Rốt cuộc, họ có những phẩm chất đặc biệt nào khiến nhiều người sẵn sàng đi theo đến vậy?
Để có thể trở thành người đứng đầu một “tập đoàn” trong thời kỳ phong kiến, người lãnh đạo ắt phải có những điểm hơn người. Lưu Bang và Chu Nguyên Chương đều là những nhà lãnh đạo giỏi nhất ở thời đại họ sống, tại sao họ lại có thể trở thành những nhà lãnh đạo? Họ cũng sử dụng những thủ đoạn tàn ác, nhưng tại sao vẫn có nhiều người sẵn sàng đi theo?
Vậy cấp dưới của họ nghĩ gì về họ? Họ có những phẩm chất đặc biệt nào khiến nhiều người sẵn sàng đi theo họ đến vậy?
- Trước hết, họ quyết đoán vào những thời điểm quan trọng
Đưa ra quyết định, việc tưởng chừng như đơn giản nhưng thực ra lại không phải việc dễ dàng. Bởi lẽ mỗi một quyết định mà bạn đưa ra đều có thể quyết định sự sống chết của cả một nhóm người trong tương lai.
Khi trách nhiệm tăng lên, khả năng đưa ra quyết định của người lãnh đạo ngày càng chịu nhiều thách thức.
Lưu Bang là một người quyết đoán. Khi tất cả các hoàng tử trên thiên hạ đều không dám tấn công Hàm Dương, sau khi Lưu Bang biết được người đầu tiên vào Quan Trung sẽ là vua, ông quyết định tiến đến Quan Trung mà không hề suy nghĩ. Cần phải biết, so với các chư hầu, Lưu Bang lúc bấy giờ vẫn là một vai trò không mấy nổi bật. Nhưng lần lộ mặt này khiến mọi người chú ý tới nhân vật này. Sự lựa chọn này mang tính chất quyết định đối với Lưu Bang. Bởi lẽ sau khi vào Quan Trung, Lưu Bang có thể xưng Vương ở nơi giàu có nhất thiên hạ. Một ví dụ khác là việc chọn Hàn Tín làm tướng quân, Lưu Bang thấy Tiêu Hà chân thành tiến cử Hàn Tín như vậy, liền biết Hàn Tín không hề đơn giản. Ông không hiểu gì về Hàn Tín nhưng lại phong Hàn Tín làm tướng quân và giao quân đội cho Hàn Tín quản lý.
Nếu là thủ lĩnh khác, ai dám phong Hàn Tín làm tướng quân vào lúc này? Làm vậy không phải có nghĩa là đem của cải và tính mạng của bản thân và biết bao nhiêu con người cho một người lạ sao? Lưu Bang dám đưa lựa chọn như vậy, đó là lý do vì sao ông có thể trở thành người lãnh đạo.
Tương tự như vậy, Chu Nguyên Chương cũng rất giỏi trong việc đưa ra quyết định. Sau khi chiếm được thành Kim Lăng, Chu Nguyên Chương lập tức quyết định xây dựng thủ đô ở đây mà không hề suy nghĩ nhiều. Tại sao? Bởi vì địa hình ở đây rất tốt, dễ phòng thủ khó tấn công, còn có thể kiểm soát được phía Đông Nam.
Phía Bắc vẫn do nhà Nguyên thống trị, trong khi phía Nam có Trần Hữu Lượng ở phía Tây Nam, Trương Sỹ Thành và Chu Nguyên Chương ở phía Đông Nam. Chu Nguyên Chương muốn lợi dụng vị trí địa lý của Kim Lăng để cắt đứt hướng Đông Nam, quả thực là một nước đi tốt. Nhưng Kim Lăng lại nằm ngay trước mắt Trương Sỹ Thành, vì vậy, đại đa số người thật sự không dám xây dựng kinh đô ở đây.
- Thứ hai, họ có đủ nguồn lực
Cho dù có khả năng lãnh đạo, muốn trở thành lãnh đạo, trên thực tế không phải là chuyện dễ dàng. Bởi lẽ tất cả mọi người đi theo bạn không thể nào sống dựa vào không khí, phải không? Đó là lý do vì sao bạn cần có một nguồn tài nguyên nhất định. Bất kể là về vật chất hay chiến lược, trong tay người lãnh đạo buộc phải có một tiềm lực nào đó.
Lưu Bang khi mới khởi nghĩa, không có gì trong tay. Vậy ông dựa vào đâu mà được nhiều người đi theo tới vậy? Rất đơn giản, ông dựa vào những người bạn đáng tin cậy của mình. Có những người này bên cạnh, Lưu Bang tự nhiên có phong thái của một lãnh đạo. Những người bạn của Lưu Bang đều là những người mà ông chơi mười mấy năm, đó là nguồn tài nguyên quý báu của ông. Những người đó tuy không phải là những người có kinh nghiệm chiến trường, nhưng quý ở chỗ họ đều một lòng theo Lưu Bang. Sau này, khi thế lực của Lưu Bang ngày càng mạnh, tiền tài và binh mã cũng ngày một nhiều hơn, những người tài giỏi như Trương Lương, Hàn Tín cũng tình nguyện muốn đi theo ông. Bởi lẽ họ đều cho rằng Lưu Bang khi ấy đã có đủ tư cách để tranh thiên hạ với Hạng Vũ.
Về Chu Nguyên Chương, bản thân ông ban đầu cũng không sở hữu tài nguyên nổi bật. Kể từ khi cưới được Mã hoàng hậu, một người có nguồn lực, mọi thứ đã thay đổi.
Mã hoàng hậu là con gái nuôi của Quách Tử Hưng, thủ lĩnh quân khởi nghĩa, vì vậy, Chu Nguyên Chương có cơ hội trở thành tri kỷ của Quách Tử Hưng. Từ đó trở đi, Chu Nguyên Chương có thể tận hưởng mọi nguồn lực của Tập đoàn Quách Tử Hưng, những người anh em dưới quyền nhìn thấy tương lai của Chu Nguyên Chương, vì vậy, họ sẵn sàng đi theo ông.
- Họ là những người trọng toàn cục, không phán đoán sự việc dựa trên cảm xúc cá nhân
Bất kể lãnh đạo nào, nếu chỉ quan tâm tới được mất của bản thân, không màng đại cục, sẽ không có mấy người sẵn sàng đi theo.
Ngược lại, một lãnh đạo dù làm bất cứ chuyện gì cũng đều nghĩ tới toàn cục, người sẵn sàng đi theo tự nhiên sẽ không thiếu.
Bởi lẽ mọi người khi nhìn vào người lãnh đạo, họ sẽ nhìn vào việc vào thời khắc mấu chốt, liệu người lãnh đạo có quan tâm tới lợi ích của tất cả mọi người hay không.
Chẳng hạn như Lưu Bang, ông quyết định vào Quan Trung hoàn toàn không phải vì lợi ích cá nhân, những huynh đệ của ông cũng được lợi không ít. Trong tiệc Hồng Môn Yến, ông tự gánh lấy nó một mình, bởi lẽ chỉ mình ông mới có thể đủ sức cứu lấy tập đoàn của bản thân.
Để tâm tới lợi ích của cấp dưới là điều quan trọng nhất mà bất cứ lãnh đạo nào cũng cần chú ý tới.
Thiên hạ rộng lớn, tất cả cũng chỉ gói gọn trong hai chữ “lợi ích”. Không đồ danh không đồ lợi ích, vì sao người khác lại theo bạn giành thiên ạ?
Là một lãnh đạo, nhất định phải biết nghĩ cho lợi ích của cấp dưới. Lương cao, phúc lợi tốt, thưởng nhiều, một công ty tốt như vậy, nhân viên nào lại không muốn cống hiến cho?
Doanh nghiệp không phải là nơi giảng giải về cái lý cái tình, nhân viên cũng chỉ vì muốn có được lợi ích, mới lựa chọn ở lại doanh nghiệp này. Là một lãnh đạo, nhưng lại chỉ biết nói chuyện tình nghĩa, né tránh vấn đề lương thưởng, doanh nghiệp như vậy, chắc chắn không thể đi xa.
Theo Như Nguyễn-Theo Phụ nữ số