Trong lịch sử các triều đại đã có không ít lần xảy ra sự tranh đoạt ngai vàng. Tuy nhiên những kẻ tranh ngôi đoạt vị đều không biết rằng người được làm hoàng đế là có chân long thiên tử, mang theo Thiên mệnh, việc này không phải ai cũng có thể làm. Hoàng đế là người được Thiên Thượng ủy thác trách nhiệm đến thế gian coi sóc thiên hạ…
Hai con rồng thật…
Hoàng đế triều Tống, Triệu Khuông Dận lúc chưa lên ngôi, ông và em trai mình là Triệu Khuông Nghĩa và Sài Vinh cùng hành quân chiến đấu. Trong một lần giao chiến với quân địch, tình hình rất bi đát, quân địch chiếm thế thượng phong. Bên này, tinh thần binh sĩ vô cùng mệt mỏi. Tuy nhiên, Triệu Khuông Dẫn và em trai đã anh dũng tiến lên giết địch, mặc dù họ là tướng lĩnh nhưng lại xông pha tuyến đầu. Trong khoảnh khắc ngắn, bất chợt có tiếng sấm sét vang dội xuất hiện trên nền trời trong xanh. Nhìn thấy sau lưng của Triệu Khuông Dận và Triệu Khuông Nghĩa có bóng dáng của rồng, các binh sĩ không khỏi kinh ngạc hét lên. Họ tin rằng hai vị tướng quân này có mệnh “chân long thiên tử”, sau này ắt hẳn sẽ đăng cơ làm Hoàng đế. Vì vậy sĩ khí của quân lính bỗng tăng lên vòn vọt, thế là họ anh dũng xả thân, đẩy lui quân địch.
Người đời sau nói rằng Triệu Khuông Nghĩa đã cướp ngôi của anh trai mình, tuy nhiên không ai biết rằng ông vốn có “chân mệnh thiên tử”, nếu không thì ông cũng không có cơ hội được làm hoàng đế.
Sài Vinh cũng là hoàng đế có chân long thiên tử. Một lần, mọi người nhìn thấy một con rồng đang vật lộn trên bầu trời, nhìn xuống dưới lại thấy Sài Vinh đang đẩy xe lên dốc nhưng không đi nổi. Điều này cũng báo trước vận mệnh của Sài Vinh, làm hoàng đế thêm vài ngày thì không thể tiếp tục được nữa. Nhiều người nói rằng, vận mệnh của mình là do chính bản thân giành lấy. Kỳ thực, phần lớn vận mệnh của con người đều do Thần sắp đặt. Nếu không có mệnh đó mà muốn làm quan phát tài thì cũng không được.
Hoàng đế đi đâu cũng được Thần linh bảo hộ
Chuyện kể rằng, vào tiết thanh minh, năm 756 thời Đường Huyền Tông, vị quan Thôi Viên dẫn theo gần 100 thuộc hạ và khách mời đi du ngoạn trên sông. Sự kiện rầm rộ tới mức đã thu hút rất nhiều người đến bên bờ sông để xem, khung cảnh bỗng chốc trở nên náo nhiệt. Hôm đó là một ngày nắng đẹp, mặt sông phẳng lặng yên tĩnh. Khi bữa tiệc trên sông bắt đầu khai mở thì mọi người đột nhiên nghe thấy tiếng nhạc cùng âm thanh vui cười truyền từ bên ngoài đến cách đó 10 dặm, âm thanh mỗi lúc một gần. Không lâu sau đó xuất hiện một đội thuyền lớn được chạm vàng nạm ngọc cùng dải đỏ trang trí đẹp mắt, khoảng hơn một trăm chiếc thuyền như thế với kích thước to nhỏ lấp kín mặt sông. Trên thuyền có treo cờ, đặt lọng, sáng rọi chói mắt.
Trên chiếc thuyền trung tâm có hàng chục người mặc bộ đồ màu đỏ và áo bào tím, hơn nữa còn có gần 100 ca sĩ và vũ công. Họ uống rượu ca hát vô cùng vui vẻ. Những chiếc thuyền xung quanh có 5 đến 6 ngàn võ sĩ cùng người hầu đi theo bảo vệ. Đội thuyền đã đi qua một lúc lâu, Thôi Viên phái người đi theo nghe ngóng, phải mất vài dặm mới tới gần đội tàu. Một người trên thuyền nói với người mà Thôi Viên đã phái đi như thế này: “Hoàng đế muốn tuần du tới Kiếm Các, Tứ Xuyên, các vị tiểu Thần tiên trên các tuyến đường tại Tứ Xuyên phải rời đi để tránh mặt”.
Thôi viên nghe xong vô cùng chấn động và dừng lại kế hoạch đi du thuyền trên sông của mình. Thời gian này triều đình vẫn bình an vô sự. Thôi Viên lại vì điều này mà chuẩn bị đề phòng trước. Vào năm sau đó, Hoàng đế thật sự đi tuần đến Tứ Xuyên, nhờ có sự chuẩn bị cẩn thận nên Thôi Viên đã có sự tiếp ứng không chỗ nào khiếm khuyết.
Hoàng đế đi đến đâu cũng có Thần linh bảo hộ, che chở. Người Trung Quốc nói rằng “trên đầu 3 thước có Thần linh”. Điều này cho thấy có rất nhiều các vị Thần lớn nhỏ ở khắp mọi nơi. Còn trong văn hóa truyền thống xưa thì ở cõi dân gian, hoàng đế luôn là người đứng đầu.
Theo Vision Times-San San biên dịch