Rất khó để tạo ra lợi thế đặc biệt so với những người khác, bởi nếu mọi người đều đang làm điều tương tự, cạnh tranh lớn và sản phẩm đồng nhất.
Người ta thường bàn tán về một chủ đề: Khi một ngành kinh doanh nào đó bỗng nhiên nổi lên như một hiện tượng, trở thành “xu hướng”, chúng ta có nên tham gia cuộc vui không?
Cá nhân tôi cho rằng không nên. Bạn thực sự định làm gì? Bạn vẫn phải làm những gì mình giỏi dựa trên khả năng cạnh tranh, tầm nhìn và sở thích của bản thân, thay vì chạy theo xu hướng một cách mù quáng. Bởi vì khi ai cũng đổ xô vào một thứ, sự cạnh tranh sẽ trở nên rất khốc liệt, không những cơ hội ít đi mà khả năng thành công cũng giảm đi rất nhiều. Ngược lại, nếu bạn tìm kiếm cơ hội xung quanh các các điểm nóng, bạn có thể có nhiều cơ hội kiếm tiền hơn và có nhiều khả năng thành công hơn.
Cơn sốt vàng ở Mỹ
Cơn sốt vàng San Francisco bắt đầu từ ngày 24 tháng 1 năm 1848 và kéo dài đến năm 1855. James Marshall, một người dân sống tại Sutter’s Mill gần thành phố Coloma đã tìm thấy những mảnh vàng lấp lánh dưới sông khi đang xây dựng một xưởng cưa gần đó.
Anh nói với John Sutter – chủ xưởng về phát hiện này và họ đã cố gắng giữ bí mật. Tuy nhiên, ngay sau đó tin tức bị lộ khiến nhiều nhà khảo sát và các cá nhân đã đổ xô đến California để tìm vàng. Người Ý, người Brazil, người Tây Ban Nha và người Trung Quốc đổ vào.
Trong quá trình đó, công ty quần jean đầu tiên đã ra đời. Năm 1847, Levi Strauss người Đức đến San Francisco kiếm sống bằng nghề bán vải, sau đó ông phát hiện ra rằng những người thợ mỏ địa phương rất cần một loại quần thật bền, vì vậy, ông đã làm ra một lô quần từ vải bạt vốn dùng để làm lều và bán chúng cho họ. Thấy kết quả khả quan, Levi Strauss nhanh chóng thành lập công ty, chủ yếu sản xuất quần jean.
Sau một thế kỷ rưỡi, quần jean đã trở nên phổ biến từ Mỹ đến toàn thế giới và trở thành trang phục thời trang được đàn ông, phụ nữ và trẻ em trên toàn thế giới tiếp nhận. Levi Strauss còn được mệnh danh là cha đẻ của quần jean Mỹ và công ty do ông thành lập là Levi’s cũng trở thành một thương hiệu quần áo nổi tiếng của Mỹ.
Trong cơn sốt vàng, một người đàn ông khác tên Mills cũng đến Califonia. Tuy nhiên, Mills chưa bao giờ khai thác một gam vàng nào sau khi đến đây. Thay vào đó, ông bán xẻng và các công cụ khác cho những người đào vàng, sau khi tích lũy được một lượng của cải nhất định, ông mở một ngân hàng để những người đào vàng cất giữ lợi nhuận của họ. Sau đó, với sự giúp đỡ của ông, Ngân hàng California đã được mở tại San Francisco. Trong nhiều năm, Ngân hàng California vẫn là ngân hàng lớn nhất bang.
Tới San Francisco theo cơn sốt vàng nhưng Mills chưa bao giờ đi săn vàng, thay vào đó, ông nắm bắt được làn sóng đổ xô đi tìm vàng, tâm lý của những người đi tìm vàng và tận dụng những cơ hội xung quanh nó để nhanh chóng trở thành người giàu có nhất ở đó. Trong quá trình này, đại đa số những người đào vàng đã không kiếm được tiền, thậm chí nhiều người còn mất mạng, bao gồm cả Marshall, người đầu tiên phát hiện ra vàng, anh ta đã không kiếm được nhiều tiền trong cơn sốt vàng, và sau đó không còn một xu dính túi trong một ngôi nhà đơn sơ và qua đời.
Một điều nữa là khi vào Đại học Stanford, chúng ta chỉ biết đây là một ngôi trường tốt mà quên mất một điều: những người sáng lập trường, vợ chồng Stanford, cũng kiếm tiền từ hoạt động kinh doanh những thứ ăn theo trong cơn sốt vàng. Sau đó, ông đã quyên góp số tiền này và thành lập ngôi trường này dưới tên con trai mình.
Ưu điểm của việc “Bán xẻng”
Vì sao lại xảy ra những tình huống như vậy? Cũng có một số cách giải thích gọi là hiệu ứng truyền thông.
Cái gọi là hiệu ứng truyền thông có nghĩa là do có sự công khai nên toàn xã hội tin rằng ngành này đặc biệt có lợi nhuận. Hãy tưởng tượng rằng rửa sạch số cát đã đào bằng nước và bạn sẽ nhặt được một chiếc thìa vàng, nghe rất hấp dẫn phải không?
Đứng trước sự hấp dẫn đó, ai ai cũng đổ xô vào ngành này. Tuy nhiên, rất khó để tạo ra lợi thế đặc biệt so với những người khác, bởi nếu mọi người đều đang làm điều tương tự, cạnh tranh lớn và sản phẩm đồng nhất, vậy thì cách duy nhất của bạn là cố gắng hạ thấp giá trị sản phẩm, giá nhân công và giá nhà cung cấp, điều này dẫn đến cạnh tranh quá mức và không kiếm được ra tiền.
Ngược lại, đối với những người cung cấp xẻng và quần jean, việc họ làm không có hiệu ứng truyền thông, không ai đưa tin sản xuất xẻng có thể kiếm được nhiều tiền, cũng không ai công khai việc bán quần jean sẽ kiếm bộn tiền. Không ai nhìn vào nó, và những gì họ làm bình thường đến nỗi không ai muốn tham gia cùng họ.
Vì vậy, những người bán quần jean và xẻng chắc chắn sẽ tích lũy được lợi thế và sự giàu có của mình trong một quá trình lặng lẽ và không có nhiều cạnh tranh.
Vì vậy, khi một công việc kinh doanh trở nên rất hot và dường như ai cũng có thể đào được “vàng” từ nó, hãy tìm một số ngành “ăn theo” mà ít người chú ý đến, chẳng hạn như bán xẻng, bán quần jean, tránh sự cạnh tranh lớn và cung cấp dịch vụ chất lượng tương đối cao sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội kiếm tiền và phát triển lâu dài.
PV–Đời sống & pháp luật