Nhân tố góp phần rất lớn vào thất bại của Hạng Vũ chính là cách quản lý của ông. Những sai lầm này, mỗi một cái đều là một đòn chí mạng với các nhà lãnh đạo nói chung.
Rất nhiều người không hiểu vì sao một người vô lại như Lưu Bang lại có thể thắng một đại anh hùng như Hạng Vũ? Bất kể là về năng lực cá nhân hay xuất thân, Lưu Bang đều kém Hạng Vũ rất xa. Nhưng sau cùng, kết quả lại là Lưu Bang thắng, Hạng Vũ thua.
Hạng Vũ là một đại anh hùng, đây là sự thật, nhưng nếu đứng trên phương diện một nhà lãnh đạo để xem xét thì Hạng Vũ thực sự “chưa ăn thua”. Nhân tố góp phần rất lớn vào thất bại của Hạng Vũ chính là cách quản lý của ông. Những sai lầm này, mỗi một cái đều là một đòn chí mạng với các nhà lãnh đạo nói chung.
- Sát phạt quá tàn nhẫn, đánh mất lòng người
Hạng Vũ rất tàn bạo, giai đoạn khởi nghiệp vốn dĩ nên là giai đoạn lấy lòng người, nhưng “sát tâm” của Hạng Vũ quá nặng. Ân Thông, Tống Nghĩa, Hoài Vương, Tử Anh… tất cả những người vốn không nên giết thì Hạng Vũ đều giết sạch, để rồi sau cùng cô độc. Về điểm này, những lãnh đạo hiện thời nên xem nó là một bài học, nếu quá khắc nghiệt với cấp dưới, sau cùng chẳng ai còn muốn chơi với bạn.
- Nặng kinh doanh, xem nhẹ quản lý
Hạng Vũ có một khuynh hướng chủ nghĩa anh hùng cá nhân rất nặng, trọng vũ lực, xem nhẹ đầu óc. Vì vậy, bên dưới ngoài các mãnh tướng như Long Thư, Anh Bố, Quý Bố ra, không có một tài năng nào thực sự giỏi về mưu lược trong đoàn đội của mình. Về điểm này, Lưu Bang thông minh hơn Hạng Vũ một bậc, nào là Tiêu Hà, Hàn Tín, Trần Bình, Trương Lương… những người biết dùng đầu óc không hề ít. Quản lý doanh nghiệp nếu chỉ chăm chăm vào kinh doanh mà lơ là việc quản lý thì sau cùng cũng khó mà đi được đến đâu.
- Phân chia không hợp lý, gây ra mâu thuẫn nội bộ
Sau khi diệt Tần, phương án phân phong chư hầu đã phản ánh sự thiếu sót trong lãnh đạo của Hãng Vũ rất rõ nét. Nhất bên trọng, nhất bên khinh, phân chia không hợp lý dẫn đến sự bất mãn trong quần thần, trực tiếp dẫn tới các cuộc dấy binh tạo phản của những người như Điền Vinh, Bành Việt, Trần Dư. Là một lãnh đạo, xử thế nên biết cách phân chia cho đúng người đúng việc bằng không thì làm sao cho hợp lý, có vậy mới có được sự tín nhiệm của mọi người.
- Không nỡ ban thưởng vật chất
Hạng Vũ trông thì có vẻ khí khái anh hùng, nhưng lại có một khuyết điểm là khá keo kiệt. Dùng cách nói của quản lý hiện đại thì chính là “không nỡ chia cho người khác tiền”. Cấp dưới cùng Hạng Vũ vào sinh ra tử, công thành đoạt đất, nhưng Hạng Vũ một không nỡ ban tiền cho họ, hai không nỡ phong đất. Mọi người theo bạn, sau cùng chẳng phải là muốn mưu cầu cái vinh hoa phú quý ư, lãnh đạo keo kiệt như vậy, ai muốn bán mạng cho bạn.
- Do dự
Một khuyết điểm lớn trong tính cách của Hạng Vũ chính là không dứt khoát. Chẳng hạn như ở Hồng Môn Yến, vốn dĩ Hạng Vũ đã có cơ hội để giết Lưu Bang, nhưng lại để những lời nói của Lưu Bang đánh lạc hướng, cứ do dự không quyết, cuối cùng bỏ lỡ mất thời cơ tốt. Vào những thời khắc quyết định, khi cần dứt khoát lại không dứt khoát, đây là một điểm yếu chí mạng.
- Tầm nhìn chiến lược ngắn hạn
Hạng Vũ sau khi vào được Tần đã làm ba việc: giết Tử Anh, đốt Hàm Dương cung, cướp mỹ nữ và châu báu, rồi sau đó thì “áo gấm về làng”. Có người khuyên Hạng Vũ nên ở Quan Trung định đô, ông liền nói: “Một người có tiền rồi, nếu không về quê nhà cho người ta biết, thế khác nào mặc quần áo đẹp rồi ra đường vào buổi đêm?” Tầm nhìn chiến lược ngắn hạn như vậy, thất bại cũng là có cái lý.
- Bảo thủ, không nghe ý kiến góp ý
Lại một điểm yếu chết người nữa của Hạng Vũ chính là luôn cao ngạo, tự cho mình là nhất, nghe không lọt tai ý kiến của cấp dưới, vì vậy mà những người tài như Hàn Tín hay Trương Lương mới lần lượt bỏ sang đầu quân cho Lưu Bang. Giai đoạn Sở Hán tranh hùng khốc liệt nhất, Hạng Vũ muốn lôi kéo Hàn Tín về phía mình, Hàn Tín nói: “Khi tôi ở phía Hạng Vương, quan không qua nổi lang trung, chức không qua nổi chấp kích, phát ngôn không được lắng nghe, mưu kế không được trọng dụng, vẫn nên là thôi đi thì hơn.”
- Hay hoài nghi
Hạng Vũ tuy là bậc chức cao vọng trọng nhưng cái tính cách của ông lại không tỷ lệ thuận với xuất thân đó của ông chút nào. Phạm Tăng vốn là Á Phụ, gia nhập Hạng thị kể từ thời chú của Hạng Vũ, luôn một lòng trung thành với gia tộc họ Hạng, nhưng chỉ vì một chút kế ly gián của Lưu Bang thôi, Hạng Vũ ngay lập tức hoài nghi Phạm Tăng, khiến Phạm Tăng tức giận mà “nghỉ việc”, đẩy nhanh quá trình diệt vọng của Hạng Vũ.
- Nâng đỡ người quen, không nhìn năng lực
Tào Cữu vì từng cứu chú ở Hạng Vũ, vì vậy, không cần biết Tào Cữu có tài năng hay không, luôn tỏ ra tin tưởng và tín nhiệm vô điều kiện. Giai đoạn Hán Sở tranh hùng, Tào Cữu được phong chức quan to nhất việc chủ quản quân sự. Việc vận chuyển lương thực của Hạng Vũ bị đứt đoạn, khi thảo phạt Lưu Bang, đã dặn dò Tào Cữu phải trấn thủ được Huỳnh Dương 15 ngày, vậy mà không tới 5 ngày, Tào đã để mất Huỳnh Dương. Vậy mới nói, màu sắc gia đình quá mạnh mẽ chính là điểm yếu trong phát triển của một doanh nghiệp.
- Khả năng chịu áp lực kém
Hạng Vũ là người rất nhạy cảm. “Sử Ký” rất nhiều lần ghi chép việc Hạng Vương “nộ” (tức giận), có thể thấy, Hạng Vũ không giỏi kiếm soát cảm xúc của mình. Một người có khả năng kiểm soát cảm xúc kém thì thường không giỏi chịu được áp lực. Trong trận Cai Hạ, Hạng Vũ vốn dĩ có thể phá được vòng vậy, nhưng lại từ chối sự giúp đỡ của người lái đò, tự mình kết liễu tại đây. Gặp khó khăn, không nghĩ cách làm sao để vực lại, ngược lại buông xuôi mọi thứ, khả năng chịu đựng áp lực của Hạng Vũ quả thực không thể tâng bốc được.
Như Nguyễn-Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị