Hầu hết những người giàu đều hiểu ý nghĩa của giá trị, bởi vì chỉ nó mới có thể mang lại sự giàu có.
1. Tư duy giá trị
Những thứ bạn sẵn sàng mua, những người bạn sẵn sàng tiếp xúc, đều là những điều có giá trị đối với bạn, nếu không bạn sẽ không muốn tốn một xu hay một phút nào cho chúng. Phần lớn chúng ta đều dành tiền bạc và thời gian của mình để làm giàu cho người khác, và do đó, nếu bạn có thể khiến người khác dành thời gian của họ cho bạn hoặc những gì bạn tạo ra, bạn cũng có thể trở nên giàu có.
Thứ thống trị thế giới này là hai chữ “giá trị”, không cần bạn phải đồng ý, bởi đó là sự thật.
Nếu bạn không thể tạo ra giá trị, thì bạn không nên trở thành người giàu, đó mới là công bằng, phải không?
Ba tầng của giá trị:
Hữu ích cho người khác.
Hữu ích hơn và tốt hơn thứ tương tự.
Bạn là người duy nhất, không ai khác có thể cung cấp giá trị này.
Và điều tốt nhất, thường là duy nhất, không thể bị thay thế bởi những thứ khác.
Cấp độ đầu tiên, bạn có thể kiếm chút tiền.
Cấp độ thứ hai, bạn có thể kiếm được số tiền vừa phải.
Mức độ thứ ba bạn kiếm được nhiều tiền nhất.
Người giàu sẽ không lấy một người phụ nữ đẹp, nếu cô ấy chỉ có nhan sắc thì giá trị quá nhỏ, ngược lại, người giàu sẽ thích lấy một người vợ tốt, người có thể giúp anh ta giải tỏa lo lắng, hoặc có thể giúp anh ta trong sự nghiệp, những giá trị này là lớn hơn. Buffett từng nói rằng khoản đầu tư tốt nhất trong cuộc đời ông không phải là mua một cổ phiếu tốt, mà là cưới được người vợ phù hợp.
Bản chất của mạng lưới xã hội là trao đổi giá trị. Nếu bạn không có giá trị gì đối với người khác, việc người khác giao tiếp với bạn sẽ chỉ khiến họ mất thời gian.
Mọi người đều trả tiền cho giá trị và chỉ trả tiền cho giá trị.
Do đó, bạn có bao nhiêu giá trị, bạn có thể tạo ra bao nhiêu giá trị, bạn sẽ có bấy nhiêu của cải.
Ứng dụng:
Tư duy giá trị có thể được áp dụng cho tất cả các khía cạnh.
Khởi nghiệp: Đảm bảo sản phẩm của bạn đáp ứng nhu cầu của mọi người, không ngừng cải tiến sản phẩm để nâng cao khả năng sử dụng, và nếu bạn làm cho sản phẩm của mình trở thành tốt nhất, bạn chỉ cần ngồi đó đợi đếm tiền mà thôi.
Công việc: Bạn làm việc của mình tốt hơn những người khác, và bạn quá giỏi để bị người khác thay thế, khi đó bạn sẽ là mục tiêu của những lời mời chào lương cao từ các công ty khác nhau và thậm chí cả cổ phiếu của công ty, rồi tận hưởng sự giàu có do sự phát triển của công ty mang lại.
Hợp tác: Hãy nghĩ cách tạo ra giá trị cho đối tác của bạn, hãy để giá trị lên tiếng, thay vì chỉ nói bằng miệng, bạn sẽ dễ giành được sự hợp tác hơn.
Cuộc sống: Bạn có phải là người đáng để yêu, bạn có phải là người đáng để kết giao không, hãy nghĩ xem bản thân có những khía cạnh nào có thể thu hút mọi người, và bù đắp những gì bạn còn thiếu.
Đầu tư: Bạn phải đảm bảo rằng đối tượng đầu tư của bạn có giá trị hỗ trợ, và giá trị này sẽ tăng lên trong tương lai, khoản đầu tư của bạn sẽ sinh lời. Đừng mù quáng tin vào bề nổi và những gì người khác nói, hãy kiên trì những đánh giá giá trị của bạn, như Buffett đã làm.
2. Tư duy học hỏi
Có lẽ nhiều người đều biết rằng, Lý Gia Thành, tỷ phú Hồng Kông giàu nhất thế giới và là người giàu nhất châu Á lại chỉ có trình độ tiểu học. Ông dựa vào cái gì để trở thành một người giàu có dù có trình độ học vấn thấp? Đó chính là sự học hỏi.
Tuy ít học và không được học hành đến nơi đến chốn nhưng ông lại là người luôn không ngừng học hỏi.
Ông cho biết, khi còn trẻ ông rất tự hào về mình, vì khi đồng nghiệp đi chơi, ông đi học hỏi từ người khác. Ông luôn nhận thức được một điều rằng làm việc chăm chỉ và kiến thức là lối thoát duy nhất cho mình.
Ông luôn duy trì cho mình thói quen học tập, mỗi ngày nhất định phải học tiếng Anh sau bữa tối, đọc sách nửa tiếng trước khi đi ngủ, và thức dậy lúc 5:59 sáng mỗi ngày, dù đi ngủ lúc mấy giờ, bởi lẽ ông cần xem chương trình tin tức buổi sáng. Khi đến văn phòng, ông luôn đọc nhiều tờ báo khác nhau, thu thập tất cả các loại thông tin.
Ông nói rằng mình luôn không ngừng đọc sách về công nghệ mới và kiến thức mới, để không bị lạc nhịp với xu thế của thời đại.
Lý Gia Thành đã từng nói rằng kiến thức không quyết định sự gia tăng của cải trong cuộc sống của bạn, nhưng nó cho bạn nhiều cơ hội hơn. Bạn tạo ra cơ hội, đó mới là con đường tốt nhất.
Học tập có thể giúp gia tăng khả năng hiểu biết, khả năng phát hiện và nắm bắt cơ hội, nó giúp bạn có nhiều cơ hội khám phá và nhiều cơ hội kiếm tiền hơn.
Tỷ phú Lý Gia Thành đã chứng minh rằng để trở nên giàu có, học tập không ngừng quan trọng hơn nhiều so với việc học cao nhưng không nghiêm túc.
Tỷ phú Lý Gia Thành đã chứng minh rằng để trở nên giàu có, học tập không ngừng quan trọng hơn nhiều so với việc học cao nhưng không nghiêm túc.
3. Tư duy chuyên môn
Bất kỳ ai có kỹ năng đều có vốn để tạo ra của cải.
Tất nhiên, bạn phải giỏi sử dụng các kỹ năng của mình để tạo ra của cải.
Người giàu thực sự là những người biết kết hợp cả hai điều này, và là người dám nghĩ dám làm.
Trên thực tế, để trở nên giàu có, ngoài việc khám phá các cơ hội kinh doanh, một cách cũng rất tốt là bắt đầu với chuyên môn của chính mình. Nếu bạn không có chuyên môn, bạn có thể trau dồi nó, khám phá nhu cầu tiềm năng thông qua chuyên môn và sử dụng chuyên môn để đáp ứng nhu cầu này.
Năm 1999, Lý Ngạn Hoành (tỉ phú, doanh nhân internet người Trung Quốc. Ông là người đồng sáng lập ra công cụ tìm kiếm Baidu, là người giàu thứ hai ở Trung Quốc đại lục với giá trị tài sản ròng lên tới 12,2 tỷ USD vào tháng 12 năm 2013), khi đó vẫn còn ở Mỹ, nhận thấy sự phát triển của Internet trong nước đang bùng nổ và cảm thấy đã đến lúc trở về Trung Quốc để khởi nghiệp nên đã tìm gặp người bạn của mình, Từ Dũng, hy vọng sẽ giúp mình tiếp cận được với một nguồn vốn khởi nghiệp tại Hoa Kỳ.
Hai người tìm được một vài nhà đầu tư tiềm năng, trong vòng đàm phán cuối cùng, một nhà đầu tư đã hỏi Lý Ngạn Hoành rằng top 3 đứng đầu thế giới về công nghệ công cụ tìm kiếm là ai. Lý Ngạn Hành kể ra tên của 3 người, nhưng lại không có mình trong đó.
Nhà đầu tư đã đi ra ngoài và gọi cho ông chủ cũ của Lý Ngạn hoành là William Zhang (chuyên gia về công cụ tìm kiếm), William Zhang nói với ông rằng Lý Ngạn Hoành khi ấy đang là một trong ba chuyên gia về kỹ thuật công cụ tìm kiếm hàng đầu thế giới.
Vì vậy, nhà đầu tư quay lại và nói với Lý Ngạn Hoành rằng họ sẵn sàng đầu tư 1,2 triệu đô la Mỹ, nhiều hơn 1 triệu đô la Mỹ theo yêu cầu ban đầu.
Cứ như vậy, Lý Ngạn Hoành đã dựa vào chuyên môn của mình huy động được 1,2 triệu đô la Mỹ, trở về Trung Quốc để tạo ra Baidu và mở ra công cụ thống trị mảng tìm kiếm tại Trung Quốc.
Dù là một người hướng nội, nhưng Lý Ngạn Hoành đã dựa vào chuyên môn để xây dựng nên doanh nghiệp khổng lồ của mình và hai lần trở thành người giàu nhất Trung Quốc đại lục.
Trên Internet, những ví dụ thành công về việc dựa vào chuyên môn còn có Larry Page và Sergey Brin của Google, Zuckerberg của Facebook, Ma Huateng của Tencent, Ding Lei của NetEase, v.v.
4. Tư duy mạo hiểm
Để trở thành người siêu giàu, những cuộc phiêu lưu là vô cùng cần thiết.
Rockefeller nói: hãy luôn có một tinh thần mạo hiểm, đừng chỉ biết duy trì hiện trạng.
Chấp nhận rủi ro chưa chắc đã thành công, nhưng nếu bạn không chấp nhận rủi ro, bạn sẽ chỉ là kẻ tầm thường cả đời, và cũng đừng nghĩ đến việc trở nên giàu có.
Tất nhiên, chấp nhận rủi ro không nên mù quáng, bạn phải biết rủi ro ở đâu, có khả năng chịu đựng hay không và kết quả nhận được phải xứng đáng với rủi ro.
Có một câu chuyện như này.
Một người đàn ông hỏi một nhà triết học, mạo hiểm là gì và liều lĩnh là gì? Nhà triết học nói, chẳng hạn, có một cái hang, có một thùng vàng trong hang, anh vào và lấy vàng ra. Nếu hang là hang sói, anh là người thích mạo hiểm, nhưng nếu trong hang chỉ là một bó củi, thì dù chỉ là hang chó, anh cũng là đang liều lĩnh.
Warren Buffett từng nói: “Rủi ro đến từ việc bạn không biết mình đang làm gì”.
Ông có ba nguyên tắc đầu tư: thứ nhất, giữ nguyên tiền gốc; thứ hai, giữ nguyên tiền gốc; thứ ba, ghi nhớ điểm đầu tiên và điểm thứ hai.
Của cải được tìm kiếm trong sự mạo hiểm, nhưng phải có chừng mực.
Lý Gia Thành từng nói: “Trước khi quyết định một việc gì đó, bạn nên nghĩ mọi cách để giải quyết, không nên chấp nhận rủi ro”.
Trước khi thành công, việc gì cũng đều tồn tại rủi ro, nhưng nếu bạn muốn tránh mọi rủi ro, điều đó cũng có nghĩa là bạn sẽ đánh mất mọi cơ hội thành công.
Để thành công, bạn phải giỏi chấp nhận rủi ro, dám chấp nhận rủi ro, chấp nhận rủi ro cần thiết và chấp nhận rủi ro mà bạn có thể chấp nhận được.
Vì vậy, dù là khởi nghiệp hay đầu tư, nguyên tắc đầu tiên luôn là: kiểm soát rủi ro. Chỉ chấp nhận những rủi ro mà bạn có thể chấp nhận được, để ngay cả khi bạn thất bại, bạn vẫn có thể bắt đầu lại từ đầu. Đây là nguyên tắc chấp nhận rủi ro của người giàu.
Ứng dụng:
Hai cuộc mạo hiểm nhưng là con đường quan trọng nhất để trở nên giàu có.
Khởi nghiệp: Mặc dù tỷ lệ thất bại trong khởi nghiệp là khá cao, nhưng đại đa số những người giàu có tự thân đều giàu có nhờ khởi nghiệp. 67% những người giàu nhất trong “Danh sách Người giàu của Forbes năm 2018” đều là những triệu phú tự thân và khởi nghiệp là nguồn tài sản lớn nhất trong danh sách này. Chọn khởi nghiệp là chọn một cuộc phiêu lưu mạo hiểm nhưng rất có thể sẽ tạo ra khối tài sản khổng lồ.
Đầu tư: Đầu tư là rủi ro, nhưng sẽ không có lợi nhuận nếu bạn không đầu tư, và của cải cũng sẽ không vào túi của bạn. Đầu tư là phải chấp nhận rủi ro, nhưng cũng có thể thu được của cải rất dồi dào.
5. Tư duy đầu tư
Năm 2008, Warren Buffett thay thế Bill Gates trở thành người giàu nhất thế giới và thứ mà ông dựa vào, chính là đầu tư.
Vì vậy, có lẽ bạn cũng đã biết được vai trò của đầu tư trong việc tích lũy và tạo ra của cải.
Tất nhiên, nếu bạn lo lắng về rủi ro và không muốn học cách đầu tư, không có gì sai khi gửi tiền vào ngân hàng, ít nhất bạn có thể ngủ ngon, nhưng tiền của bạn sẽ không tăng giá trị, và nó sẽ ngày càng ít đi..
Lợi tức đầu tư trung bình hàng năm của Buffett trong hàng chục năm sự nghiệp đầu tư của ông là hơn 20%, không phải là nổi bật trong mắt một số nhà đầu tư, bởi lẽ 30%, 50%, 70%, 100% đều có, nhưng ông vẫn có thể trở thành người giàu nhất thế giới bằng cách dựa vào đầu tư dài hạn và tỷ suất sinh lợi ổn định.
Ngay cả khi lợi tức đầu tư hàng năm của bạn chỉ có thể đạt được 10%, tiền của bạn cũng vẫn ngày càng nhiều, sau vài năm tích lũy, nó cũng là một khoản tiền lớn, vậy tại sao lại không làm?
Lý Gia Thành từng nói: “Trước 30 tuổi, bạn phải dựa vào chính đôi tay của mình để kiếm tiền, sau 30 tuổi, bạn phải chú ý quản lý tài chính và học cách sử dụng tiền để kiếm tiền”.
Buffett cũng từng nói: “Việc bạn tích lũy được bao nhiêu của cải trong đời không phụ thuộc vào việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền mà là cách bạn đầu tư và quản lý tiền của mình, bạn phải biết cách để tiền làm việc cho mình chứ không phải làm việc vì tiền”.
(Nếu bạn không hiểu gì, hãy tìm hiểu trước thật cẩn thận, nắm vững nhiều kiến thức đầu tư và quản lý tài chính để tránh rủi ro một cách hiệu quả và thu được lợi nhuận dồi dào.)
Các khoản đầu tư khác nhau có tỷ suất sinh lợi và rủi ro khác nhau, mọi người nên lựa chọn phương pháp đầu tư phù hợp với tình hình hiện tại và khả năng chấp nhận rủi ro của mình, không nên đầu tư một cách mù quáng.
Theo ALEXX–Theo Trí thức trẻ