Nhiều khi, chỉ cần chúng ta hiểu được lý do cơ bản để kiếm tiền, đó cũng là điểm yếu của bản chất con người, chúng ta sẽ có thể kiếm tiền dễ dàng hơn và sống cuộc sống mà chúng ta muốn.
Chuyện kể rằng, có một người tên là Vương Ngũ rất thích uống trà, mỗi lần đều đến một quán trà trên phố để uống trà và nghe kể chuyện. Khi bắt đầu, ông chủ sẽ pha trà, đặt nhiều loại trái cây và nước giải khát miễn phí cho anh ta thưởng thức. Tất cả chỉ cần 55 tệ là đủ. Dịch vụ tốt, chuyện kể hấp dẫn khiến cho Vương Ngũ thường hay lui tới mỗi khi rảnh rỗi. Ông chủ nhận thấy Vương Ngũ là một khách hàng thường xuyên nên nói với anh ta rằng ở đây có một khuyến mãi đặc biệt, nếu đến hơn 5 lần một tháng, có thể nhận được một phiếu thưởng trà thượng hạng miễn phí. Vương Ngũ nghe rồi phân tích tường tận trong lòng liền thấy ở đâu ra chuyện tốt như vậy. Ông chủ này quả thực là người phóng khoáng.
Những ngày sau đó, Vương Ngũ không chỉ đến thường xuyên hơn, anh ta còn nói với bạn bè và người thân về sự chu đáo của chủ cửa hàng: trà miễn phí, phục vụ tận tình, có thể nghe kể chuyện và ăn trái cây. Người thân và bạn bè nghe lời Vương Ngũ cũng rất thích thú đến cửa hàng.
Bởi vì những phiếu trà ngon, Vương Ngũ thỉnh thoảng được uống, theo thời gian anh ấy nhận ra rằng mình không thể uống loại trà bình thường ban đầu nữa. Vì vậy anh ta bỏ tiền ra mua trà ngon để uống, giá trà ngon không hề rẻ, một cốc có giá 35 tệ. Nhưng Vương Ngũ cảm thấy mỗi tháng thưởng cho mình vài tách trà ngon cũng không phải không thể chấp nhận được. Ông chủ thấy như vậy, liền cho anh ta một gói quyền lợi khác: nếu đến 6 lần một tháng, Vương Ngũ sẽ trở thành khách hàng nhận huy chương vàng và có thể có 10 cơ hội uống trà ngon. Bằng cách này, anh ta có thể uống trà ngon trong nửa tháng. Điều này khiến Vương Ngũ rất vui.
Nhưng một ngày nọ, ông chủ bỗng nói rằng công việc kinh doanh gặp vấn đề, sẽ không có trà ngon để tặng, mọi người đều là khách hàng bình thường. Nếu muốn uống trà ngon, phải bỏ ra 45 tệ một tháng để trở thành thành viên của quán. Vương Ngũ nghĩ, mỗi tháng tiêu 45 tệ cho việc uống trà có vẻ hơi tốn kém, nhưng nếu không mua thẻ thành viên, sau này đến đây, cũng không tìm được vị trí thích hợp để nghe kể chuyện, không có hoa quả hay điểm tâm miễn phí. Loại trà được phục vụ cũng chỉ là loại trà phổ thông như nước lọc.
Nghĩ đến những đãi ngộ tốt trước đây, Vương Ngũ liền cảm thấy rất không vui, nhưng anh ta cũng biết ông chủ làm ăn, không phải lúc nào cũng có thể ưu đãi. Vì vậy, anh ta không có lựa chọn nào khác ngoài việc mở thành viên. Cuối cùng anh ta đã thích thú trở lại, dịch vụ lần này tốt hơn trước. Vì vậy, anh không để ý tới những gì chủ quán đã làm.
Nhưng điều Vương Ngũ không biết là từ khi mở hội viên, lượng tiêu thụ của anh ta ở quán trà ngày càng nhiều. Vì đã quen với việc hoa quả và điểm tâm miễn phí, tuy nhiên phần này không được tính vào thẻ hội viên nên anh phải bỏ tiền mua. Và nơi anh ta nghe kể chuyện lúc đầu cũng đã bị chiếm giữ bởi những khách hàng giàu có hơn. Nếu muốn có được vị trí ở gần sân khấu hơn anh ta cũng phải trả tiền.
Nửa năm sau, tiền tiết kiệm của Vương Ngũ toàn bộ đã tiêu tán theo cách này.
Mở đầu câu chuyện, Vương Ngũ chỉ muốn tìm một nơi thích hợp để uống trà và nghe kể chuyện, hoàn toàn không phải để mua trà, mua vị trí. Bạn nghĩ gì sau khi đọc câu chuyện này? Tại sao tiền của Vương Ngũ sẽ ngày càng được tiêu nhiều hơn?
Thực ra, câu trả lời rất đơn giản, vị chủ quán trà đã lợi dụng điểm yếu của bản chất con người. Mọi người đều thích tận hưởng và chiếm dụng tiện nghi của người khác. Vì vậy, ông ta sẽ cho mọi người ngọt ngào trước: trà ngon và dịch vụ xuất sắc. Khi mọi người tận hưởng những điều tốt đẹp này, rất khó để thích nghi với việc không có chúng. Vì vậy, họ sẽ vô tình mua những thứ này ở đúng trạng thái ban đầu.
Lấy ví dụ có nhiều người nghèo khi đến thành phố lớn thì rất dễ bị lừa tiêu dùng nhiều hơn thu nhập. Một số người sẽ lợi dụng tâm lý này đưa họ đến những nơi có thể ăn ngon mặc đẹp. Trải nghiệm tốt đẹp lần đầu sẽ khiến họ mong muốn lần thứ hai, thứ ba. Bằng cách này, họ sẽ dần sa vào ham muốn vật chất của bản thân và tiêu tiền nhiều hơn. Đây là lý do tại sao người giàu có tiền, họ không ngừng tìm cách khiến người bình thường được sử dụng dịch vụ thật tốt, sau đó dần dần tách những người đó ra khỏi đãi ngộ tuyệt vời kia khiến họ tình nguyện trả tiền, và cuối cùng trở thành người nghèo. Do đó, nếu hầu bao của bạn chưa có bao nhiêu thì tốt nhất đừng ham vui mà rơi vào những cái bẫy tiêu dùng này. Nếu bạn luôn theo đuổi các dịch vụ mà các doanh nghiệp và những người giàu có đó cung cấp, thì dù bạn có kiếm được bao nhiêu tiền cũng không đủ chi tiêu.
Tất nhiên, nếu bạn muốn trở thành một người giàu, bạn phải học hỏi và để người khác quen với cách phục vụ của bạn, người mà bạn phục vụ càng giàu thì bạn càng kiếm được nhiều tiền. Trong nhiều trường hợp, khi nhìn nhận vấn đề, chúng ta không chỉ nhìn bề nổi, giống như khoảng cách giàu nghèo. Có người cho rằng đó là tư duy, có người nói do giáo dục, nhưng thực ra chỉ kỳ thực chỉ người giàu mới biết sử dụng bản chất con người. Về cơ bản, họ biết ai cũng sẽ mắc sai lầm nhưng chỉ họ mới biết tìm kiếm phương pháp làm giàu từ những sai lầm của người bình thường.
Ví dụ: cô gái nào cũng sợ già đi nên doanh nghiệp không ngừng tung ra các sản phẩm mỹ phẩm, chàng trai nào cũng muốn được khen ngợi thị trường cũng có những chiếc đồng hồ xa xỉ, xe thể thao siêu chói mắt, v.v.
Nhiều khi, chỉ cần chúng ta hiểu được lý do cơ bản để kiếm tiền, đó cũng là điểm yếu của bản chất con người, chúng ta sẽ có thể kiếm tiền dễ dàng hơn và sống cuộc sống mà chúng ta muốn.
Theo Minh Châu-Doanh nghiệp và tiếp thị