉ một điều, chúng ta phải có tư duy “vỗ tay”. Dù người khác có làm gì, hãy khen ngợi và tán thưởng.
Hoan nghênh những gì lãnh đạo nói, phụ họa theo những dự án mà đồng nghiệp đã làm, khen ngợi những gì người khác đã hoàn thành.
Sẽ người nói đây chẳng khác nào cái gọi là “đạo đức giả”? Trên thực tế, đây không phải là đạo đức giả mà là cho người khác thể diện. Khi chúng ta chủ động cho người khác thể diện, người khác tự nhiên cũng sẽ cho chúng ta thể diện. Có qua có lại mới toại lòng nhau.
Vì vậy, khi ở nơi làm việc, hãy vỗ tay khi đến lúc phải vỗ tay để tránh trở thành cái gai, tạo cho bản thân thế cục ổn định.
02–Đừng quá nghiêm túc, biết giả ngốc, bớt rước thị phi
Khi bạn quá nghiêm túc với người khác, đối phương cũng sẽ dùng thái độ đó với bạn.
Đối phương cho rằng A đúng, còn bạn cho rằng B đúng, vậy thì bạn và họ sẽ tranh cãi “ai đúng ai sai”. Người chiến thắng chưa chắc đã có được gì. Người thua cũng chưa chắc đã mất gì.
Lời khuyên của tôi là nếu đối phương cho rằng A đúng, chúng ta không nên cố gắng thay đổi họ, thay vào đó, hãy chọn cách im lặng. Khi người khác hỏi ý kiến của chúng ta, hãy chấp nhận sự lựa chọn của người khác và cho họ thể diện.
Tác giả của cuốn sách có tên “Thiên đạo” từng nói: “Tôi không còn cãi nhau với người khác nữa, bởi lẽ tôi đã bắt đầu nhận ra rằng mọi người chỉ có thể suy nghĩ về vấn đề từ góc độ nhận thức của riêng mình. Vì vậy, nếu ai đó nói với bạn điều gì đó giống như một cộng một bằng ba, bạn chỉ cần mỉm cười và nói với họ, đúng vậy, bạn giỏi quá!”
Không quá nghiêm túc là một kiểu trưởng thành, biết hồ đồ đúng lúc lại càng là một kiểu khôn ngoan. Biết cách áp dụng, bạn tự nhiên sẽ có nhiều bạn ít thù.
03-Bớt cao ngạo, khiêm tốn hơn, tránh làm mất lòng người khác
Nếu bạn là người tài giỏi nhất, gió mưa sẽ hủy diệt bạn; nếu bạn là người nổi bật nhất, dòng nước sẽ cuốn trôi bạn; nếu bạn là người có địa vị cao nhất, người khác sẽ chỉ trích bạn.
Hàn Tín và Tiêu Hà đều là anh hùng, nhưng họ có số phận hoàn toàn khác nhau. Hàn Tín sở hữu khả năng lãnh đạo quân đội tuyệt vời nhưng lại thất bại về trí tuệ cảm xúc. Sau khi giúp Lưu Bang bình thiên hạ, ông vẫn không chịu từ bỏ quyền lực quân sự và cuối cùng bị giết ở Trường Lạc cung, chết trẻ ở tuổi 35.
Tiêu Hà sở hữu năng lực hậu cần ưu tú và trí tuệ cảm xúc hoàn hảo. Sau khi trở thành thừa tướng, ông luôn tự hạ thấp bản thân, điều này đã xua tan sự phòng thủ của Lưu Bang, Tiêu Hà có một cái kết nhẹ nhàng hơn, con cháu đời đời hưởng phú quý.
Người bình thường hay người giàu cũng đều rất dễ bại bởi hai chữ “cao ngạo”, Một người cao ngạo sẽ tạo ra vô số kẻ thù và sự đố kị. Một người khiêm tốn, biết kiểm soát bản thân đúng lúc, trong sự nghiệp hay cuộc sống đều sẽ như cá gặp nước.
Diệu Đan-Theo Đời sống Pháp luật