“Quy tắc 3 phút” này có thể khiến bản thân bạn trở nên tốt hơn mỗi ngày.
Điều chúng ta cần học, cần làm rất nhiều nhưng thời gian thì có hạn. Việc bạn tận dụng tốt “3 phút” và lãng phí “3 phút” nếu ngày một, ngày hai sẽ không có khác biệt nhiều. Nhưng theo thời gian, điều này sẽ tạo ra một khoảng cách lớn giữa người với người.
Nếu biết áp dụng “quy tắc 3 phút” sau đây, bạn sẽ thấy mình có những chuyển biến rất tích cực, tạo ra một phiên bản tốt hơn của chính mình, biết càng sớm càng có lợi cho tương lai.
- Khi nói chuyện, cần suy nghĩ trước 3 phút
Bạn có bao giờ phát hiện ra rằng nhiều cuộc cãi vã, hiểu lầm trong cuộc sống đều do lời nói vội vàng gây ra không? Không có ác ý nhưng có những câu nói vô tình đã làm tổn thương, xúc phạm người khác.
Vốn dĩ họ có ý tốt nhưng vì không thể diễn đạt nên bị chê trách. Mở miệng nói thì dễ nhưng giao tiếp tốt thì không dễ.
Suy nghĩ kỹ trước khi nói để không nói lời tổn thương người khác mà không hay biết. Nghĩ trước khi nói để rắc rối không tìm đến bạn.
Khi bạn cảm thấy muốn nói điều gì phán xét người khác, hãy dừng lại 3 phút và tự hỏi bản thân xem sự thật có phải vậy không, bạn có hiểu tất cả về họ không. Khi bạn muốn tranh luận với ai đó, hãy dành 3 phút để suy nghĩ về cách tốt hơn để thể hiện bản thân. Dành chút thời gian cho sự im lặng là lòng tốt lớn nhất đối với bản thân và người khác.
- Muốn làm gì, hãy bắt đầu trong 3 phút
Trì hoãn là thói quen khó bỏ, “căn bệnh” mà nhiều người mắc phải. Trong công việc hay cuộc sống, cứ trì hoãn, đến phút cuối cùng khi kết quả không tốt lại tự an ủi: “Đó là do mình chưa có đủ nhiều thời gian để chuẩn bị”.
Tâm lý học có một “quy tắc 3 phút” nổi tiếng. Tốt nhất hãy làm những gì bạn muốn trong vòng 3 phút, nếu không bạn sẽ tiếp tục trì hoãn hoặc thậm chí bỏ cuộc.
Vì vậy, đừng sợ thất bại, cũng đừng trì hoãn vì sợ không thành công, bắt tay vào thực hiện điều mà mình nghĩ đến là lựa chọn tốt nhất. Chỉ bằng cách bắt đầu sớm, gần như ngay lập tức, bạn mới có thể thoát khỏi sự trì hoãn và đạt được những mục tiêu của mình. Điều đánh bại sự trì hoãn, sự bối rối và lo lắng luôn là hành động cụ thể.
- Khi tức giận, hãy bình tĩnh trong 3 phút
Có một câu chuyện: Ngày xưa, có một người đàn ông vô tình nhặt được một chiếc ấm trà bằng đất sét màu tím quý giá và vô cùng yêu thích nó.
Không ngờ, một đêm nọ, ông trở mình trong lúc ngủ, vô tình làm đổ ấm trà, nắp ấm trà rơi xuống đất. Sau khi tỉnh dậy, ông rất khó chịu, tưởng nắp đã mất, giữ ấm có ích gì? Ông chộp lấy ấm trà và ném nó ra ngoài cửa sổ.
Không ngờ, buổi sáng, anh phát hiện nắp ấm rơi xuống đôi giày bông của mình mà không hề bị hư hại gì. Người đàn ông cảm thấy rất tiếc nuối, sau đó tưởng ấm trà đã mất rồi, giữ nắp lại có ích gì nên đã dẫm lên nắp và đập vỡ nó thành từng mảnh. Sau khi bước ra khỏi cửa, người đàn ông ngẩng đầu lên thì bất ngờ nhìn thấy chiếc ấm trà vứt đi đêm qua vẫn còn nguyên vẹn trên cành cây…
Những người thực sự trưởng thành biết cách giải quyết mọi việc một cách có suy nghĩ kỹ càng, biết tính toán.
Trong một trường hợp nào đó, khi bạn cảm thấy khó chịu, tức giận, hãy thử hít thở sâu vài lần và đếm từ 0 đến 100. Cố gắng để bình tĩnh lại chính là để lại lối thoát cho chính mình.
Người làm việc gì cũng có sự chuẩn bị trước thì dễ được số phận ưu ái hơn. Đừng đánh giá thấp những phút giây đó, nó không chỉ thể hiện quan niệm về thời gian của một người mà còn phản ánh thái độ đối với cuộc sống.
Hầu hết những người làm mọi việc sớm 3 phút đều có ý thức rõ ràng về thời gian và nguyên tắc. Quy tắc “3 phút” này cũng giúp họ tự luyện tập, rèn giũa bản thân, đưa bạn gần hơn đến thành công.
Theo: Aboluowang-Minh Nguyệt-Theo Đời sống Pháp luật