Muốn theo kịp thời đại, không muốn bị thời đại bỏ rơi, chỉ có cách tiếp nhận cái mới, đi thích ứng, đi học hỏi, đi chấp nhận.
Tâm thái cởi mở
Nguyên phó tổng tài của Tencent, tập đoàn sở hữu mạng xã hội WeChat với hơn 1 tỷ người sử dụng, đồng thời là công ty có giá trị nhất châu Á, một trong 5 tập đoàn lớn nhất thế giới, Wu Jun là một người thực sự rất có tài, anh còn từng là giám đốc điều hành của Google.
Nhiều người có thể lầm tưởng rằng Wu Jun chỉ là một kỹ sư công nghệ, nhưng thực tế, Wu Jun đã có bẳng tiến sĩ khoa học máy tính vào năm 2002.
Một người sao có thể ưu tú như vậy?
Mọi thứ đều nhờ vào khả năng chấp nhận cái mới của anh ấy.
Đúng vậy, xã hội đang thay đổi theo từng ngày, những thứ mới xuất hiện quá nhanh, nếu cứ giữ kiến thức cũ, bảo thủ, vậy thì sớm muộn gì cũng thất bại.
Hơn nữa, thời đại này đã dần trở thành thời đại của những người phát triển vượt ra ngoài biên giới. Chỉ chằm chằm vào chuyên ngành chuyên môn của chính mình, cắm rễ trong thế giới của riêng mình, càng dễ bị thế giới bên ngoài loại bỏ.
Nói đến việc chấp nhận những điều mới mẻ, điều quan trọng nhất chính là thái độ của chúng ta.
Rất nhiều giáo viên luôn tỏ ra thái độ “bề trên”, tuy nhiên, tiến sĩ Wu Jun luôn cực kỳ khiêm tốn mỗi khi phát biểu trước nhóm sinh viên trẻ. Anh sẵn sàng lắng nghe ý kiến của họ.
Trang Tử nói: Chúng ta không bao giờ có thể biết được những điều mới mẻ sẽ xuất hiện ở đâu và khi nào, còn những người tự mãn lại có thể vì định kiến mà “bế quan tỏa cảng”, chùn chân bó gối.
Thái độ tích cực
Chủ tịch Nokia toàn cầu đã phát biểu tại cuộc họp báo cuối cùng như sau:
“Nokia không làm gì sai, nhưng ngày nay, khi công nghệ đang phát triển vô cùng rực rỡ, không theo kịp xu thế thực ra chính là sai lầm lớn nhất.
Thị trường liên tục thay đổi, trong những năm qua, Nokia đã trở thành công ty hàng đầu trong ngành nhờ độ bền của sản phẩm, nhưng sự xuất hiện của điện thoại thông minh đã phá vỡ toàn bộ “lề thói” của ngành.”
Thế giới đang thay đổi rất nhanh chóng, sự xuất hiện của máy ảnh kỹ thuật số đã loại bỏ máy ảnh phim, sự xuất hiện của điện thoại thông minh cũng sẽ đẩy máy ảnh kỹ thuật số sang bên lề.
Đối với những người bình thường mà nói, tuân thủ “lề thói cũ”, không có chí tiến thủ thì sẽ không khác gì những công ty thất bại kia.
Thế giới này không có cái gọi là nghề nghiệp vĩnh viễn, chỉ có cách biến mình thành một mũi khoan kim cương, bạn mới có thể vững vàng vượt qua được phong ba bão táp.
Mấy hôm trước, trong nhóm chat bạn bè, tôi đọc được tin nhắn như sau: Nếu thất nghiệp, tôi còn có thể làm gì?
Thực ra, rất nhiều người đều đã từng lo lắng điều tương tự. Con người quả thực cần thường xuyên hỏi mình câu hỏi này, chỉ có cảm giác khủng hoảng mới có thể thúc đẩy con người ta đi học hỏi và tìm hiểu những cái mới.
Học tập cái mới, không biệt tuổi tác
Mã Y lợi, một diễn viên nổi tiếng của Trung Quốc từng kể một câu chuyện như sau:
Lúc quay “Nửa đời trước của tôi”, Trần Đạo Minh (diễn viên nổi tiếng từng đảm nhiệm các vai Hoàng đế Phổ Nghi trong phim “Hoàng đế cuối cùng”, Tưởng Giới Thạch trong phim “Trường Chinh, 1996” hay Việt vương Câu Tiễn trong “Ngọa tân thường đảm, 2005” …) mặc dù không có nhiều cảnh quay, nhưng mỗi lần quay xong ông đều ở lại xem các diễn viên khác diễn.
Trên thực tế, tất cả chúng ta đều biết rằng Trần Đạo Minh là một nghệ sĩ lão làng, đã định hình rất nhiều nhân vật kinh điển, ông sớm đã vượt xa nhiều diễn viên khác trong ngành.
Nhưng, ông vẫn sẵn sàng đứng ngang hàng với thế hệ diễn viên mới, đồng thời cố gắng học cách chấp nhận những điều mới mẻ.
Chúng ta thường nghe thấy những câu nói như: “Ngần này tuổi đầu rồi còn học hành gì?”, “nghĩ lại năm đó… ước gì…”
Rất nhiều người lấy tuổi tác ra làm cái cớ để cự tuyệt nhưng thứ mới mẻ, nhưng ta cũng lại rất hay gặp những người không thể tìm ra hướng đi trong ga tàu hỏa, hay những người lo lắng và bất lực bên cạnh máy tự phục vụ…
Không phải thời đại bỏ rơi chúng ta, mà là chúng ta đang tự bỏ rơi mình.
Dan Gilbert, donah nhân, tỷ phú người Mỹ từng nói: “Năm tháng rất tàn nhẫn, nó sẽ chẳng nhân từ với bất kì ai.”
Vì vậy, bất kể bao nhiêu tuổi hay sống trong môi trường nào, chúng ta cũng đều phải theo kịp thời đại.
Lắng nghe nhiều hơn, học hỏi nhiều hơn, vượt qua sự cứng nhắc về suy nghĩ và những giới hạn nhận thức, để không bị thế giới này bỏ rơi.
Tôi hy vọng rằng chúng ta có thể nhận thức rõ ràng thời đại này, ôm lấy thời đại này và sống một cuộc sống rực rỡ cho cho đến hết đời.
Theo Regina (Trí thức trẻ)