Sau khi người phụ nữ phát hiện số tiền của mình bị “bốc hơi” gần như toàn bộ, cô đã đến ngân hàng trình báo nhưng mọi chuyện đã quá muộn màng.
Đây là câu chuyện của người phụ nữ tên Liang ở Quảng Tây (Trung Quốc) và là bài học đắt giá cho nhiều người. Sau thời gian làm ăn, vợ chồng của chị Liang đã có được một khoản tiền lớn lên đến 5 triệu NDT (tương đương khoảng 17 tỷ đồng). Có số tiền lớn trong tay, vợ chồng chị muốn gửi tiết kiệm vào ngân hàng để có khoản tiền lãi định kỳ. Do đó, cả 2 đã tìm kiếm ngân hàng nào có lãi suất tốt để chọn gửi tiền.
Sau đó, một người bạn của chị Liang đã chủ động giới thiệu bạn mình đang làm ở ngân hàng để giúp vợ chồng gửi tiền có lãi suất tốt. Theo đó, một người tên Wang đã được giới thiệu và cho biết có thể giúp cô tạo một tài khoản tiết kiệm với một mức lãi suất rất ưu đãi.
Tin tưởng bạn, cô không nghi ngờ tính xác thực của sự việc nên kết bạn WeChat với người đàn ông tên Wang. Sau khi làm theo hướng dẫn của người đàn ông tên Wang, cô Liang đã mở tài khoản tiết kiệm và chuyển 5 triệu NDT vào tài khoản.
Sau khi chuyển tiền vào tài khoản thành công, người tên Wang gửi một đường link đánh giá chất lượng dịch vụ cho cô Liang. Vì thấy người đàn ông này rất nhiệt tình nên cô lập tức nhấp vào đường link để đánh giá 5 sao. Tuy nhiên, câu chuyện lừa đảo cũng bắt đầu từ đây.
Sau khi người phụ nữ ấn vào đường link, điện thoại cô bất ngờ đơ mất vài giây, sau đó lại hoạt động bình thường. Du khá bất thường nhưng cô Liang vẫn chưa nghi ngờ. Nhưng chỉ 30 phút sau, cô bất ngờ tá hỏa khi nhận thông báo đã có hơn 4,9 triệu NDT (hơn 17 tỷ đồng) đã bị chuyển đi. Số tiền còn lại chỉ là 50.000 NDT (hơn 170 triệu đồng). Điều này cũng đồng nghĩa cô Liang đã mất sạch 99% số tiền tiết kiệm của mình.
Hoảng hốt, cô liên hệ với người đàn ông tên Wang nhưng không thể liên lạc được. Sau đó, cô gọi điện cho ngân hàng để thông báo rằng mình bị mất tiền một cách vô lý. Sau khi nghe cô Liang trình bày, ngân hàng lập tức mời cô lên trụ sở làm việc. Điều đáng chú ý hơn, khi cô và chồng đến trụ sở ngân hàng thì lập tức bị cảnh sát đưa đến đồn cảnh sát làm việc. Bởi theo ngân hàng, mọi thủ tục của họ đều đúng quy định thì tự nhiên xuất hiện vợ chồng cô Liang nói rằng mất tiền vô cớ.
Sau khi đến trụ sở cảnh sát Quảng Tây (Trung Quốc), cùng với lời khai của cô Liang thì điện thoại của cô cũng được kiểm tra. Rất nhanh chóng, cảnh sát đã phát hiện ra đường link đánh giá chất lượng dịch vụ mà người đàn ông tên Wang gửi cho cô có chứa mã độc truy cập tài khoản ngân hàng. Điều này cũng rõ ràng người tên Wang này chính là lừa đảo.
Sau đó, người bạn giới thiệu Wang cho cô Liang cũng đã được triệu tập. Nhưng cảnh sát phát hiện người kết bạn WeChat và nói chuyện với cô đã giả mạo anh Wang thật.
Vì người phụ nữ tin tưởng bạn mình giới thiệu nên đã làm theo các yêu cầu mà không hề nghi ngờ. Do đó, việc gửi mã độc xâm chiếm điện thoai, chiếm quyền kiểm soát và lấy đi những thông tin quan trọng của điện thoại mà ở đây là tài khoản ngân hàng được thực hiện rất dễ dàng.
Cảnh sát cho biết, một thủ thuật của những hacker khi cài phần mềm độc hại đến thiết bị luôn nhằm mục đích cố gắng phát tán nó càng nhiều càng tốt. Các mã độc khi được cài vào máy có thể được cấp quyền truy cập vào danh sách liên hệ của bạn bao gồm email, số điện thoại hoặc các tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng.
Khi thấy điện thoại có dấu hiệu bất thường như tốn pin hơn bình thường, máy chạy chậm hơn…. do lỡ nhấp vào link lạ thì cần tìm đến cơ quan chức năng để được kiểm tra. Đặc biệt, khi mọi người khi gửi tiền và thấy khoản tiền có dấu hiệu bất thường cần báo ngay cho cơ quan gần nhất để được giải quyết kịp thời.
Nguồn: Sohu-Theo KV,-Nhịp sống thị trường