Mô hình “Khởi nghiệp từ cây vú sữa Bơ Hồng” khởi nguồn từ ông Trần Văn Phương, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, (tỉnh Sóc Trăng) với giống vú sữa Bơ Hồng được ông chọn lọc và trồng từ năm 2011. Sản phẩm trái vú sữa Bơ Hồng của HTX NN Xóm Đồng 2 đã được xuất khẩu thành công sang Hoa Kỳ.
Mô hình “Khởi nghiệp từ cây vú sữa Bơ Hồng” của Hợp tác xã nông nghiệp Xóm Đồng 2 (xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng) là một trong 12 mô hình của các tỉnh phía Nam được chọn tham gia Chương trình Giao lưu, gặp mặt các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Nam năm 2024,.
Chương trình giao lưu, gặp mặt này do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức tại Thành phổ Hồ Chí Minh vào ngày 11/10 vừa qua. Ông Trần Văn Phương, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Xóm Đồng 2, đại diện HTX tham gia sự kiện này.
Đây là mô hình hay được hình thành với tinh thầntiên phong, sáng tạo; là điển hình tiêu biểu về phát triển kinh tế tập thể của huyện Kế Sách (tỉnh Sóc Trăng).
Đồng thời, mô hình trồng vú sữa Bơ Hồng đã thực hiện tốt Chuyên đề năm 2023 về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với chủ đề “Sóc Trăng phát huy ý chí tự lực, tự cường, đẩy mạnh phát triển kinh tế, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dântheo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
Mô hình “Khởi nghiệp từ cây vú sữa Bơ Hồng” khởi nguồn từ ông Trần Văn Phương với giống vú sữa Bơ Hồng được ông chọn lọc và trồng từ năm 2011.
Nhận thấy giống vú sữa Bơ Hồng phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương, cho năng suất cao và có nhiều đặc điểm nổi trội (khối lượng trái bình quân 350 – 400 gam/trái, cấu trục thịt trái dai, mềm, nhiều nước, độ ngọt (brix) từ 13% trở lên, trái khi chín da bóng láng, có màu hồng), được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng, ông Phương đã thuyết phục nhà vườn trong khu vực mở rộng diện tích trồng giống vú sữa này.
Sản lượng vú sữa sản xuất ra được ông Phương thu mua toàn bộ. Năm 2021, khi điều kiện đã chín muồi, ông Phương là một trong vài sáng lập viên đã tích cực vận động nhà vườn tham gia HTX để việc sản xuất và tiêu thụ vú sữa Bơ Hồng căn cơ và hiệu quả hơn.
Hợp tác xã nông nghiệp Xóm Đồng 2 được ra đời với diện tích trồng giống vú sữa Bơ Hồng là 21 ha của 20 thành viên.
Mô hình “Khởi nghiệp từ cây vú sữa Bơ Hồng”, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, (tỉnh Sóc Trăng) là mô hình duy nhất trong lĩnh vực nông nghiệp được vinh danh tại Chương trình Giao lưu, gặp mặt các điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Nam năm 2024.
Là người đi tiên phong, ông Phương tận tình hỗ trợ thành viên từ cây giống tốt, kỹ thuật canh tác (đặc biệt là khâu tỉa cành, tạo tán, bao trái) đến bao tiêu sản phẩm trái vú sữa.
Hợp tác xã trở thành hạt nhân để tổ chức sản xuất vú sữa Bơ Hồng theo yêu cầu của bên mua về sản lượng, mẫu mã và chất lượng nên toàn bộ sản lượng được bao tiêu với giá cao hơn 10.000 – 15.000 đồng/kg so với bên ngoài HTX.
Sản phẩm trái vú sữa Bơ Hồng được xuất khẩu sang Hoa Kỳ, cung ứng cho phân khúc chất lượng cao của thị trường trong nước (các siêu thị, cửa hàng trái cây cao cấp); trong dịp Tết Nguyên đán, phẩm trái vú sữa Bơ Hồng (đóng gói trong bao bì sang trọng) được nhiều cơ quan, đơn vị trong tinh chọn làm quà tặng.
Nhiều thành viên của HTX nông nghiệp Xóm Đồng 2 đã ăn nên, làm ra, thậm chí đã đổi đời nhờ trồng cây vú sữa Bơ Hồng. Đối vườn cây đã cho trái ổn định, nhà vườn trong HTX thu được lợi nhuận 250 – 300 triệu đồng/ha/năm.
Ông Trần Công Đằng chia sẻ rằng việc bao trái “2 lớp” – lớp túi lưới bên ngoài và 1 lớp lưới xốp bên trong, theo hướng dẫn của HTX lúc đầu thấy bỡ ngỡ, ngại tốn công nhưng giờ quen rồi không còn ngại nữa mà còn tự nguyện bao cẩn thận để có trái vừa ngon vừa lành, bán được giá cao”; trong khi đó,ông Trần Văn Sữa, thành viên HTX thìvui vẻ cho biết “Tôi cảm thấy rất vui và tự hào khi là thành viên của HTX nông nghiệp Xóm Đồng 2”.
Ăn nên làm ra nhờ tham gia HTX, đến lượt mình thành viên HTX tích cực góp công sức, ủng hộ tiền sửa chữa lộ giao thông nông thôn bị sạt, lún; sửa, mở rộng cầu giao thông nông thôn, góp phần thiết thực trong công cuộc xây dựng nông thôn mới trên địa bàn. Trong thời gian xảy ra dịch Covid 19, HTX đã cử người thăm hỏi, động viên, hỗ trợ về tiền, nhu yếu phẩm (gạo, mì gói…) cho người dân có hoàn cảnh khó khăn tại cộng đồng; hỗ trợ các chốt kiểm dịch.
Cùng với việc phát triển sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã luôn đồng hành cùng cộng đồng, góp sức cùng chính quyền địa phương thực hiện tốt an sinh xã hội, tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện ở địa phương, hỗ trợ một số thành viên của hợp tác tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện…
Bên cạnh nội lực,HTX còn là đầu mối tiếp nhận sựtrợ lực từ đơn vị trong ngành nông nghiệp để gia tăng giá trị cho sản phẩm trái vú sữa Bơ Hồng thông qua việc chứng nhận cây/vườn đầu dòng, đăng ký mã số vùng trồng, tập huấn tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình, sản xuất theo quy trình VietGAP, đăng ký nhãn hiệu, hỗ trợ tem truy xuất điện tử… Nhờ vậy, trái vú sữa Bơ Hồng đã được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao vào năm 2022.
Hoạt động của HTX đem lại lợi ích thiết thực cho thành viên nên ngày càng thu hút thêm nhà vườn tham gia; đến nay HTX mở rộng quy mô lên 36,5ha trồng vú sữa Bơ Hồng với hơn 50 thành viên, tăng 15,5 ha và hơn 30 hộ so với khi thành lập.
Sản xuất vú sữa Bơ Hồng ở HTX Nông nghiệp Xóm Đồng 2, xã Thới An Hội, huyện Kế Sách, (tỉnh Sóc Trăng) không chỉ dừng lại ở sản lượng mà còn quan tâm nâng cao giá trị sản phẩm; nói cách khác, thành viên trong HTX bắt đầu chuyển từ trồng cây ăn trái theo truyền thống sang làm kinh tế vườn, tạo ra thương hiệu cho vú sữa Bơ Hồng Xóm Đồng 2 và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn.
Chính sự chuyển đổi này đã đem lại những mùa vú sữa ngọt ngào và niềm vui cho nhà vườn trong hợp tác xã. Đây cũng chính là lý do Mô hình “Khởi nghiệp từ cây vú sữa Bơ Hồng” được Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chọn để vinh danh trong Chương trình Giao lưu, gặp mặtcác điển hình tiêu biểu trong học tập và làm theotư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh khu vực phía Nam năm 2024, do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức vừa qua.
Vũ Bá Quan (Cổng TTĐT Sở NNPTNT Sóc Trăng)