Cái người ta xem trọng nhất là “lợi ích”, nên ai đem đến lợi ích cao hơn, sẽ có số điểm đánh giá cao hơn. Hơn nữa, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài, không phải chỉ dựa vào sự đoàn kết nội bộ là có được.
Khi câu hỏi này được đặt ra, hơn 90% số người đều trả lời rằng: Giữ lại người có năng lực mạnh mẽ.
Tại sao vậy?
- Tầm quan trọng của người có năng lực mạnh mẽ
Ở công ty, người có năng lực mạnh mẽ dù đi đến đâu cũng được người ta coi trọng.
Bởi vì bọn họ “kiếm cơm” nhờ vào bản lĩnh. Tiền lãi mà họ kiếm được cho công ty gấp mấy chục lần tiền lương trả cho họ. Vì thế, giao việc gì cho họ, lãnh đạo đều rất yên tâm.
Nhưng nếu lỡ những người này làm một thời gian rồi lại nhảy việc, sang công ty đối thủ, chẳng phải công ty sẽ lỗ nặng hay sao?
Vấn đề này, không phải lãnh đạo chưa từng nghĩ qua. Mà so với việc do dự, quả quyết xem họ có trung thành với mình hay không. Lãnh đạo thường sẽ đề cao kết quả mà mỗi nhân viên làm ra hơn.
Muốn trở thành một lãnh đạo sáng suốt, thông minh, không chỉ tầm nhìn phải xa mà còn cần phải có kinh nghiệm chọn người tài: “Dùng người thì phải tin, mà đã không tin thì không dùng.”
Nếu họ đã quyết định chọn người nào, họ cần đặt niềm tin vào nhân viên của mình. Hơn nữa, muốn giữ nhân viên giỏi ở lại và luôn trung thành với công ty thật sự không khó. Cái quan trọng nhất là phúc lợi và thái độ.
Bởi vì những nhân viên có năng lực mạnh mẽ thường sẽ nghĩ rằng bản thân họ có năng lực, đi đến đâu cũng sẽ được trọng dụng. Mà đã như vậy, lãnh đạo lại càng không nên nghi ngờ lòng trung thành của họ, bởi vì như vậy rất dễ làm mối quan hệ đôi bên bất hòa.
Cái lãnh đạo cần làm, là trả một mức lương xứng đáng với năng lực của họ, đồng thời tạo điều kiện để cho họ nhận được những phúc lợi tốt nhất, khi giao tiếp với họ không nên dùng vị trí cao hơn ra để chèn ép.
Đừng để quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới trở nên quá nghiêm ngặt, lạnh nhạt, nếu nhân viên sai, bạn có thể phản bác. Nhưng nếu nói đúng, bạn cũng cần lắng nghe, suy nghĩ và sửa đổi.
- Vị trí đứng của người trung thành tuyệt đối trong lòng lãnh đạo
Lòng trung thành là một phẩm chất quan trọng và đáng quý nhất ở nơi làm việc.
Đối với các nhà lãnh đạo mà nói, trung thành chính là điều kiện cơ bản và cần thiết cho mỗi nhân viên.
Đứng từ góc độ đạo đức đến xem xét, nhân viên nào nếu đã từng “lỡ” lầm lỗi, có “lịch sử đen tối” về việc phản bội, không trung thành với công ty cũ. Như vậy, khi đến công ty mới, nhà tuyển dụng thực sự rất khó tuyển dụng họ.
Nó trở thành một “điểm đen” không thể xóa trên hồ sơ xin việc và sẽ có tác động tiêu cực đến tương lai của bạn sau này.
Muốn doanh nghiệp phát triển lâu dài, công ty rất cần có những nhân viên có lòng trung thành tuyệt đối. Bởi vì họ có thể cống hiến hết mình cho công ty mà không bao giờ có suy nghĩ hai lòng.
- Nếu chỉ được chọn một trong hai, lãnh đạo sẽ chọn ai?
Dù có xem lòng trung thành là nền tảng cơ bản đi nữa, nhưng nếu chỉ được chọn một trong hai người, lãnh đạo vẫn sẽ chọn người có năng lực.
Bởi vì bất kể công ty đang ở giai đoạn nào đi nữa, nhân viên có năng lực sẽ có giá trị hơn.
Bọn họ mới là trụ cột thực sự của doanh nghiệp.
Ở công ty, cái người ta xem trọng nhất, là “lợi ích”, nên ai đem đến lợi ích cao hơn, sẽ có số điểm đánh giá cao hơn. Hơn nữa, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển lâu dài, không phải chỉ dựa vào sự đoàn kết nội bộ là có được.
Điều quan trọng nhất cần có vẫn phải là hiệu suất, là kết quả, mà những điều này giao cho những người có năng lực mạnh mẽ, sẽ có độ tin cậy cao hơn, bởi vì lãnh đạo không cần phải nghi ngờ nhiều về năng lực của họ.
Nói cách khác, đứng giữa một nhân viên có năng lực và một nhân viên trung thành, bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt nhất chính là: một người cho ra “giá trị vạn biến”, một người cho ra “giá trị bất biến”. Hơn nữa, cái người tạo ra “giá trị vạn biến” kia, còn có thể phát huy tiềm năng mà tạo hiệu quả bất ngờ cho công ty chỉ trong thời gian ngắn.
Trên thực tế, chiếc chìa khóa quan trọng để giữ một nhân viên ưu tú lại công ty, để anh ta luôn cống hiến hết mình vì công ty, đang nằm trong tay lãnh đạo.
Nếu bạn là người giỏi dùng người, giỏi lãnh đạo, bạn có thể khiến một nhân viên ưu tú trở nên trung thành tuyệt đối với công ty.
- Kết luận
Thực chất, “năng lực”, và “lòng trung thành” không hề đối lập nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của từng công ty, bọn họ đang phát triển ở giai đoạn nào, sẽ đưa ra những lựa chọn khác nhau.
Đối với những công ty đang ở giai đoạn khởi nghiệp, họ coi trọng những người có năng lực hơn, bởi vì họ hi vọng những nhân viên xuất sắc đó sẽ trợ giúp họ mau chóng đưa công ty phát triển lớn mạnh và đi vào quỹ đạo ổn định.
Đối với những doanh nghiệp phát triển, có nhiều nơi họ lại cần người có lòng trung thành hơn, bởi vì họ mong muốn tạo ra một môi trường ổn định.
Thế nên, muốn duy trì sự phát triển của một doanh nghiệp nói chung và từng cá nhân nói riêng, là một nhân viên giỏi, chúng ta không chỉ cần có tài, mà còn cần có đức. Là một lãnh đạo sáng suốt, bạn không chỉ cần biết cách nhìn người, mà còn cần biết cách dùng người.
Theo Thiên Tuyết – Trí thức trẻ