Trong năm năm tới, muốn sớm thoát khỏi gánh nặng và trói buộc của tiền bạc, ai cũng cần phát triển bản thân để tiến dần tới tự do tài chính, nhất là với 10 đặc điểm sau đây.
Không cứ phải trở thành một triệu phú ngồi sau Lamborghini mới được gọi là “tự do tài chính”. Mà đơn giản hơn, khi chúng ta có thể thoải mái lựa chọn cách sử dụng thời gian của mình, không còn bị trói buộc bởi vật chất, bắt buộc phải dùng 100% sức lực để kiếm tiền trả nợ mỗi ngày.
Tỷ phú Elon Musk từng nói: “Thứ mà chúng ta gọi là TIỀN chỉ có thể coi như một hệ thống thông tin để phân phối theo lao động. Điều thực sự quan trọng là tạo ra hàng hóa và cung cấp dịch vụ. Chúng ta nên nhìn tài chính dưới góc độ của lý thuyết thông tin. Những bên khác biệt và tụt hậu nhỏ nhất sẽ thắng lợi”.
Tài chính có rất nhiều đặc điểm, cũng có những cái nhìn hoàn toàn khác nhau. Nhưng về bản chất cơ sở, chúng có những dấu hiệu riêng biệt mà người nào muốn thoát khỏi sự ràng biệt của chúng đều cần hiểu rõ như sau.
Trân trọng thời gian, không phải tiền bạc
Bạn cần có quan điểm khác nhau với những nhiệm vụ khác nhau. Chẳng hạn như, với những việc vặt vãnh mà bạn chán ghét như giặt ủi quần áo mỗi ngày, bạn có thể thuê ngoài, bởi vì bạn biết thời gian của mình có thể ưu tiên dành cho những việc khác. Cái bạn cần làm là tinh giản số lượng, nâng cao chất lượng, chứ không cần khiến bản thân bận rộn cả ngày mà chẳng nên thành quả gì.
Khi bạn không có gì để làm, hãy làm những việc muốn làm nhiều hơn. Đó mới là cách tạo ra giá trị đúng đắn.
Xây dựng song song nhiều công việc khi có thời gian
Không nên gọi chúng là nghề “phụ” mà hãy đối xử như chúng là một công việc, một nghề nghiệp thực thụ thứ hai của mình. Khi có thời gian, bạn cũng phải dành tâm huyết và nỗ lực để xây dựng các kỹ năng liên quan cho đến khi thành thạo. Sau đó, bạn có thể sử dụng kỹ năng đó để kiếm tiền.
Ban đầu, quá trình này sẽ hơi chậm, bạn phải thật kiên nhẫn. Cần sẵn sàng dành thời gian, tận hưởng quá trình và không lo lắng về kết quả. Khi năm tháng trôi qua, bạn đã trở thành một bậc thầy trong lĩnh vực mới và mở ra cơ hội gia tăng thu nhập cho chính mình.
Thách thức khái niệm lạm phát
Bạn không nên chấp nhận một cách mù quáng rằng giá cả mọi thứ có thể tăng khoảng 2% mỗi năm.
Bạn không phải là một nhà kinh tế học. Bạn chỉ muốn bảo vệ sức mua của mình để không phải trả khoản thuế lạm phát tiềm ẩn, nhưng đừng đặt vấn đề vào giới hạn chật hẹp và thiển cận.
Nếu mỗi ngày bạn chỉ lo lắng giá rau cỏ thịt cá ngoài chợ có tăng thêm vài nghìn hay không, thì không khác nào con chuột bạch lọt vào guồng quay bánh xe, dù có phi mã cũng không thoát ra được.
Thay vào đó, điều bạn cần quan tâm hơn cả là liệu chi phí sở hữu một căn nhà có tăng mạnh hàng năm, hay liệu số cổ phiếu nắm giữ có tăng vọt khi tình hình bán cơ bản không tăng.
Bạn để tiền làm việc cho mình
Gọi một cách “cool” hơn thì đây là “Đầu tư”, tức là dùng tiền đặt vào những nơi mà bạn cho rằng có thể phát triển — kinh doanh, tài sản, chẳng hạn như mua cổ phiếu, trái phiếu, vàng bạc, tiền tệ kỹ thuật số hay bất động sản…
Giống như cách giao việc cho nhân viên, bạn cần hiểu rõ cả công việc và nhân viên của mình để có thể áp dụng vào đầu tư, xem xét mỗi khoản mục cần phân bổ tài sản như thế nào cho hợp lý.
Một leader giỏi sẽ biết cách phân bổ tỷ trọng của mỗi tài sản thay đổi hàng năm theo độ tuổi, mục tiêu cuộc sống và thu nhập công việc trong năm của mình
Bạn cần sự đa dạng
Để ngăn chặn sự cố xảy ra hoặc những cuộc khủng hoảng lớn như đại dịch toàn cầu, đừng bao giờ đặt hết trứng vào cùng một giỏ. Bạn cần đầu tư vào nhiều nơi khác nhau.
Trong trường hợp, một lĩnh vực nào đó bất ngờ rớt vực, bạn vẫn còn những khoản đầu tư khác như một suất bảo hiểm.
Thỉnh thoảng nên đọc sách tài chính
Không cần ép bản thân phải học hành quay cuồng mỗi ngày, bạn không đọc sách để thi cử, cũng không dùng nó để gây ấn tượng với bất cứ ai. Mà hãy đọc từ tốn, dành cho mình đủ thời gian suy ngẫm để hiểu thấu đáo một vấn đề.
Trước khi đi mua bất cứ sản phẩm điện máy nào, chúng ta đều đi tìm những bài viết giới thiệu, đánh giá sản phẩm hoặc đơn giản là hỏi ý kiến mọi người xung quanh. Mục đích là để nghiên cứu và hiểu rõ hơn về hiệu quả hoạt động của nó. Tương tự như vậy, khi bạn muốn sử dụng tiền bạc, bạn cũng nên tìm hiểu kỹ lưỡng về các tính năng, ưu và nhược điểm đang tồn tại trên thị trường tiền tệ hiện nay.
Một phần của sự thật chưa chắc đã là sự thật. Đặt trong khía cạnh tài chính, nếu chỉ nghiên cứu bề nổi của tảng băng trôi, bạn rất dễ mắc phải các sai lầm.
Đôi khi nên nghiên cứu lịch sử để hiểu tiền tệ
Bạn có biết những điều cơ bản về cuộc suy thoái COVID năm 2020?
Bạn có biết những điều cơ bản về cuộc Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008?
Bạn có biết những điều cơ bản về Bong bóng Dot Com, bong bóng công nghệ khủng khiếp nhất lịch sử, vào những năm 2000?
Bạn có biết những điều cơ bản về cuộc Đại suy thoái những năm 1930?
Bạn có biết những điều cơ bản về khái niệm “Thập niên mất mát” của Nhật Bản?
Những giai đoạn của lịch sử luôn có mối liên hệ mật thiết với hiện tại của chúng ta. Nếu bạn hiểu rõ lịch sử, bạn cũng có thể tìm thấy trong đó dấu hiệu của sự bất ổn, những nguy cơ tiềm tàng, những vấn đề tất yếu phải đối mặt cũng như cách giảm thiểu thiệt hại, đối phó với nguy cơ như thế nào, để rút ra bài học, áp dụng cho bản thân.
Bạn hiểu tâm lý tài chính của mình
Tâm lý sẽ ảnh hưởng tới thói quen tư duy, từ đó thay đổi phương pháp đầu tư, chi tiêu và tiết kiệm của bạn.
Đừng lao vào những thứ vô nghĩa bề ngoài như xế hộp, hàng hiệu, điện thoại đời mới… Những thứ nhân tạo chỉ có thể đem tới khoái cảm nhất thời, rất hiếm có thể đạt tới thỏa mãn đích thực.
Dương Mộc-Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị