Tín ngưỡng, kính ngưỡng đối với Thần Phật, sẽ vĩnh viễn tồn tại ở nơi nhân loại. Nó là con đường mà con người cả đời tìm kiếm theo đuổi. Tín ngưỡng có thể dẫn dắt con người trở về với bản nguyên của sinh mệnh, trở về ngôi nhà thật sự, cũng chính là phản bổn quy chân!
Nhìn lên bầu trời, có muôn vàn vì sao không tính đếm được, không ai biết được rốt cuộc là có bao nhiêu. Trái Đất, trong vũ trụ mênh mông vô tận này, chỉ nhỏ bé đến mức không thể so sánh, chẳng qua chỉ là một hạt bụi li ti mà thôi. Con người sống ở trong hạt bụi bé tí tẹo này, có tư cách gì tự cao tự đại mà ca tụng bản thân, mà tự cho rằng “con người” là sinh mệnh chí cao vô thượng trong vũ trụ này?
Chẳng lẽ trên những tinh cầu khác không có sinh mệnh chăng? Có lẽ còn có vô lượng vô số sinh mệnh, thậm chí còn cao cấp hơn cả con người, hoặc thấp hơn con người hoặc ngang hàng với con người, phân bố rộng khắp các tầng không gian vũ trụ, chỉ là con người không biết rõ mà thôi!
Nhìn thấy những vì sao chi chít khắp trời, ta không khỏi tự hỏi:
“Trong vũ trụ mênh mang này, rốt cuộc ta là ai?”
Con người là khỉ tiến hóa thành, mấy chục năm nay chúng ta được học những điều như vậy trong sách giáo khoa dạy ở trường, nhưng trong tâm trước sau lại nghi hoặc: Loài khỉ trở thành “tổ tiên” của bản thân mình, cảm giác như đang bị sỉ nhục.
Tuy vậy, khi chúng ta đọc những tác phẩm lịch sử nổi tiếng trên thế giới, thì lại không có chút liên quan gì với thuyết tiến hóa này, điều được nhắc đến nhiều hơn cả chính là mối quan hệ giữa con người và Thần. Từ trong kinh điển nổi tiếng của các tôn giáo chính thống và những câu chuyện thần thoại xa xưa được lưu truyền lại, cùng với những tác phẩm nghệ thuật bất hủ, đều là ca tụng Thần, ca ngợi Thần.
Trong tất cả các tôn giáo chính thống, đều nói “con người” là do Thần dựa theo hình thượng bản thân mình mà tạo nên, khiến cho con người có được thân thể và ngoại hình giống như Thần. Con người, bởi vậy mà đã trở nên trân quý, đối với loài khỉ là không có mối liên quan gì.
Nhưng mà, dường như phần lớn con người hiện đại, đặc biệt là những người bị thuyết vô thần và thuyết tiến hóa lừa gạt, ngoài việc vì lợi ích của bản thân mà gieo quẻ xem bói hoặc vào chùa thắp hương bái Phật để cầu vận may ra, đại đa số người là đã không thể nói rõ ý nghĩa của việc cầu Thần bái Phật nữa; họ đã không cảm nhận được sự từ bi thù thắng của Thần Phật. Chùa chiền đã trở thành nơi cầu tài cầu lợi, bảo hộ bình an, không còn là điện đường thần thánh. Con người càng khó tìm kiếm nơi quy y của tâm hồn, kính ngưỡng đối với Thần Phật đương nhiên cũng đã không còn. Con người lại không biết rằng, đây chính là đang đi đến vực thẳm không đáy, phá hủy nền tảng đạo đức của nhân loại.
Những người am hiểu lịch sử, một lòng hướng thiện đều biết rõ rằng, trong dòng sông dài đẵng đẵng của lịch sử, tín ngưỡng mới là thứ duy nhất vượt qua sự tàn phá của thời gian, mới là cội nguồn chân chính của nhân loại, mới là chìa khóa để con người tìm về bản thân.
Giàu nghèo sang hèn, chủ đề cuộc sống của con người, ai ai cũng đều chìm đắm trong đó, nhưng nó lại không thể chống lại được sự tàn phá của thời gian. Vẻ đẹp của người phụ nữ, trí huệ của người đàn ông, sự trong sáng ngây thơ của những đứa trẻ, sự dũng mãnh can đảm của kẻ tráng niên… cho đến bản thân của sinh mệnh con người, đều sẽ bị dòng sông dài của thời gian tàn phá không còn lại chút dấu vết gì. Duy chỉ có tín ngưỡng đã trở thành đối thủ của thời gian, mãi mãi tồn tại ở thế gian con người; đã trở thành cột trụ tinh thần vĩnh hằng của nhân loại.
Trên thế giới này, không kể là bạn từ đâu đến, mọi người đối với tín ngưỡng đều ôm giữ một loại sùng kính xuất phát từ nội tâm. Cho dù một số người đã bị thuyết vô thần và thuyết tiến hóa gây nhầm lẫn, dù họ thừa nhận bản thân không có tín ngưỡng, cảm thấy không biết phải làm sao, nhưng đối với tôn giáo truyền thống chân chính cũng vẫn ôm giữ một tâm thái kính trọng như vậy.
Tín ngưỡng, kính ngưỡng đối với Thần Phật, sẽ vĩnh viễn tồn tại ở nơi nhân loại, hơn nữa còn siêu việt khỏi thời không Trái Đất, nơi con người sinh sống. Tín ngưỡng, tất nhiên là đến từ cảnh giới cao hơn con người, đương nhiên là con đường mà con người cả đời tìm kiếm theo đuổi. Bởi vậy, nó có thể dẫn dắt con người trở về nơi nguyên lai của sinh mệnh, trở về ngôi nhà thật sự, cũng đồng nghĩa là phản bổn quy chân!
Vậy người xưa đối với Thần Phật, đối với việc tìm kiếm theo đuổi con đường cầu đạo như thế nào?
Vào thời Ấn Độ cổ, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, khi đó vẫn còn là Thái tử Tất Đạt Đa, vì để cầu Đạo đã từ bỏ vương bị, bỏ lại người vợ xinh đẹp tuyệt trần, một lòng tu luyện, trải qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng đã đạt được quả vị của Phật. Về sau, Ngài đã truyền Pháp 49 năm, cứu độ vô số chúng sinh, đời đời nhận được sự kính ngưỡng và bái lạy của người đời.
Các bậc đế vương của các triều đại lịch sử đều rất thành kính tín ngưỡng Thần Phật, mỗi lần gặp chuyện lớn hoặc ngày lễ, đều cần phải lễ tế trời đất và tổ tiên. Ở nhân gian, những câu chuyện tu luyện của hai trường phái Phật gia và Đạo gia càng là nhiều không kể xiết, những người cuối cùng tu thành đắc Đạo cũng rất nhiều. Điều này cũng đều được ghi chép trong một số sách cổ, hoặc được lưu truyền ở dân gian.
Thật ra, Trung Quốc trước thời cận đại, toàn bộ xã hội đối với người tu luyện đều vô cùng tôn kính. Ví như trong tác phẩm kinh điển nổi tiếng “Thủy Hử”, Lỗ Đề Hạt giết người, vì để tránh hình phạt, đã xuất gia làm hòa thượng, quan phủ cũng không truy cứu nữa. Bởi vì con người đã “xuất gia” rồi, quan phủ cũng không thể quản nữa, quan phủ chỉ có thể quản những sự tình của xã hội người thường.
Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa”, khi đại công cáo thành, vào lúc Võ Vương phân đất phong hầu, nhóm người tu Đạo của Lý Tĩnh tuy đã từng lập được những công lao hiển hách, nhưng lại không muốn vinh hoa, họ nói với Võ Vương rằng: “Chúng tôi là người trên núi, vâng lệnh sư phụ xuống giúp bệ hạ mà thôi. Nay đã thái bình thịnh trị, chúng tôi xin về núi tu hành, còn việc phú quý chúng tôi không muốn. Chúng tôi tuy đội ơn bệ hạ, nhưng không dám cãi sư phụ. Vả lại tâm tu hành còn nặng, không có ý hưởng tước quyền, xin bệ hạ cho chúng tôi toại nguyện”.
Võ Vương hết cách, đành phải dẫn theo văn võ bá quan đến ngoại thành phía Nam mở tiệc tiễn đưa, cùng xem lại tình tiết này:
Nhóm người Lý Tĩnh bước lên trên tạ ơn, nói: “Chúng thần nào có tài đức gì, dám phiền bệ bạ ngự giá thân lâm ban thưởng, khiến chúng thần cảm kích khôn cùng!”
Võ Vương dùng tay đỡ lấy, nói: “Các vị nay về núi tức là bậc tiên thần, không còn ràng buộc đạo vua tôi nữa. Vậy chớ khiêm nhường…”
Võ Vương lấy tôn nghiêm của bậc thiên tử, đối đãi ngang hàng với nhóm người tu Đạo của Lý Tĩnh, ràng buộc quân thần trước đây cũng đã bỏ qua. Tình tiết này đã phản ánh chân thật một sự thật trong xã hội truyền thống Trung Quốc: Người tu luyện không chịu sự quản chế của xã hội người thường (đương nhiên đây không phải nói là người tu luyện thì có thể tùy ý phá hoại đạo đức và quản lý bình thường của trong xã hội), từ thiên tử cho đến người dân đều vô cùng kính ngưỡng đối với người tu luyện.
Ở các nước phương Tây, tín ngưỡng đối với Thần của mọi người cũng là như vậy. Đức Chúa Jesus vì chúng sinh mà chịu biết bao khổ nạn, thần tích của Ngài đã cảm động vô số người. Các tín đồ Cơ Đốc giáo dù bị bức hại hơn 300 năm đều chưa từng từ bỏ tín ngưỡng, cuối cùng đã giành được quyền lợi của họ, cho hôm nay, những tín đồ theo đạo Cơ Đốc đã là hơn 2 tỷ người.
Nhìn từ toàn bộ chỉnh thể xã hội nhân loại, những người tín ngưỡng Thần Phật vẫn chiếm tuyệt đại đa số. Lịch sử xưa nay trên thế giới, phàm là những kẻ tiến hành bức hại tín đồ, phá hủy đền miếu, phỉ báng lăng nhục Thần Phật, thì đều gặp phải ác báo ở các mức độ khác nhau. Thương Trụ Vương viết thơ dâm loạn khinh nhờn Nữ Oa nương nương, bạo chúa Nero bức hại tín đồ Cơ Đốc giáo… chính là những ví dụ điển hình. Những bài học của lịch sử không thể nói là không sâu sắc, không thể nói là không đau xót!
Trong xã hội ngày nay, có một bộ phận những người vẫn kiên định với đức tin vào Thần Phật giống như vậy. Trong vòng xoáy ham muốn hưởng thụ vật chất của người đời, họ xem nhẹ địa vị, bạc tiền, công danh; tuy bản thân bị đối xử ngược đãi bất công, nhưng lại lấy ý chí kim cương không chút sợ hãi, đã vẽ nên một quang cảnh thù thắng đặc biệt ở thế gian con người.
Có lẽ, con người chỉ khi có tín ngưỡng cao quý, mới có cột trụ tinh thần vĩnh hằng, mới có được sự ước thúc của tâm pháp, mới hiểu rõ được ý nghĩa thật sự của đời người, cuối cùng phản bổn quy chân trở về ngôi nhà thật sự của mình, tận hưởng những điều tốt đẹp và vĩnh hằng của sinh mệnh!
Tiểu Thiện (Theo qi-gong.me)