Nếu để tâm bất ổn, làm việc thiếu cẩn thận, hay lo được lo mất, thì làm việc gì cũng sẽ dễ dẫn đến thất bại…
Nếu sắp rơi vào bước đường cùng, bạn sẽ làm gì?
Có người cố gắng vớt vát bằng một tờ vé số với hy vọng chiều trúng độc đắc. Cũng có người dừng bước chân, quay đầu, không dám tiến lên nữa, chỉ sống những ngày tháng nhàn nhã và nhàm chán trong vùng an toàn lúc trước.
Có người thì trông chờ quý nhân đến giúp đỡ. Cũng có người bỏ xứ kiếm tiền chờ ngày “lật ngược tình thế”.
Nói chung, bằng cách này hoặc cách khác, người ta đều sẽ tìm ra những biện pháp giải quyết khác nhau cho cuộc đời mình khi lâm vào cảnh khốn cùng.
Nhưng đối với Quỷ Cốc Tử mà nói, người tới đường cùng, chỉ cần làm tốt 4 việc sau, mọi chuyện nhất định có thể dần biến chuyển tốt hơn, thậm chí đổi vận!
- Giữ tâm an: Trước ổn định cảm xúc, sau xử lí sự việc
Tâm rối loạn là một đại kị. Dù đang ở trong bất kì tình huống nào đi nữa, bạn cũng nên giữ vững sự bình tĩnh, thì mới có thể giải quyết tốt vấn đề được.
Người xưa thường nói: “An thần dưỡng sinh”. Chỉ khi tâm an thì sức khỏe mới ổn định. Những người khỏe mạnh thường biết kiểm soát tính tình và cảm xúc rất tốt. Nhờ vậy mà họ gặp chuyện gì cũng không dễ dàng loạn tâm.
Vậy làm sao để rèn luyện cho tâm luôn “tịnh”?
Nội tâm bạn phải vững chắc, không bị ảnh hưởng và tác động bởi các yếu tố từ bên ngoài.
Nếu để tâm bất ổn, làm việc thiếu cẩn thận, hay lo được lo mất, sẽ dễ dẫn đến thất bại.
Nói cách khác, nếu tâm ai dễ bị ngoại lực tác động, thì nên cố gắng “thiền định” tập cho tâm an ngay từ giờ.
Vì một khi tâm trạng bạn kém, sẽ lại càng khó tiếp nhận hiện thực, khả năng chịu đả kích thấp, nên dễ dàng bị lời nói của người khác ảnh hưởng. Người như vậy, mỗi ngày trôi qua đều sẽ bị cuộc sống dày vò, dễ rơi xuống vực sâu, nhưng lại khó tự đứng lên thoát khỏi đó.
Cách cải thiện: Kiểm soát cảm xúc, tự cổ vũ và khích lệ bản thân, học cách đối đáp với lời tiêu cực, đổi một hoàn cảnh mới tốt hơn!
- Giữ tâm “lặng” : Bớt gấp, nâng cao năng lực, mới có đủ nền tảng làm việc suôn sẻ
“Dục tốc bất đạt”, làm việc gì cũng nên có tiết tấu “chậm mà chắc.”
Bạn không thể hôm nay vừa làm đã đòi ngày mai nhận được thành quả.
Giống như một vài người nghèo, vì để thoát khỏi cảnh này, liền chạy đi vay tiền với mức lãi suất cao. Thế nên càng mượn lại càng nghèo.
Càng gấp, bạn càng chẳng làm được việc gì nên chuyện!
Làm việc gì cũng vậy, đừng mang tâm lí áp lực phải nhanh mới ưu tú. Như vậy là không nên.
Nhanh quá nhưng sản phẩm lại không chất lượng thì bạn cũng chỉ có thể làm lại từ đầu.
Cách cải thiện: Tập tính cẩn thận, kiểm tra kĩ càng mọi thứ, đồng thời học cách kiên nhẫn chờ đợi. Không có hạt giống nào thần kì đến độ mới gieo hạt đã có thể thu hoạch được…
- Giữ tâm “không”: Ai mà chẳng muốn giàu có, nhưng thứ không thể thì đừng cưỡng cầu
Bạn đã cố gắng hết mình nhưng lần này vẫn chưa đạt được kết quả. Vậy rất có thể bạn đã chọn nhầm thứ không phù hợp với mình. Giống như một cô gái yêu thầm chàng trai không yêu mình. Dù cô ấy có làm cho chàng trai bao nhiêu chuyện đi nữa, chàng trai vẫn không yêu cô gái đó.
· Đi khám phụ khoa nhưng cả nhóm thực tập đứng xem: Tình huống khó khiến bệnh nhân phát ngại
Lúc này, hãy học cách buông bỏ thứ không thuộc về mình.
Cố chấp và kiên trì là hai từ khác nhau. Bạn kiên trì theo đuổi ước mơ là đúng, nhưng bạn cố chấp đi theo thứ chẳng hề phù hợp với mình là sai.
Cuối cùng không đạt được điều mình muốn, còn để lại vướng bận, tiếc nuối và những cảm xúc tiêu cực khác.
Cách cải thiện: Học cách buông bỏ, không cố chấp, không cưỡng cầu.
- Giữ tâm vui: Lạc quan thì bầu trời lúc nào cũng trong xanh, tiêu cực thì những ngày mưa mãi không dứt!
Bạn có bao giờ thấy một người thất bại mà vẫn vui chưa?
Hiếm lắm!
Đa số sẽ là bộ dạng tang thương, nản chí và thậm chí buông xuôi, chẳng muốn đoái hoài đến nữa. Nhưng đời người có ai được thuận buồm xuôi gió cả đời đâu. Những lúc thế này, cứ nghĩ rằng lùi một bước để sau này có đà tiến lên hai bước. Như vậy bạn sẽ được nhiều hơn mất.
Tự an ủi mình, rộng lượng và bao dung với cái sai của bản thân, rút kinh nghiệm trong những lần thua cuộc, sau đó cố gắng làm lại từ đầu. Xuất phát từ chữ nhẫn, nhưng nhiều người lại cho cách làm này là hèn.
Trong nghịch cảnh, người khác chống lại bạn không đáng sợ bằng việc bạn tự chán nản và chống lại chính mình.
Đừng nghĩ thất bại là kẻ đánh khinh, người càng nhiều thất bại, sau này lại càng nhiều chiến tích, vì họ biết, không thể ngã cùng một chỗ đến hai lần!
(Toutiao, Sohu)-Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị