Thời nay, con người và kể cả tuyệt đại đa số thầy thuốc Trung y cũng không biết Trung y thời cổ đại là như thế nào. Văn hóa cổ đại của Trung Hoa được kiến lập trên cơ sở tín Thần, con người tin tưởng Thần, cũng tin tưởng có thể thấy được, thậm chí là tiếp xúc được không gian khác. Cho nên y thuật vào thời đó chính là trực tiếp đánh vào các linh thể gây ra bệnh ở không gian khác.
Lấy ví dụ, kinh lạc và huyệt vị ở cơ thể người có tồn tại ở cơ thể tại không gian khác, cho nên y học hiện đại cũng chưa thực sự hiểu ra sự ảo diệu này. Bản chất của châm cứu chính là khởi tác dụng trên cơ thể người ở không gian khác.
Trung dược trong quá khứ rất coi trọng nơi sản sinh, nghiên cứu “dược liệu chính gốc”, là bởi vì hoàn cảnh địa lý ở mỗi địa phương khác nhau, có đối ứng với trường vật chất khác nhau tại không gian khác, mỗi loại dược liệu ở không gian khác đối với hoàn cảnh sống khác nhau cũng có thích ứng không giống nhau.
Lúc Trung y cổ đại vận dụng Trung dược để trị bệnh, kỳ thực là sử dụng linh thể của dược liệu tại không gian khác để ước chế linh thể gây ra bệnh ở không gian khác. Có lúc sức ước chế của một loại dược liệu đơn nhất đối với bệnh tật không đủ, thì đem mấy loại dược liệu phối hợp lại.
Sự phối hợp dược liệu ở thời cổ đại được nghiên cứu rất nghiêm chỉnh, cực kỳ coi trọng việc tuyển chọn dược liệu và liều lượng dùng, phân thành “quân thần tá sứ”. Có câu nói “dùng dược liệu như dụng binh”, như vậy ở tại không gian khác xem thì có thể là một cuộc chiến đấu.
Danh y thời cổ đại có thể thấy rõ những điều này, cho nên dùng dược liệu rất cao minh, không cần người bệnh dùng quá nhiều dược liệu. Hiện nay, thầy thuốc Trung y thực sự cao minh không còn nhiều nữa, người bệnh uống thuốc mấy mươi đến mấy trăm thang, hiệu quả trị liệu chưa chắc đã tốt.
Dược liệu trước kia là từ thiên nhiên, có khi người hái thuốc phải mạo hiểm sinh mạng đến vách núi để hái, vị thuốc càng có hiệu quả tốt và trân quý như nhân sâm, linh chi, càng rất khó hái, là vì chúng càng có linh tính, thì càng có năng lực. Người cổ tin tưởng vào sự tồn tại của Thần, biết rõ thuận theo Thiên ý, đức lớn nghiệp lực ít, bệnh cũng ít, tác dụng của dược liệu cũng nổi bật.
Con người thời nay tin tưởng vô thần luận, tin tưởng “con người chiến thắng trời cao”, không kiêng kỵ gì mà tạo ra nghiệp lực rất lớn, lại vì qua nhiều kiếp luân hồi không ngừng chuyển sinh mà tạo thành nghiệp lực trong vật chất cũng rất lớn, bị bệnh nhiều lại nghiêm trọng, hiệu quả trị liệu của dược liệu cũng nhỏ.
Ngoài ra, con người đã phá hoại nghiêm trọng hoàn cảnh sinh tồn của mình, dược liệu thiên nhiên càng ngày càng ít, con người dùng lượng lớn nhân công mà trồng trọt dược liệu, cách làm này lại đi ngược với đặc tính của sinh mệnh, trên bề mặt biểu hiện là cùng một loại dược liệu, nhưng ở không gian khác thì khác biệt rất xa, vì vậy hiệu quả trị liệu bị rớt xuống thê thảm.
Trong kho tàng thư tịch cổ vô cùng phong phú, có thể thấy được những ghi chép về thần tích, trong các sách sử thời cổ đại cũng không thiếu những câu chuyện này. “Sử ký – Biển Thước thương công liệt truyện” ghi chép lại: Khách trọ Trường Tang Quân biết Biển Thước không phải người bình thường, quan sát ông hơn mười năm, sau đó bí mật truyền cho ông phương thuốc cấm truyền, dặn ông dùng “nước ở hồ trên” uống thuốc trong ba mươi ngày.
Sau đó đột nhiên không thấy Trường Tang Quân đâu nữa. Biển Thước làm theo lời ông mà uống thuốc, thì có thể thấy người ở bên kia tường, dùng phương pháp này mà đi xem bệnh, có thể thấy được tình hình bệnh tật bên trong tạng phủ của người, nhưng trên bề mặt là dùng chẩn mạch mà có được danh tiếng.
Trong sách còn nhắc đến thời thượng cổ có danh y Du Phụ với y thuật cao siêu, nói ông: “Trị bệnh không dùng các loại phương pháp như sắc thuốc, rượu thuốc, kim châm, đá châm, dẫn đường, mát xa, chườm thuốc nóng,.. Khi cởi bỏ y phục, khám bệnh biết bệnh tật ở nơi nào, thuận theo đường huyệt của ngũ tạng, sau đó cắt da, tách cơ, khơi thông kinh mạch, buộc ga rô, ấn trị tủy não, thụ lý cơ hoành, rửa sạch dạ dày, ngũ tạng, tu luyện tinh khí, cải biến tinh thần khí sắc”.
Trong “Tam Quốc Chí – Phương kỹ truyền” còn ghi chép lại y thuật cao siêu của Hoa Đà, ông dùng ‘ma phí tán’ khiến người bệnh rơi vào trạng thái gây tê rồi tiến hành thủ thuật ngoại khoa.
Tư liệu lịch sử ghi lại Thần y thời cổ đại khi trị bệnh đều có một đặc điểm giống nhau là chẩn đoán bệnh tật rất nhanh gọn, phương pháp trị liệu có hiệu quả rất cao ngoài sự tưởng tượng. Hơn nữa, họ còn nắm vững kỹ thuật rất toàn diện, không giống như bác sĩ hiện nay có y thuật ở một khoa cũng phải dùng cả đời để nghiên cứu. Kỳ thực, chính vì họ đều có công năng siêu thường, có thể thấy được bản chất của bệnh, cũng có thể thấy được bản chất của các loại phương pháp trị liệu.
Khi một người đột phá khỏi tầng thứ thấp nhất ở người thường, từ tầng thứ cao hơn tầng người thường mà xem xét cái lý của người thường, tự nhiên vừa nhìn qua đã biết. Vì vậy, họ có thể xuất hiện để cứu giúp người. Nho sĩ ở thời cổ đại Trung Hoa có một câu nói thế này: “Bất vi lương tương, tức vi lương y”, ý rằng không làm tể tướng giỏi, thì có thể làm thầy thuốc giỏi.
Người có học vào thời cổ đại, đặc biệt là trong nghề y, đều phải nghiên cứu “Chu Dịch”. “Chu Dịch” chính là di lưu còn sót lại từ thời tiền sử, giảng thuật lý ở bên trong phạm vi hệ ngân hà của chúng ta, ở cao hơn tầng người thường, tự nhiên đối với người học y đều có tác dụng chỉ đạo.
Thời cổ Trung Hoa mỗi ngành mỗi nghề đều rất coi trọng “Đức”, có cụm từ là “Đức cao vọng trọng”, tập võ thì giảng võ đức, theo nghề y thì giảng y đức. Hơn nữa, trong lúc truyền thừa đều xem xét rằng:“Không phải đúng người thì không dạy”, tìm không thấy đệ tử có đức hạnh tốt, ngộ tính cao, thì thà rằng không truyền.
Khi tiêu chuẩn đạo đức toàn bộ xã hội đang càng ngày càng thấp, càng lúc càng có nhiều điều tốt đẹp bị thất truyền. Kỳ thực điều này cũng do đạo đức của con người không được nữa rồi.
Con người hiện nay học tập Trung y đều cảm thấy quá bao la, rất nhiều sách y cả đời cũng xem chưa hết; hơn nữa, suốt mấy ngàn năm qua, rất nhiều danh y đề ra rất nhiều luận điểm, phân ra rất nhiều trường phái, con người cả đời cũng không nghiên cứu hết. Là vì người thời nay tự đem những tinh hoa của cổ nhân xem như ngu muội, mê tín, mà chỉ biết từ trong các dược phương của cổ nhân truyền lưu lại cùng với kinh nghiệm của bản thân mà lục lọi, xem xét.
Kỳ thực, có một số sách y thời cổ cũng ghi chép lại những dược phương rất hay, nhưng thầy thuốc hiện nay đã không biết cách dùng nữa rồi, còn cho rằng cổ nhân thổi phồng sự việc. Một đời này không học hết những thứ mà đời trước đã truyền, đời sau lại không học hết những thứ mà đời này truyền, dần dần trở nên suy vong, chỉ còn sót lại chút tinh hoa thất lạc trong dân gian.
Hiện nay, bệnh viện Trung y khi xem bệnh cũng phải làm xét nghiệm như thông thường, chụp X quang, nắn xương cũng phải đóng đinh thép, cũng theo đó mà làm. Bệnh nặng khi trị cũng phải dựa vào Tây y, lúc chẩn đoán cũng càng ngày càng dựa vào công cụ hiện đại hóa. Rất nhiều thầy thuốc Trung y đều cảm thấy có điều gì đó không đúng.
Từ một góc độ khác mà xem xét, nhìn chung lịch sử của y học nhân loại, con người đứng trước bệnh tật đều là bại tướng, khi con người có kỹ thuật đủ để chữa trị bệnh tật đang lưu hành, thì phát hiện ra lại có bệnh mới xuất hiện trị không nổi.
Con người cũng không thoát khỏi sinh lão bệnh tử, cũng chính là nói, người không thể chiến thắng được bệnh tật, bởi vì đó chính là điều siêu xuất khỏi người thường, là do Thần an bài đến để con người tiêu nghiệp.
Tuệ Tâm, theo Zhenjian