Từng là startup tỷ đô nổi đình nổi đám, giờ doanh nghiệp này đang nghĩ tới kế hoạch sa thải nhân viên.
Công ty công nghệ tư nhân giá trị nhất châu Âu là Checkout.com đã giảm định giá doanh nghiệp xuống 11 tỷ USD. Như vậy, Checkout.com trở thành cái tên mới nhất trong giới startup không tránh được đà giảm của cổ phiếu công nghệ và sự nhạy cảm của nhà đầu tư.
Theo đó, công ty có trụ sở tại London nói với các nhân viên vào tháng trước rằng giá trị doanh nghiệp của họ đã giảm. Cùng với việc giảm giá trị đó, công ty cũng hạ thấp giá mà nhân viên có thể thực hiện mua quyền chọn cổ phiếu. Điều này khiến mức giá hiện tại bị giảm xuống 65 USD thay vì 252 USD/1 cổ phiếu trước đó.
Checkout.com từng được định giá 40 tỷ USD vào hồi tháng 1 sau khi nhiều nhà đầu tư rót vốn vào đây gồm Tiger Global và Franklin Templeton và GIC. Ở thời điểm đó, việc huy động vốn 1 tỷ USD cho thấy giá trị công ty thanh toán này tăng gấp 3 chỉ trong vòng 1 năm.
Những startup bao gồm Stripe và Instacart cũng đang trong tình trạng tương tự trong những tháng gần đây.
Tình trạng của Checkout.com cũng là tín hiệu cho thấy việc lãi suất tăng cao và cổ phiếu công nghệ giảm đã ảnh hưởng tới cả các thị trường tư nhân. Sau khi mạnh tay rót tiền vào các startup vào năm ngoái, các nhà đầu tư mạo hiểm đã rụt rè hơn trong năm nay khiến các công ty buộc phải tập trung vào tạo ra lợi nhuận thay vì theo đuổi tăng trưởng bằng mọi giá.
Checkout.com được thành lập năm 2012 bởi CEO Guillaume Pousaz. Công ty này xử lý các thanh toán cho hàng loạt doanh nghiệp trên khắp mảng thương mại điện tử như Pizza Hut và Netflix.
Công ty này tạo ra một lượng đáng kể từ hoạt động với các công ty tiền số như Binance và Coinbase. Tuy nhiên, nhiều sàn giao dịch tiền số Chứng kiến giao dịch sụt giảm trong năm nay giữa bối cảnh giá các đồng tiền số sụt giảm trong khi đó FTX đã sụp đổ.
Kể từ vòng gọi vốn 1 tỷ USD của Checkoun.com vào tháng 1, giá trị trong lĩnh vực công nghệ đã lao dốc không phanh. Các công ty công nghệ châu Âu dã chứng kiến 400 tỷ USD vốn hóa thị trường bị thổi bay kể từ đỉnh năm 2021. Cũng trong giai đoạn này, các công ty fintech trong khu vực đã chịu ảnh hưởng nặng ví dụ như Klarma giảm từ 46 tỷ SUSD xuống còn 7 tỷ USD.
Các công ty thanh toán nhìn chung đều gặp khó khăn trong năm nay bởi doanh thu thương mại điện tử chững lại. Adyen – một công ty Thụy Điển đã chứng kiến cổ phiếu giảm 40% trong năm nay trong khi đối thủ của Mỹ là Stripe cũng giảm 28% giá trị vào tháng 7.
Stripe cũng sa thải 14% lực lượng lao động vào tháng 11 khi các nhà sáng lập của công ty nói rằng trước đó họ “đã quá lạc quan”. Checkout.com cũng ám chỉ sẽ có đợt sa thải, giảm 5% lực lượng lao động vào tháng 9.
Trong suốt hơn một thập kỷ thị trường tăng giá đáng kinh ngạc được thúc đẩy bởi sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ, đã có những cảnh báo định kỳ rằng thời kỳ tốt đẹp đã kết thúc. Trong một bài luận được lưu hành rộng rãi từ hai năm trước có tựa đề “Coronavirus: Thiên nga đen của năm 2020”, công ty đầu tư mạo hiểm Sequoia Capital đã cảnh báo các công ty khởi nghiệp nên đặt câu hỏi về mọi khía cạnh kinh doanh của họ, bao gồm cả cấp độ nhân sự và liệu họ có khả năng tiếp cận vốn lâu dài hay không. Họ đưa ra lời khuyên: “Không ai phải hối hận khi thực hiện những điều chỉnh nhanh chóng và dứt khoát trước những hoàn cảnh đang thay đổi”.
Tuy nhiên, sau cơn hoảng loạn ban đầu vào mùa xuân năm đó, nhiều công ty công nghệ đã phát triển mạnh trong thời đại đại dịch, khi lãi suất thấp, thị trường tăng vọt và hành vi của người tiêu dùng thay đổi vượt trội hơn bất kỳ sự gián đoạn nào do Covid-19 gây ra. Zuberi cho biết báo động giả này đã khiến những người sáng lập startup khó chấp nhận mức độ nghiêm trọng của tình hình hiện tại vào mùa xuân này.
Nhưng thực tế hiện đang diễn ra. Thị trường chứng khoán sụt giảm vào đầu tháng 5, kết hợp với xung đột Nga – Ukraine leo thang, lạm phát trong nước và đại dịch hiện đã bước sang năm thứ ba. Tất cả đã bắt đầu gây ra những “đau đớn” đáng kể cho các công ty khởi nghiệp giai đoạn sau, và có vẻ như nó sẽ tác động tới các công ty nhỏ hơn trong những tháng tới.
Các nhà đầu tư vẫn không mất niềm tin vào khả năng định hình lại mọi ngóc ngách của nền kinh tế thế giới. Nhưng hệ thống tài chính cũng có tiếng nói. Zuberi nói: “Các công ty không chết vì sản phẩm không tốt. Họ chết vì hết tiền”. Sau sự phản đối ban đầu, người sáng lập đã đặt câu hỏi về lời khuyên của Zuberi đã bắt đầu chuẩn bị cắt giảm chi phí từ 20% đến 30%, loại bỏ một số vị trí công việc và huy động tiền với mức định giá thấp hơn giá trị trước đây của công ty.
Chào mừng bạn đến với thời kỳ suy thoái năm 2022, nơi con đường từ công ty khởi nghiệp nhỏ bé trở thành quái vật trị giá hàng tỷ USD đột nhiên trở nên khó khăn hơn.
Nguồn: Financial Times-Phương Linh-Theo Nhịp sống thị trường