Ông cho rằng các công ty cà phê như Starbucks rang quá kỹ hạt cà phê của mình và phải có một cách tốt hơn để chất lượng cà phê được đặt lên hàng đầu. Do đó, ông đã hành động.
Một tách cà phê trị giá 5 đô la (khoảng 127 ngàn đồng) bước vào phong trào cà phê làn sóng thứ ba, nơi cà phê được coi là một loại thực phẩm thủ công như rượu hoặc bia thủ công thay vì là một loại hàng hóa và mọi người sẵn sàng trả giá, đi theo xu hướng này, tách cà phê nhỏ bé ban đầu mở rộng phạm vi hoạt động khắp Bắc Mỹ và Châu Á. Vậy làm thế nào mà một chiếc xe bán cà phê tại các chợ nông sản phát triển thành một chuỗi cà phê nổi tiếng khắp nước Mỹ với doanh thu được báo cáo là 700 triệu đô la (khoảng 17 nghìn tỷ đồng)?
Sự trỗi dậy nhanh chóng của Blue Bottle bắt đầu trong căn hộ nhỏ ở Oakland California của một nhạc sĩ đang đi tìm câu trả lời cho ý nghĩa của cuộc đời mình, “Tôi chỉ muốn làm hai điều, đó là chơi kèn clarinet và cà phê.”
James Freeman, người sáng lập của thương hiệu cà phê Blue Bottle, vốn là một nghệ sĩ chơi kèn clarinet cổ điển trong tám năm chơi cùng các dàn nhạc khu vực trên khắp Bắc California trước khi anh chuyển hướng sang sở thích rang hạt cà phê trong lò nướng của mình, “sự nghiệp của tôi với tư cách là một nghệ sĩ clarinet có những khoảnh khắc khiến tôi cảm thấy hài lòng và vui vẻ, tuy nhiên, cũng có những khoảnh khắc tôi cảm thấy mất đi động lực để đắm mình trong âm nhạc, tôi nghĩ cảm giác đó là một phần lớn thúc đẩy tôi tới với sự nghiệp cà phê hiện tại.”
Freeman bắt đầu tự hỏi liệu có những người khác giống như anh ấy, những người cũng thích thưởng thức cà phê tươi hay không, “vào thời điểm đó, thực sự không có nơi nào ở San Francisco mà người ta có thể đến để mua một túi cà phê ghi rõ ngày rang được đóng dấu ở mặt sau, vậy nên đối với tôi, ý tưởng về việc bán cà phê như một thực phẩm tươi là một ý tưởng không tồi.”
Freeman cho rằng các công ty cà phê như Starbucks rang quá kỹ hạt cà phê của mình và phải có một cách tốt hơn để chất lượng cà phê được đặt lên hàng đầu. Bước vào phong trào cà phê làn sóng thứ ba, “làn sóng cà phê đầu tiên là cà phê đóng hộp, làn sóng thứ hai là những hãng có ảnh hưởng lớn như Peaks hay Starbucks, họ có xu hướng rang cà phê khá kĩ, làn sóng cà phê thứ ba có xu hướng rang nhạt hơn, giữ lại chất thiên nhiên và tươi mới của cà phê nhiều hơn”.
Freeman đã thuê một nhà kho rộng khoảng 15 mét vuông gần căn hộ của mình, đồng thời mua một máy rang cà phê cũ với hy vọng một ngày nào đó sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh của mình, “công việc chơi clarinet không giúp tôi tích lũy được nhiều tài sản, vì vậy tôi đã đầu tư vào đó toàn bộ số tiền tôi có cộng với một vài thẻ tín dụng.”
Vào năm 2001, Freeman bắt đầu hoạt động bán hàng của mình. Anh đi vay gần 15.000 đô la (khoảng 380 triệu đồng) để cho ra mắt sản phẩm cà phê rang của mình và từng phải dành hai năm để bán cà phê của mình tại các chợ nông sản quanh San Francisco và Oakland. Dần dần, anh có được một lượng khách hàng thân thiết nhất định. Vào tháng 1 năm 2004, mọi thứ thay đổi, “nhớ lại lúc còn ở chợ nông sản vào thứ bảy khi Triển lãm Thực phẩm Cao cấp diễn ra trong thị trấn, có tới 3.040 người xếp hàng, bằng cách nào đó, xe cà phê của tôi trở nên nổi tiếng, khoảnh khắc đó tôi đã nghĩ, wow, có vẻ như một bước ngoặt sắp xảy đến.”
Một năm sau, Blue Bottle mở cơ sở đầu tiên tại trung tâm San Francisco trong một gara nhỏ được cải tạo.
Hiện tại, có hơn 80 quán cà phê Bluebottle trên toàn thế giới tính đến tháng 7 năm 2019, tại các địa điểm khác nhau tại Mỹ như tại Bay Area, New York City, Los Angeles, San Diego, Boston và DC, 14 chi nhánh tại Nhật Bản và 2 chi nhánh tại Hàn Quốc.
Blue Bottle đã góp phần thúc đẩy xu hướng trong ngành cà phê, đặc biệt là cà phê pha lạnh và cà phê đá kiểu New Orleans, công ty cũng đã phát triển các sản phẩm pha sẵn cũng như dịch vụ mua cà phê trực tuyến với giá dao động từ 8 đến 47 đô la (khoảng 202 ngàn – 1.1 triệu đồng).
Blue Bottle được báo cáo là có giá trị 700 triệu đô la, công ty cũng đã huy động được tổng cộng 117 triệu đô la từ một số nhà đầu tư bên ngoài như cựu CEO Twitter, Evan Williams, đồng sáng lập Google Ventures, Instagram, Kevin Systrom, gã khổng lồ tài chính Morgan Stanley…
Blue Bottles mở rộng ra ngoài khu vực vịnh bắt đầu sau khi nền kinh tế Hoa Kỳ phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, công ty đã mở địa điểm đầu tiên tại Thành phố New York không lâu sau đó vào năm 2010.
Vào năm 2017, Nestle đã mua 68% cổ phần của Blue Bottle.
Năm 2019, công ty đã phải đóng cửa các địa điểm tại Miami khoảng một năm sau khi mở cửa, mặc dù sức hấp dẫn của Blue Bottle phần lớn nằm ở chất lượng cà phê, công ty vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, đáng chú ý nhất là sự gia tăng trong cạnh tranh tới từ các gã khổng lồ khác cùng ngành mà điển hình là Starbucks, “tôi nghĩ chúng ta phải cảm ơn Starbucks vì đã tạo ra một thị trường nơi mọi người muốn ra ngoài uống cà phê và cảm thấy đó là một điều thú vị và có thể chấp nhận được. Tôi không coi Starbucks là đối thủ cạnh tranh, tôi tìm kiếm cảm hứng từ các công ty thay vì nghĩ về sự cạnh tranh”, Freeman chia sẻ.
Điều gì sẽ giúp công ty tiếp tục phát triển đúng với sứ mệnh ban đầu của mình, bàn về điều này, Freeman trải lòng, “tại San Francisco và khi bắt đầu, có những mô hình lặp lại khác nhau như Starbucks, những mô hình định nghĩa tuyệt đối về một quán cà phê, rằng thế nào mới được gọi là một quán cà phê, cá nhân tôi không thích những mô hình đó và tôi muốn làm điều gì đó khác biệt. Tôi được nhiều người với nhiều ý kiến khuyên rằng những điểm khác biệt đó sẽ khiến tôi không thành công, nhưng trên thực tế, điểm khác biệt đó lại chính là điều làm nên thành công của Blue Bottle ngày hôm nay, sự khác biệt trong cách pha chế, sự khác biệt khi không rang cà phê quá kĩ, sự khác biệt khi pha cà phê với từng loại sữa theo yêu cầu và tạo hình nghệ thuật tỉ mỉ, những điều đó khiến chúng tôi tốn nhiều công sức hơn một chút, khó hơn một chút, đắt đỏ hơn một chút, nhưng chúng lại chính là những điểm khác biệt hấp dẫn khách hàng.”
Như Nguyễn-Theo TNV