Người ta nói rằng khi muốn báo oán, hãy lấy đức báo oán, trong lịch sử không khó thấy những hành vi cao cả như vậy.
Hai anh em Đỗ Sở Khách và Đỗ Như Hối đã thực hành đại thiện, lấy đức báo oán, cứu giúp kẻ cừu nhân. Vương Hựu từ thời ngũ đại đến những năm đầu Bắc Tống, có thể dung nhẫn đến mức độ mà người thường không thể dung nhẫn, có thể làm những việc mà người thường không thể làm, trở thành thủy tổ của gia tộc “Tam hòe Vương thị” trong thiên hạ. Từ thời cổ đại, họ đã lưu lại nghĩa hành cao cả, khiến hậu nhân ngưỡng mộ.
Lấy đức báo oán
Đỗ Sở Khách, người gốc Đỗ Lăng (nay là đông nam huyện Trường An, tỉnh Thiểm Tây) thời nhà Đường, sinh ra trong dòng họ Đỗ nổi tiếng, là em trai của Đỗ Như Hối, một tể tướng nổi tiếng của Đường triều. Thời kỳ còn niên thiếu, Đỗ Sở Khách đã triển hiện sự tôn sùng kỳ lạ đối với khí tiết phẩm cách. Khi tuổi ngày càng tăng trưởng, chàng càng triển hiện tài hoa trác việt, thanh danh dần dần vang xa.
Khi Vương Thế Sung ở Lạc Dương tự xưng Trịnh đế, giao chiến với Lý Thế Dân (sau này là hoàng đế Đường Thái Tông), Đỗ Sở Khách và thúc thúc của chàng là Đỗ Yếm bị Vương Thế Sung bắt làm tù binh. Vì Đỗ Yếm từng có mâu thuẫn với Đỗ Như Hối, nên ông ta đã vu khống hãm hại anh trai của Đỗ Như Hối trước mặt Vương Thế Sung, dẫn đến anh trai tử vong, đồng thời cũng giam giữ Đỗ Sở Khách, không cho ăn uống, khiến chàng lay lắt trên bờ vực chết đói.
Tuy nhiên, sau khi thế lực của Vương Thế Sung được bình định, Đỗ Sở Khách lại thỉnh cầu huynh trưởng Đỗ Như Hối của mình cố gắng giải cứu chú Đỗ Yếm. Vì Đỗ Yếm từng sát hại huynh trưởng của mình, Đỗ Như Hối trong tâm vô cùng oán hận Đỗ Yếm. Nhưng Đỗ Sở Khách vẫn kiên trì thuyết phục, nhấn mạnh rằng sự cừu hận trong nội bộ gia tộc sẽ chỉ khiến mọi người thêm thống khổ. Chàng nói: “Thúc phụ từng tàn hại anh em ruột thịt của nhà chúng ta, nếu anh cả bây giờ lại vứt bỏ thúc phụ, không nguyện ý cứu giúp, vậy thì trong gia tộc họ Đỗ chúng ta, chẳng phải mãn đầy bi kịch cốt nhục tương tàn, lẽ nào không khiến chúng ta bi thống?” Những lời này đã chạm đến trái tim của Đỗ Như Hối, ông cảm nhận được tấm lòng đại thiện thuần chân của em trai mình. Vì vậy, ông đã diện kiến Đường Thái Tông, thỉnh cầu khoan hồng đại xá cho tội hành của Đỗ Yếm, cuối cùng đã cứu Đỗ Yếm thoát án tử hình.
Vào những năm Đường Thái Tông Trinh Quán, Đỗ Sở Khách giữ chức thứ sử Bồ Châu, ông nhờ tài năng trác việt của mình đã sớm trở nên nổi tiếng. Sau đó, ông được bổ nhiệm làm trưởng sử của Ngụy Vương phủ, rồi được thăng làm thượng thư công bộ, phụ trách xử lý các sự vụ trong vương phủ. Sự chính trực nghiêm trang và công chính vô tư của ông đã lưu lại tiếng thơm muôn thuở.
Hành vi đại thiện của Đỗ Sở Khách triển hiện phong phạm đạo đức cao thượng, ông khoan dung ngay cả cừu nhân của mình, dùng tâm nhân ái đối đãi với họ, cứu chuộc sinh mạng của họ. Hành vi của ông được đánh giá cao và được ca ngợi là phong phạm của thời đại, triển hiện phẩm đức và khí tiết đáng kính nể.
Công chính vô tư, hành động không vì tư lợi
Vương Hựu, tự Cảnh Thục, sinh ra ở Tân (nay là phía đông bắc huyện Trần Lưu, tỉnh Hà Nam) vào thời nhà Tống, ông là cha của tể tướng nổi tiếng Vương Đan. Ông vào thời Ngũ Đại Hán, Chu, đã nổi danh bởi học vấn trác việt và tài hoa văn chương. Những năm đầu của nhà Tống, ông ra làm tri huyện Lô Châu, sau được tấn thăng làm thượng thư binh bộ thị lang, trở thành một trong những danh thần của triều đình. Ông cả đời kiên thủ tiết tháo cao thượng, không vì mưu đồ tư lợi, không khuất phục trước quyền thế, vang danh bởi thiện hành đức hành, được người đương thời đánh giá cao độ.
Vào thời kỳ Ngũ Đại, Vương Hựu biểu đạt lòng trung thành, khuyến cáo Đỗ Trọng Uy không nên phản biến Lưu Hán (là quốc gia do Lưu Trí Viễn kiến lập). Thời kỳ làm quan cho nhà Tống, ông cũng cực lực đối kháng âm mưu của quyền thần Lỗ Đa Tốn nhằm hãm hại tể tướng Triệu Phổ.
Đương thời, tiết độ sứ Phù Ngạn Khanh chỉ mải canh giữ đại danh của mình, mà không có thành tích gì trong thuộc địa. Tống Thái Tổ hoài nghi ông ta có âm mưu phi pháp, liền phái khiển Vương Hựu đi giám sát hành động của Phù Ngạn Khanh. Thái Tổ nói với Vương Hựu: “Nếu ngươi có thể phát hiện Phù Ngạn Khanh có tội, ta sẽ đề bạt ngươi đảm nhiệm chức vụ như tể tướng Vương Phổ.”
Vương Hựu đến đất Ngụy, phát hiện hai đứa con danh giá của Phù Ngạn Khanh lạm dụng quyền lực ở đương địa, ông đã thu thập tội hành của họ, cuối cùng hai người này bị lưu đày, mà không liên lụy đến những người vô tội khác. Sau khi về triều, ông thượng tấu, nói: “Phù Ngạn Khanh không có tội hành, thần dám dùng tính mạng của bản thân để bảo chứng.” Phù Ngạn Khanh nhờ vậy mà được tha tội, thế nhân đều nói Vương Hựu có âm đức.
Vương Hựu còn tiến một bước khuyến gián Thái Tổ, nói: “Ngũ đại quốc vương vì tâm nghi kỵ quá trọng mà tàn sát người vô tội, điều này dẫn đến quốc vận vô pháp vĩnh tồn. Thần cầu xin bệ hạ hãy lấy đó làm giới, cứu quốc gia khỏi họa hoạn!” Thái Tổ nghe xong cực kỳ phẫn nộ, cảm thấy Vương Hựu ngôn từ quá thẳng thừng, nên giáng chức xuống làm phò mã Hoa Châu.
Khi Vương Hựu đến quan sở bị giáng chức, thân hữu đến đưa tiễn, họ nói với ông: “Chúng tôi vốn luôn nghĩ rằng ngài tất nhiên sẽ trở thành một vị tể tướng…” Vương Hựu chỉ mỉm cười hồi đáp: “Tuy rằng ta không thể trở thành tể tướng, nhưng con trai ta nhất định sẽ làm được”, Vương Hựu chỉ vào con trai Vương Đan của ông. Vương Hựu từng trồng ba cây hòe trong sân, bóng mát của chúng phủ kín sân. Vương Hựu nói với mọi người: “Trong số con cháu của ta, nhất định sẽ có người trở thành tam công chi nhất, ba cây hòe này chính là tiêu chí.” Sau này, con trai Vương Đan quả nhiên trở thành tể tướng nổi tiếng của Tống triều, hiện thực dự ngôn của Vương Hựu. Vì thế người ta gọi họ là “Tam hòe Vương thị”.
Vương Hựu cả đời đa hành thiện sự, kiên trì giữ vững chính nghĩa khi đối diện với sự lựa chọn thiện ác, dù có bị giáng chức nhưng ông vô oán vô hận, có thể bao dung những điều người khác không thể dung thứ, có thể làm những việc mà người khác không thể làm được. Ông thâm tín rằng bản thân cả đời quang minh lỗi lạc, kiên thủ lương tâm, nhất định sẽ khiến con cháu đắc được hồi báo tốt đẹp. Hậu sự quả nhiên ứng nghiệm, điều này minh chứng rằng, Thiên mệnh sẽ báo đáp những người thiện lương. (Nguồn: “Lịch sử cảm ứng thống kỉ”, “Tống sử liệt truyền – Quyển 28”, “Tống sử kỉ sự bổn mạt quyển – Tập 2 – thu binh quyền)
Theo Epoch Times-Hương Thảo biên dịch