Đa số những người giàu có, thành đạt đều rất khiêm tốn, luôn lắng nghe, học hỏi từ mọi người xung quanh.
Dong Yuhui – một giáo viên tiếng Anh có một người em trai làm việc trong doanh nghiệp nhỏ ở quê. Công việc của cậu ấy khá ổn định nhưng thu nhập chỉ ở mức bình thường. Cậu bằng lòng với cuộc sống hiện tại.
Nhưng Dong Yuhui lại cho rằng đó là sự trì hoãn, không cầu tiến, không chịu tiến bộ. Dong Yuhui thúc giục em trai nên đến thành phố tìm việc làm mới. Người em nghe theo lời khuyên của anh, rời quê hương đến Thâm Quyến làm việc chăm chỉ. Trong 2 năm liền, cậy ấy không ngừng tăng ca nhưng cũng chẳng kiếm được nhiều tiền. Đôi khi, cậu còn không đủ chi phí sinh hoạt thường ngày.
Cuối cùng không lựa chọn nào khác, cậu phải trở về quê. Thấy em như vậy, Dong Yuhui tiếc nuối: “Đừng dễ dàng đưa ra lời khuyên cho người khác. Kinh nghiệm mỗi người là phiến diện, không đủ để định hướng cuộc sống của người khác”.
Những người bình thường luôn thích đưa ra lời khuyên cho người khác. Trong khi người giàu không như vậy, họ hiểu rằng “làm thầy không dễ”. Họ sẵn sàng lắng nghe, bám sát chủ đề của người đối thoại và đưa ra những hiểu biết, quan điểm của bản thân trong phạm vi phù hợp.
Hãy quan sát những người giàu có thực sự xung quanh bạn, bạn sẽ thấy họ có 1 điểm chung là sự KHIÊM TỐN.
Tỷ phú Lý Gia Thành (Trung Quốc) là một tấm gương về sự khiêm tốn. Sau khi kết thúc một cuộc họp nọ, ông đã đưa một vị doanh nhân bản địa ra tận cửa thang máy, cúi đầu chào cho đến khi thang máy đóng lại.
Là một người thành công, khi đối mặt với một doanh nhân bình thường, Lý Gia Thành hoàn toàn có thể tìm một lý do chính đáng để rời đi, nhưng ông không làm vậy. Ông vẫn tôn trọng chào đón họ, thậm chí còn chú ý đến chi tiết nhỏ như sử dụng ngôn ngữ gì để giao tiếp trong quá trình trao đổi.
Tỷ phú Lý Gia Thành được xem là “ông chủ của các ông chủ”, người đứng trên đỉnh vinh quanh về tiền bạc, gia thế, trí khôn,… Tuy vậy, ông vẫn luôn dành một thái độ sống và tác phong làm việc khiêm tốn. Bởi vậy, người ta vẫn thường nói, những người càng khiêm tốn càng dễ tiếp cận thành công, càng có nhiều khả năng đi từ thành công đến vĩ đại.
3 biểu hiện của khiêm tốn ở người thành đạt
1. Biết lắng nghe, thấu hiểu và dành lời khen đến người khác
Họ biết lắng nghe và thấu hiểu nên nhận được sự tin tưởng từ người khác. Họ lắng nghe để có thêm kiến thức mới, trau dồi thêm hiểu biết của mình.
Họ cũng sẵn sàng dành cho người khác lời khen chân thành để thể hiện sự biết ơn, lòng khiêm tốn. Họ thừa nhận khả năng của người khác và sẵn lòng học hỏi từ họ những kiến thức mới. Họ hiểu rằng việc khen một ai đó một cách chân thành sẽ giúp hoàn thiện việc đánh giá đúng giá trị của bản thân.
2. Nhận ra khuyết điểm của mình
Có rất nhiều người hiện đặt cái tôi lên cao quá. Họ biết mình sai nhưng lại không muốn hay không thể hạ cái tôi xuống để nhận sai. Điều này sẽ khiến bạn trở nên kiêu căng tự phụ.
Còn với phần lớn người giàu, người thành công trong xã hội, họ luôn tích cực lắng nghe sự góp ý, lời khuyên của người khác. Họ đón nhận những khuyết điểm của mình và cố gắng thay đổi. Họ luôn tự nhủ bản thân chưa hoàn hảo để cố gắng hơn nữa, tìm ra những khuyết điểm của mình và biến thành động lực để phấn đấu.
3. Không so sánh
Người giàu thường không so sánh hơn thua với người khác, hay so sánh với cuộc sống của người khác. Mà họ luôn cố gắng để khiến cuộc sống của mình trở nên tốt đẹp hơn.
Do đó, để khiêm tốn thì họ tuyệt nhiên không so sánh. Con người ai cũng có điểm mạnh, điểm yếu, vì vậy đừng cố so sánh mình với người khác. Họ sẽ dành thời gian để bù đắp điểm yếu của bản thân.
Theo Phụ nữ số