Người gieo nhân tốt thì được quả tốt, người gieo nhân xấu thì nhận quả xấu.
01. Người thất bại vì tính cách cực đoan
Nếu một người có năng lực nhưng không thể hiện ra thì sẽ cảm thấy mình “không có năng lực”. Khi một người có địa vị, nếu không đè bẹp được đà của người khác, người đó sẽ cảm thấy địa vị của mình chưa đủ cao.
Giữa công khai và kiềm chế, con người có xu hướng lựa chọn công khai. Đây là bản chất.
Vào thời Bắc Tống, có một học giả tên là Hồ Đan, cha là quan huyện ở Sơn Đông. Gia đình có điều kiện nên Hồ Đan từ nhỏ đã sống trong nhung lụa, làm việc gì cũng thuận lợi, suôn sẻ.
Một ngày nọ, có một vị khách đến nhà Hồ Đan chơi. Cha của Hồ Đan dù biết thân thế không bằng nhưng vẫn tiếp đãi bình thường, quý trọng hiền tài, đánh giá cao năng lực. Trái ngược lại với cha, Hồ Đan tỏ ra coi thường vị khách. Không ngờ năm thi đó, vị khách đứng đầu khoa bảng, trở thành quan lớn triều đình.
Còn Hồ Đan do cũng là người có tài nên được trọng dụng nhưng tính cách thất thường, cảm xúc không ổn định nên dù lên được vị trí cao nhưng sau này bị giáng chức. Những năm cuối đời, Hồ Đan sống trong nghèo khó, đến khi mất không có tiền mai táng.
Trong cuộc sống, ai cũng sẽ có điều gì đó để tự hào. Tuy nhiên, bạn không nên tự cao tự đại, khoe khoang thành tích bản thân. Ở nơi cao có 2 loại tai họa: thứ nhất, con người sẽ trở thành mục tiêu chỉ trích của dư luận; thứ hai, con người sẽ trở nên phù phiếm, không biết trời sâu đất, và mất nền tảng của họ.
Hoa nở đến đỉnh thì héo; người lên đến đỉnh là dốc xuống.
02. Mọi việc thất bại vì lòng tham
Nhưng lòng tham là bản chất của con người và rất khó kiểm soát. Chúng ta có 1 triệu đồng thì mong 10 triệu đồng, khi có 10 triệu đồng lại mong 100 triệu đồng, 1 tỷ đồng,… Người lại thích nhà to, biệt thự, xe sang, đồ hàng hiệu,…
Khi lòng tham của con người nâng cao lên, họ sẽ không còn thấy hạnh phúc, sống một đời chộp giật những thứ họ không thể nắm bắt được.
Đức tính tốt nhất của con người là không tham lam. Vì không tham lam sẽ giúp chúng ta hài lòng với cuộc sống hiện tại, biết ơn với những người xung quanh. Hành vi tham lam giống như con cá nhìn thấy mồi và cắn câu. Mọi người nên biết kết quả này và nên tránh nó.
03. Gia đình tan nát vì oán hận
Người không giỏi khiêu vũ luôn phàn nàn về đôi giày của mình, người kém may mắn luôn phàn nàn về nguồn gốc của mình; người nghèo khổ luôn phàn nàn về việc anh em họ hàng không giúp đỡ.
Nhưng sau khi phàn nàn thì sao? Không có gì thay đổi và một số năng lượng tiêu cực đã được thêm vào. Nếu các thành viên trong gia đình phàn nàn với bạn thì việc đấu tranh bằng lời nói là điều khó tránh khỏi.
Trong Hồng Lâu Mộng, dì Triệu vốn là một cung nữ nhưng sau này trở thành vợ lẽ của Giả Chính và có con. Cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn nhưng bà không hề nhận ra điều đó, bà luôn phàn nàn rằng mình thua kém người khác, rằng con gái không sống theo mong đợi, rằng con trai không vâng lời. Cuộc sống không được bình yên và kết quả là bà thường thấy vô vọng, mệt mỏi.
Mọi người nên đối xử đúng đắn với cảm xúc của mình và học cách giao tiếp thay vì phàn nàn. Các thành viên trong gia đình giải quyết vấn đề cùng nhau thay vì chỉ trích, ngoài ra cũng cần có sự đồng cảm, thấu hiểu.
Một khi cảm xúc của bạn được giải quyết và bạn sống với tâm trạng vui vẻ thì mọi chuyện sẽ ổn.
***
Hãy tự hỏi bản thân, bạn mong muốn kết quả gì trong cuộc sống, công việc và gia đình? Tất cả chúng ta đều mong muốn có một cuộc sống ổn định, một cuộc sống hạnh phúc và một gia đình hòa thuận.
Hãy bỏ đi sự kiêu ngạo, hãy khiêm tốn và cúi đầu mỉm cười. Hãy từ bỏ lòng tham của bạn để học cách biết hài lòng từ những điều nhỏ nhoi. Hãy gạt bỏ những lời phàn nàn, giữ bình tĩnh. Hãy suy nghĩ về hậu quả ngay từ đầu và bạn sẽ biết phải làm gì. Khởi đầu tốt là đã chiến thắng một nửa.
Ứng Hà Chi-Theo Đời sống Pháp luật