Trong giai thoại cổ kim, có một số đứa trẻ không lâu sau khi sinh ra đã có thể nói những lời cao thâm, tựa hồ như mang theo trong mình ký ức tiền kiếp, xuất hiện những tài năng thiên phú, và trở thành những đứa trẻ thiên tài…
Ví dụ, mười tám tháng sau khi nhà văn Anh – Magoli chào đời, câu hỏi nhân sinh đầu tiên được nêu ra là: “Có phải khói từ ống khói đến từ địa ngục không?” Khi triết gia John Stuart Mill người Anh lên ba tuổi, ông đã có thể nói, viết và dịch thông thạo tiếng Hy Lạp. Thiên phú ngôn ngữ của họ được cho là có khả năng đến từ ký ức tiền kiếp. Trẻ sơ sinh đã có thể có tri thức phi thường như vậy, trong quan điểm luân hồi chuyển sinh, nó thường được hiểu là có liên quan đến các kỹ năng sống từ đời trước.
Các phương tiện truyền thông từng đưa tin một bé gái người Bulgaria có thể nói tám thứ ngôn ngữ khi chưa đầy hai tháng tuổi, bao gồm tiếng Nga, tiếng Bungari (Slavic), tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Romance, tiếng Litva trong ngữ hệ Latinh; và các phương ngữ Ả Rập trong ngữ hệ Semitic. Vụ việc này đã gây chấn động mạnh trong giới học thuật. Chiểu theo các quan niệm cố hữu mà lý giải, thì chắc chắn là một thách thức lớn.
Ông Ligoria Toves của “Học hội thuyết tái sinh” ở Moscow, Liên Xô cũ đã giải thích vấn đề này bằng “mật mã di truyền của trí tuệ”, được không ít học giả ủng hộ, nhưng cũng bị nhiều chuyên gia phản đối. Nếu vấn đề nan giải này được lý giải dưới góc độ luân hồi, thì có lẽ kiếp trước cô bé ấy đã thông thạo nhiều ngôn ngữ; và sau khi chuyển sinh, nhờ ký ức về tiền kiếp, cô bé đã xuất hiện những tri thức siêu thường mà những đứa trẻ bình thường không có.
Về luân hồi chuyển thế, Trung Quốc cổ đại đã có những ghi chép liên quan, con người ngày nay cũng có thể nhìn thấy những biểu hiện phi thường của một số hài nhi. Trong bài “Lai lịch kỳ lạ! Vị lương thần được sinh ra để phụ tá Hoàng đế Khang Hy”, chúng tôi đã từng giới thiệu về sự tích Lý Vị (1625-1684). Vào ngày đầu tiên ra đời, ông đã mở miệng và nói rằng bên ngoài trời đang có tuyết. Trong bài báo “Những quan viên triều Thanh nhớ lại ký ức tiền kiếp”, kể rằng vào ngày Lý Vân Khánh ra đời, ông đã hướng về Lý gia mà hỏi về Giang Bích, người bạn hữu của ông từ tiền kiếp.
Trong một câu chuyện vào thời nhà Minh, có người sau khi chuyển sinh không chỉ mang theo tri thức của kiếp trước, mà còn mang theo cả nỗi sợ hãi của kiếp trước. Vào năm Gia Kinh thứ 23 của Minh triều (1544, năm Giáp Thần), Trần Sỹ Nguyên (1516-1597) sau khi đỗ tiến sỹ hạng nhì, đã có một bữa tiệc cùng với người bạn đồng niên của mình là Trương Tử Trưng.
Trương Tử Trưng chỉ vào Triệu Sinh đang ngồi bàn trên và nói rằng: kiếp trước của Triệu Sinh là con nhà họ Triệu, và là một “tăng quảng sinh” (sinh viên được triều đình nuôi ăn học). Có một mùa hè, Triệu Sinh đã nghênh tiếp quan viên đốc học, bị say mềm sau khi uống rượu, ngủ gục dưới gốc cây. Người bên cạnh dùng nước lạnh dội vào đầu mong làm ông tỉnh lại, nhưng kết cục ông đã mất hút. Hồn của Triệu Sinh đã phách tán, nguyên thần phiêu đãng tứ xứ, bay đến bên một dòng suối.
Nguyên thần của Triệu Sinh nhìn thấy một con chó, sợ rằng con chó sẽ cắn mình. Khi ấy có một người phụ nữ mang thai đang đứng bên cạnh ông, và ông lập tức nấp bên cạnh nữ nhân. Trong trạng thái bất tri bất cảm, nguyên thần của ông đã y nhiên tiến nhập vào bào thai của người phụ nữ. Đêm đó, sản phụ sinh hạ được một bé trai. Triệu Sinh mở mắt ra xem, phát hiện thân thể của mình đã trở thành một hài nhi, lập tức minh bạch rằng mình đã thác sinh vào gia tộc này.
Sản phụ xuất thân từ các gia đình nghèo ở miền bắc Trung Quốc không ở cữ. Ba ngày sau khi sinh con, người chồng đi làm đồng, người phụ nữ chuẩn bị cơm nước ở nhà, và muốn mang đồ ăn cho chồng. Lúc đó, trước giường có một con chó, hài nhi chuyển sinh của Triệu Sinh nhẫn không nổi đã nói với người phụ nữ: “Khi mẹ đi ra ngoài phải đóng cửa lại, đừng để chó chạy vào làm tổn thương con”.
Người phụ nữ nghe xong sửng sốt, vội vàng chạy ra đồng kể lại sự việc cho chồng. Khi chồng cô về, liền nói đứa trẻ là yêu quái, cầm cuốc lên định đánh, hỏi: “Mày nói cái gì vậy?” Triệu Sinh sợ đến mức không dám nói nữa. Ông ấy đã chịu đựng nó trong hai hoặc ba năm, rồi mới dám mở miệng nói. Khi lên năm tuổi, một ngày nọ, Triệu Sinh đang trên đi đường thì nhận ra người thân ở kiếp trước của mình.
Dân gian bách tính thường nói, một người trước khi chuyển sinh phải uống bát canh Mạnh Bà để rửa sạch ký ức kiếp trước. Nhưng Triệu Sinh là một ngoại lệ. Có lẽ lúc thác sinh ông đã bỏ qua tình tiết này nên dù không học thi thư, ông vẫn lưu giữ được ký ức tiền kiếp và nhớ tất cả những cuốn sách mà ông đã đọc ở kiếp trước cùng những lời ông nói. Chữ viết của ông cũng tương tự như của kiếp trước, nét chữ cũng vậy. Và sau khi chuyển sinh, Triệu Sinh cũng là một “tăng quảng sinh”.
Trong số những vị khách tham dự bữa tiệc lúc đó có Trương Mậu Tham từ Tây An và Vương Khả Dung từ Thành Đô. Họ từng làm thơ để ghi chép lại giai thoại chuyển sinh này.
Theo Tống Bảo Lam, Epoch Times-Hương Thảo biên dịch