Mọi cú lội ngược dòng trong cuộc sống đều có chung một điểm: Tìm đúng người, dùng đúng cách, nỗ lực đúng hướng!
Trong một bức thư nội bộ, Lưu Cường Đông (đồng sáng lập trang thương mại điện tử JD.com nổi tiếng của Trung Quốc) đã nhắc tới một nhân viên giao hàng với mức lương 80.000 nhân dân tệ (khoảng 260 triệu đồng).
Nhân viên giao hàng có họ Hoàng, là người Quảng Châu, Trung Quốc. Anh chia sẻ rằng mình kiếm được 80.000 nhân dân tệ vào tháng 3. Trong tháng này, anh đã nhận được tổng cộng 130.000 đơn hàng giao, trong đó một ngày nhận được nhiều nhất 30.000 đơn.
Rất nhiều cư dân mạng đặt dấu chấm hỏi về tính xác thực của câu chuyện này. Một nhân viên giao hàng, một ngày nhận được 30.000 đơn hàng?
Thì ra, khách hàng của anh ấy đều là những khách hàng lớn, đơn hàng nhiều, mỗi một lần chuyển phát, số đơn hàng luôn lên tới con số hàng ngàn. Bản thân nhân viên này cũng rất biết cách duy trì mối quan hệ với khách hàng, vì vậy rất nhiều khách hàng luôn tìm tới anh.
Hiện tại, anh quản lý một đội nhóm riêng, anh không còn phải nhận những đơn riêng lẻ nữa mà sẽ chuyên tâm vào việc phát triển và duy trì những khách hàng lớn.
Rất khó để có thể thể tưởng tượng một nhân viên giao hàng với mức lương trung bình vài triệu một tháng lại có thu nhập hàng trăm triệu như những nhân viên bán hàng giàu kinh nghiệm.
Mọi cú lội ngược dòng trong cuộc sống đều có chung một điểm: tìm đúng người, dùng đúng cách, nỗ lực đúng hướng.
Chỉ cần bạn dụng tâm đi quan sát, bạn sẽ phát hiện ra rằng những người biết kiếm tiền, đều không dựa vào mức lương cứng cố định.
Bạn thân của tôi bán son môi, năm ngoái đã mua được một căn nhà ở quê, là trả hết tiền một lần.
Cũng có người bạn bán xoài, mỗi tháng kiếm hàng chục triệu là chuyện rất bình thường.
Cũng có người làm viết lách, nghe nói một bài viết quảng cáo cũng có thể kiếm được hàng chục triệu.
Khi biết làm việc, thu nhập một tháng của một người có thể nhiều hơn thu nhập của người khác một năm. Và ở họ đều có một điểm chung: Họ đều có tư duy bán hàng.
Biết cách bán hàng quan trọng ra sao?
Có người từ một nhân viên bán hàng trở thành chủ tịch, chẳng hạn như Đổng Minh Châu (chủ tịch của GREE – nhà sản xuất thiết bị gia dụng lớn tại Trung Quốc)
Có người cùng với một đội bán hàng, xây dựng nên được cả một đế chế thương mại điện tử, chẳng hạn như Jack Ma. “Bán hàng, là con đường ngắn nhất tới thành công của những người bình thường”, ông từng nói.
Jack Ma từng khen ngợi một nhân viên có tên Lý Lập Hằng của công ty. Từ mức lương tháng chỉ 400 tệ (khoảng 1,2 triệu đồng) tới khối tài sản hàng chục tỷ đồng, anh ấy nói, lựa chọn quan trọng hơn nỗ lực.
Năm 1998, Lý Lập Hằng tốt nghiệp đại học, không có gì trong tay. Anh học khoa học máy tính, một chuyên ngành khá phổ biến vào thời điểm đó. Trong ba tháng sau khi tốt nghiệp, anh đã nộp hơn 100 CV nhưng hầu hết đều không có kết quả, chỉ có 3 công ty mời anh phỏng vấn và anh cũng đã bị từ chối ngay vòng đầu tiên.
Trong khi các bạn cùng lớp được Yahoo và Motorola nhận, khoe mức lương cao vài chục triệu đồng một tháng, thì Lý Lập Hằng lại chỉ có thể ở lại trường và làm quản trị viên mạng với mức lương hàng tháng 400 nhân dân tệ.
Anh luôn phải đi làm từ sáng sớm, hết người này tới người khác gọi, vấn đề anh phải xử lý nhiều nhất là treo máy và màn hình xanh. Không có trợ cấp, tiền thưởng, ở căn nhà thuê rộng 10m2, ban đêm chuột, gián bò qua giường…
Một buổi tối nọ, anh nhận được điện thoại của bố, nói bà nội bị bệnh. Anh lục khắp người, chỉ còn đúng 36 tệ (khoảng 116 ngàn đồng), thậm chí không đủ để mua vé về quê. Khoảnh khắc đó, anh đã khóc nức nở.
Trong khoảng thời gian tuyệt vọng nhất, một tiền bối đã nói với anh: “Tuổi còn trẻ mà không biết làm gì nhưng lại muốn kiếm tiền thì đi bán hàng.” Năm 2002, Lý Lập Hằng gia nhập Alibaba khi đó mới chỉ vừa thành lập với mức lương 1200 tệ (khoảng 3,8 triệu đồng) không đủ ăn không đủ ở.
Anh được phân công đi tìm hiểu thị trường, mười mấy người cùng sống trong một căn phòng cho thuê nhỏ bé, kê giường để ngủ, mỗi ngày tỉnh dậy đều cùng nhau hô khẩu hiệu. Hàng xóm tưởng họ kinh doanh đa cấp, suýt chút nữa báo cảnh sát.
Nhiệm vụ của Lý Lập Hằng là bán một trang web tiếng Anh cho một ông chủ không có máy tính, độ khó ngang với việc bán lược cho hòa thượng.
Suốt hơn 1 tháng trời, anh chạy khắp thành phố nhưng không bán được một đơn hàng nào, trong khi thứ chờ đợi anh ấy là chính sách 1 tháng sa thải 10% nhân viên làm việc không hiệu quả.
Ngày cuối cùng, Lý Lập Hằng sống chết ở lại văn phòng làm việc của khách hàng suốt 12 tiếng đồng hồ, phương châm của anh là “không bán được hàng sẽ không đi”, khách hàng không có cách nào khác, mua với giá rẻ nhất. Khoảnh khắc bước ra khỏi đó, Lý Lập Hằng khóc lớn “khó khăn quá!”
Trong một cuộc họp nhân viên, câu nói của Jack Ma đã truyền cảm hứng cho anh: “Chăm chỉ đích thực là sự chăm chỉ về tư duy.”
Đúng vậy, một nhân viên bán hàng thực thụ, thứ họ dựa vào không phải là lời nói mẹo bán hàng, mà là tư duy bán hàng.
Anh bắt đầu quan sát những nhân viên bán hàng ưu tú trong công ty, khiêm tốn học hỏi từ các tiền bối, trong 1 tháng đọc hết hơn 20 cuốn sách, chỉ riêng cuốn sách có tên “Người bán hàng vĩ đại nhất thế giới”, anh đọc đi đọc lại không dưới 10 lần, anh còn có riêng một ghi chép sau khi đọc, và tổng kết được rằng:
Anh tiến hành phân loại khách hàng, phục vụ cũng như có báo giá riêng với từng loại khách hàng, nhờ vậy mà số lượng đơn hàng tăng lên gấp đôi.
Anh phát hiện ra nguyên nhân để mất 80% đơn hàng nằm ở kĩ năng giao tiếp, chỉ cần nói đúng vào trọng tâm, 30 giây có thể khiến khách hàng gật đầu đồng ý…
Cứ như vậy, từ một người không có kinh nghiệm về bán hàng anh trở thành nhân viên bán hàng ưu tú của công ty, trở thành quản lý dẫn dắt một nhóm và đạt được doanh thu hàng trăm triệu mỗi năm.
Năm 2008, Lý Lập Hằng đảm nhận chức vụ quan trọng tại công ty, công việc chính của anh là tổng hợp kinh nghiệm thành công của Alibaba Tiejun thành một bộ phương pháp có thể nhân rộng và sử dụng phương pháp này để đào tạo vô số cán bộ quản lý và cả những Top Sales với mức lương hàng trăm triệu mỗi năm.
Sau đó, anh rời Alibaba để khởi nghiệp. Anh lãnh đạo đội ngũ bán hàng gồm hàng chục nghìn người và cả các công ty trị giá hàng trăm triệu đô la. Bản thân anh cũng đã chứng kiến sự thay đổi của nhiều người bình thường:
Một cậu bé hướng nội đã tăng gấp đôi doanh số bán hàng sau khi thay đổi phương thức bán hàng, mua được một chiếc ô tô và một ngôi nhà ở Thâm Quyến.
Một cô bé không giỏi giao tiếp đã gây ấn tượng với một khách hàng lớn bằng một bài hát ở KTV và mang về đơn hàng trị giá 20 triệu nhân dân tệ (khoảng 64 tỷ đồng)…
Anh nói: hiểu về tư duy bán hàng, bạn thực sự có thể sống một cuộc đời khác.
Có người nói, bán hàng là bán một mặt hàng nào đó, là một trang cá nhân với số lượng bạn bè đông đảo. Cũng có người nói bán hàng rất khó, tôi không giỏi ăn nói, không làm được. Thực ra không phải. Cuộc sống đâu đâu cũng là bán hàng, quá trình bạn “bán” một thứ đồ, một tư duy, năng lực hay thời gian của mình cho người khác, đó cũng chính là bán hàng. Những người giỏi bán hàng đều có một cuộc sống rất thuận lợi.
Hiểu về bán hàng đồng nghĩa với việc sở hữu khả năng kiếm tiền mọi lúc, mọi nơi. Vì vậy dù bạn có phải là người làm kinh doanh hay không, kỹ năng bán hàng và làm chủ tư duy bán hàng cũng là một kĩ năng cần thiết.
Theo Diệu Đan-Theo Phụ nữ số