Thậm chí, Quảng Ninh còn có một báu vật khác ở đáy biển gần 9 tỷ tấn.
Theo công bố của Bộ Tài nguyên và Môi trường dựa trên điều tra cơ bản, vùng biển Việt Nam chứa khoảng 35 loại hình khoáng sản với trữ lượng khai thác khác nhau từ nhỏ đến lớn, thuộc các nhóm: nhiên liệu, kim loại, vật liệu xây dựng, đá quý và khoáng sản lỏng.
Báo cáo của bộ này cho đã xác định có trên 300 mỏ và điểm quặng, điểm khoáng có hóa sắt, trên 59 mỏ điểm quặng titan. Kết quả điều tra, đánh giá cho thấy vùng bờ Việt Nam có trữ lượng titan – ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…) khoảng 600 triệu tấn.
Ven biển nước ta đã phát hiện được các sa khoáng, khoáng vật nặng của các nguyên tố hiếm quý, như: titan, ziacon, xeri. Một số mỏ cát vật liệu xây dựng dưới đáy biển ở Quảng Ninh và Hải Phòng với trữ lượng trên 100 tỷ tấn và một dãy cát thạch anh ngầm dưới đáy biển Quảng Ninh (gần 9 tỷ tấn).
Vùng bờ Việt Nam có trữ lượng titan – ilmenit (bao gồm cả zircon, monazite…) khoảng 600 triệu tấn.
Luận án tiến sĩ kỹ thuật của Nghiên cứu sinh Lê Quí Thảo tại Trường ĐH Mỏ – Địa chất nêu: Thành phần trong quặng titan sa khoáng ven biển bao gồm các khoáng vật nặng như ilmenit, rutil, zircon, monazit… Tỷ lệ các khoáng vật nặng trong quặng không giống nhau giữa các khu vực, vì thế giá trị kinh tế của chúng cũng khác nhau.
Các kết quả tìm kiếm, thăm dò đã phát hiện và xác định quặng titan sa khoáng ven biển của Việt Nam có giá trị công nghiệp và phân bố trong các tầng trầm tích biển tuổi Pleistocen và Holocen, bao gồm 2 loại quặng chính. Quặng titan sa khoáng phân bố trong tầng cát đỏ có tuổi Pleistocen gắn kết yếu, tập trung ở các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa – Vũng Tàu với tổng diện tích khoảng 1000 km2.
Quặng titan sa khoáng phân bố trong trầm tích cát xám có tuổi Holocen, phân bố ở các tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.
Các mỏ quặng titan sa khoáng ven biển của Việt Nam chủ yếu được khai thác lộ thiên bằng công nghệ khai thác bằng sức nước tuyển thô trọng lực trên các giàn vít xoắn. Tinh quặng thu được sau khi tuyển trên giàn vít xoắn được vận chuyển bằng ôtô về xưởng tuyển tinh. Tại đây, bằng hệ thống lò sấy, tuyển từ, tuyển điện, tinh quặng được phân chia thành các sản phẩm ilmenit, zircon, ruti….
Cát biển Sóc Trăng có thể là nguyên vật liệu đắp nền cao tốc
Theo Viện Khoa học và Công nghệ Mỏ – Luyện kim, Việt Nam đầu tư và đưa vào vận hành một số cơ sở chế biến sâu (5 nhà máy xỉ, 2 nhà máy hoàn nguyên ilmenit, 8 nhà máy nghiền zircon), đã góp phần dịch chuyển cơ cấu sản xuất, bước đầu đã tạo ra các sản phẩm có giá trị kinh tế cao hơn.
Với 8 nhà máy tuyển và nghiền mịn zircon với gần 45.000 tấn/năm, đặc biệt có nhà máy của Hà Tĩnh sản xuất được zircon siêu mịn (< 5 và 10 µm), đã đáp ứng được một phần nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
6 khu vực khai thác cát biển Sóc Trăng, trữ lượng khoảng gần 14 tỷ m3, bổ sung nguyên vật liệu đắp nền cao tốc miền Tây. Ảnh minh hoạ: Tạp chí GTVT.
Với 2 nhà máy hoàn nguyên ilmenit, trong đó 1 nhà máy đang hoạt động (gần 10.000 tấn/năm) đã cung cấp nguyên liệu cho sản xuất que hàn trong nước và xuất khẩu.
Có 5 nhà máy xỉ titan đã xây dựng, đi vào sản xuất với tổng công suất khoảng 80.000 tấn/năm đạt các chỉ tiêu chất lượng khả quan, sản phẩm xuất khẩu, được khách hàng chấp nhận.
Bên cạnh đó, trữ lượng cát thủy tinh của 13 mỏ đã được thăm dò khoảng 144 triệu m3 tập trung ở các tỉnh Nam Trung Bộ – đây là loại khoáng sản quan trọng cho sản xuất công nghiệp xây dựng. Hoặc mới đây, 6 khu vực có thể khai thác cát biển của tỉnh Sóc Trăng với trữ lượng khoảng gần 14 tỷ m3 góp phần bổ sung nguyên vật liệu đắp nền cho các tuyến cao tốc ở miền Tây.
Bên cạnh đó, tiềm năng nước biển cũng rất lớn, với các dạng năng lượng biển khác như: băng cháy, năng lượng thủy triều, năng lượng sóng, năng lượng hạt nhân nước nặng từ nước biển.
Theo Dy Khoa–Đời sống & pháp luật