Gan là cơ quan ‘thầm lặng’, chúng không có dây thần kinh gây đau. Vì thế bệnh nhân không cảm nhận được sự tổn thương của gan để chủ động đi khám sớm.
Tại sao ung thư gan thường được phát hiện muộn?
Chúng ta vẫn thường nghe bệnh nhân ung thư gan nói rằng họ phát hiện ra bệnh mà không có triệu chứng gì. Họ vẫn ăn ngon, sức khỏe tốt nhưng khi đi khám sức khỏe bất ngờ phát hiện có khối u trong gan và ung thư đã ở giai đoạn muộn. Vì sao lại như vậy?
Giáo sư Lu Wei (Bệnh viện Ung thư Đại học Y Thiên Tân, kiêm Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phòng chống Ung thư gan, Trung Quốc) chỉ ra rằng gan là cơ quan “thầm lặng”, chúng không có dây thần kinh gây đau. Vì thế bệnh nhân không cảm nhận được sự tổn thương của gan và không chủ động đi khám sớm. Khi người bệnh nhận ra dấu hiệu đau thì cũng là lúc bệnh đã tiến triển đến giai đoạn giữa và cuối.
Ung thư gan hình thành từng bước trong cơ thể chúng ta như thế nào?
Nguyên nhân gây ung thư gan tương đối phức tạp và cơ chế bệnh sinh vẫn chưa được hiểu đầy đủ. Giáo sư Lu Wei cho biết, đối với bệnh nhân ung thư gan ở Trung Quốc, 85% tiến hóa từ bộ ba bệnh “viêm gan – xơ gan – ung thư gan”.
Các loại viêm gan siêu vi như viêm gan B, viêm gan C… có thể dẫn đến một chuỗi lặp lại “phá hủy, sửa chữa và tái tạo tế bào gan”. Cuối cùng khiến gan hình thành các nốt xơ gan, dễ hình thành bệnh ung thư.
2 dấu hiệu trên mặt cảnh báo ung thư gan
- Da mặt sạm, xỉn màu
Ở người khỏe mạnh, máu sẽ liên tục lưu thông vì thế trong những trường hợp bình thường thì nước da phải hồng hào, căng bóng. Nhưng nếu da bị sạm và xỉn màu trong một thời gian dài thì bạn cần chú ý hơn, đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh gan.
Khi gan bị tổn thương, khả năng hấp thụ và sử dụng sắt của cơ thể sẽ bị giảm sút, đồng thời quá trình sản xuất máu cũng bị chậm lại khiến da mặt kém tươi tắn. Khi có dấu hiệu này khuyến cáo mọi người nên đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt trước khi ung thư gan hình thành.
Nếu da bị sạm và xỉn màu trong một thời gian dài thì bạn cần chú ý hơn, đây rất có thể là dấu hiệu của bệnh gan.
- Thường xuyên bị mụn trên mặt
Mụn thường xuất hiện do không chú ý vệ sinh da mặt hoặc do nội tiết tố trong cơ thể. Nhưng nếu loại trừ các lý do đó mà mụn vẫn xuất hiện thì cần phải cảnh giác, rất có thể đây là biểu hiện của việc suy giảm chức năng gan.
Khi chức năng gan bị giảm thì khả năng giải độc cũng giảm, lượng độc tố tích tụ nhiều trong cơ thể sẽ biểu hiện qua khuôn mặt, gây mụn bọc. Ngoài việc giữ gìn làn da, cố gắng giảm mụn thì cần phải có biện pháp dưỡng gan kịp thời.
Chúng ta có thể phòng ngừa ung thư ung thư gan bằng cách nào?
Giáo sư Lu Wei cho rằng muốn phòng ngừa ung thư gan thì tốt nhất nên làm tốt ở bước sàng lọc, chẩn đoán sớm. Nếu bạn đã là bệnh nhân viêm gan, bạn phải điều trị tích cực để ngăn chặn con đường dẫn đến xơ gan và ung thư gan.
Mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện ra bệnh. Để phòng tránh bệnh ung thư gan, mọi người nên duy trì lối sống lành mạnh, kiểm tra siêu âm gan thường xuyên, chăm chỉ tập thể dục, có chế độ ăn uống hợp lý và cuối cùng là cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi.
Giáo sư Lu Wei cho rằng muốn phòng ngừa ung thư gan thì tốt nhất nên làm tốt ở bước sàng lọc, chẩn đoán sớm.
Những người cần chú ý tầm soát ung thư gan bao gồm:
– Người nhiễm virus viêm gan B, virus viêm gan C;
– Người uống rượu quá mức;
– Bệnh nhân viêm gan nhiễm mỡ không do rượu;
– Người có tiền sử gia đình mắc bệnh xơ gan, ung thư gan;
– Đàn ông trên 40 tuổi.
Theo Bảo Nam–Phụ nữ Việt Nam