-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Phan Đăng Media co., ltd
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Họ khác gì chúng ta, những người giàu ấy? Họ hơn gì tôi và bạn để rồi họ giàu sang hơn hẳn chúng ta? Vâng, họ đã làm gì – những người giàu ấy? Họ đã làm gì để trở nên giàu có?. Bạn hãy cùng chúng tôi khám phá điều này, được không?
1.Một niềm tin sắt đá
Ngạn ngữ Thổ Nhĩ kỳ nói rằng:“Trong mỗi một con người đều tiềm ẩn một con sư tử hùng mạnh”. Niềm tin là căn nguyên tạo ra thành công hay thất bại. Niềm tin là cái bất cứ ai cũng có thể có được mà không tốn gì cả.
“Phúc cho ai không thấy mà tin”. Lời răn này trong kinh thánh cũng đúng cho tất cả: Chỉ có những ai biết tin mới trở nên giàu có.
Niềm tin và……. kỳ tích.
Cha mẹ của cậu bé hy vọng con của họ có thể trở thành bác sĩ nổi tiếng. Nhưng cậu chỉ học hết trung học thì bị sự hấp dẫn của máy vi tính lôi cuốn. Cả ngày chỉ mân mê cái máy lạc hậu, cũ kỹ, cậu cứ tháo ra rồi lại lắp vào các bộ phận của máy.
Cha mẹ cậu rất buồn, khuyên cậu nên chăm chỉ học tập, nếu không, khó có được chỗ đứng trong xã hội. Nhưng cậu trả lời “rồi một ngày con sẽ thành lập một công ty”. Nhưng cha mẹ cậu vẫn hy vọng con mình trở thành một bác sĩ nổi tiếng.
Sau cùng cậu cũng chiều ý ba mẹ thi vào đại học y dược, nhưng cậu cũng chỉ hứng thú với vi tính. Trong học kỳ một, cậu mua về một máy vi tính cá nhân IBM giảm giá. Sau khi sửa và nâng cấp lại, cậu bán cho một học sinh khác. Chất lượng tính năng của máy vi tính mà cậu chỉnh sửa rất tốt, giá lại rẻ. Không bao lâu sau, máy vi tính của cậu không những chỉ tiêu thụ được trong trường học mà ngay cả văn phòng luật sư và nhiều doanh nghiệp nhỏ gần đó cũng đến mua.
Lúc học kỳ I sắp kết thúc, cậu báo với cha mẹ, cậu muốn nghỉ học. Cha mẹ cương quyết không đồng ý, chỉ cho phép cậu tranh thủ kỳ nghỉ để mua bán máy vi tính, đồng thời bảo rằng, nếu trong mùa hè việc mua bán không được tốt thì cần phải bỏ nghề này. Công việc mua bán máy vi tính của cậu trong mùa hè đó đã phát triển vượt bậc. Chỉ trong vòng 1 tháng, cậu đã có doanh thu 1,8 triệu USD.
Kế hoạch của cậu thành công, cha mẹ đành đồng ý cho cậu thôi học. Cậu thành lập công ty của mình, tạo nên thương hiệu của công ty. Trong một thời gian ngắn, thành công trong việc làm ăn của cậu đã hấp dẫn sự quan tâm, chú ý của các nhà đầu tư. Năm thứ hai, công ty phát hành cổ phiếu một cách thuận lợi, cậu sở hữu 180 triệu USD tiền vốn. Năm đó cậu mới 23 tuổi. 10 năm sau, cậu tạo nên một huyền thoại cũng giống như Bill Gates, có tài sản lên đến 4,3 tỉ USD. Đó chính là tổng tài Michael của công ty Dell nước Mỹ.
Tại sao Michael có thể thành công? Rõ ràng anh ta tin vào câu nói: “Rồi một ngày con sẽ thành lập công ty”. Chính câu nói này, cổ vũ, khích lệ anh không ngừng đạt được thành công. Khi Bill Gates đích thân bay đến Austin, nơi Michael sống để chúc mừng anh, Bill Gates đã nói với anh ta rằng: “Chúng ta đều tin tưởng vào niềm tin của chính mình, đồng thời có một tình cảm mãnh liệt đối với nghề này”.
Tại sao Bill Gates nói như vậy? Bởi vì ông thực sự là người có một nềm tin vững chắc vào bản thân mình. Để thực hiện được niềm tin của mình, ông đã đơn độc đi vào con đường người xưa không thể làm nổi. Lúc đó Bill Gates phát hiện ở Mexico có một công ty đang nghiên cứu phát triển một thứ gọi là “máy tính cá nhân”, dùng ngôn ngữ Basic. Thế nên, ông bắt đầu viết thể thức này, đồng thời quyết tâm hoàn thành nó, cho dù ông không hề có được một ví dụ nào trước đó để có thể học theo. Bill Gates có một sở trường lớn, đó là một khi ông muốn làm việc gì, chắc chắn sẽ tìm ra được hướng giải quyết cách làm cho mình. Chỉ trong vòng mấy tuần ngắn ngủi, hợp sức với một người nữa, tận lực toàn tâm, cuối cùng ông đã biên soạn được một loại ngôn ngữ mới, từ đó máy tính cá nhân được chào đời.
Mỗi một kỳ tích như thế thường xuất phát từ những cách suy nghĩ vĩ đại mà ra. Có lẽ chẳng ai biết được một suy nghĩ có thể tiến được tới đâu, nhưng chúng ta đừng hoài nghi điều đó. Chỉ cần hạ quyết tâm, nỗ lực làm, xóa bỏ những hoài nghi trong tâm trí, bạn sẽ có thể nghe thấy nó cách đấy không xa. Và điều này thì bất cứ người nào cũng có thể đạt được, không cần phải tốn kém gì cả.
Có lẽ bạn biết Rolles, thống đốc thứ 53 của New York, cũng là thống đốc da đen đầu tiên trong lịch sử New York. Ông ta sinh tại New York đầy bạo lực, những kẻ trộm cắp và lang bạt. Khi trưởng thành, rất ít người có được những nghề nghiệp tương đối. Nhưng ông là một ngoại lệ, không những thi đậu vào đại học mà còn trở thành thống đốc bang.
Trong buổi tiệc chiêu đãi các ký giả nhân ngày nhậm chức, một ký giả đã đưa ra câu hỏi mà mọi người đều quan tâm: Điều gì đã giúp ông trở thành thống đốc bang? Đối diện với hơn 300 ký giả, Rolles không đề cập đến một chữ nào về bản thân, ông chỉ nói một cái tên rất xa lạ đối với mọi người – Pierre Paolo.Về sau mọi người mới biết rằng, đó là một vị hiệu trưởng trường tiểu học của ông.
Năm 1961, Pierre Paolo được phân về làm tổng sự kiêm hiệu trưởng trường tiểu học Ruobita. Lúc đó là thời kỳ thịnh hành của những người chuyên trêu chọc những người Mỹ chính trực. Lúc vào trường tiểu học, ông phát hiện học trò nghèo ở đây so với thời Hemingway “là một thế hệ đầy hoang mang”. Chúng ngồi không, không biết làm gì. Chúng không hợp tác với giáo viên, bỏ học, ẩu đả, thậm chí đập nát bảng trong các phòng học. Pierre Paolo nghĩ ra nhiều cách để hướng dẫn chúng, nhưng chẳng cách nào có hiệu quả. Về sau ông phát hiện đám học trò này rất mê tín, vì thế lúc lên lớp ông tăng thêm một nội dung học – cho học sinh xem tướng tay. Ông dùng cách này để cổ vũ học sinh. Khi Rolles nhảy từ trên bục cửa sổ xuống, giơ bàn tay nhỏ đi về phía bục giảng, ông đã nói rằng: “Xem ngón tay cái nhỏ dài của em thì biết trong tương lai, em sẽ là thống đốc của New York”. Lúc đó, Rolles vô cùng kinh ngạc. Chỉ có bà nội cậu khiến cậu phấn chấn một lần khi bảo rằng, cậu có thể trở thành thuyền trưởng của một chiếc tàu nhỏ nặng 5 tấn. Lần này thầy Paolo lại nói cậu có thể trở thành thống đốc bang New York, cậu nhớ câu nói này và tin vào điều đó.
Từ đó trở đi câu nói “thống đốc bang New York” giống như một ngọn cờ dẫn đường cho cậu. Quần áo của Rolles không còn dính cát bụi, lúc nói chuyện cậu cũng không chen vào những lời chửi bậy. Cậu bắt đầu giữ lưng thẳng khi đi bộ. Trong hơn 40 năm sau đó, không có ngày nào ông không có tác phong của một thống đốc bang. Năm 51 tuổi, quả thật ông đã lên chức thống đốc bang.
Trong bài diễn thuyết nhậm chức, ông đã phát biểu rằng: “Niềm tin đáng giá bao nhiêu tiền? Niềm tin không mất tiền, có lúc thậm chí nó là một lời nói dối đầy thiện ý, nhưng một khi bạn đã quyết tâm, nó sẽ mau chóng trở thành sự thật”.
Vì thế có thể nói rằng, trên thế giới này, niềm tin là điều bất cứ ai cũng có thể có được mà không phải tốn gì cả. Tất cả những người thành công, điều đầu tiên đều bắt đầu từ một niềm tin nhỏ bé – niềm tin chính là xuất phát điểm của mọi kỳ tích.
Sức mạnh phi thường của niềm tin.
Thí nghiệm nghiên cứu tác dụng của một loại thuốc an thần dùng cho những người bị mắc bệnh lở loét được tiến hành như sau:
Phân những người mắc bệnh lở loét thành ba nhóm. Các nhà nghiên cứu nói với những người trong nhóm một dùng thuốc mới có hiệu qủa trị liệu truyệt đối. Đối với những người trong nhóm hai thì bảo rằng, họ đang dùng loại thuốc đang thí nghiệm nên không biết được hiệu quả trị liệu. Sau đó không nói gì hết với những người trong nhóm ba về tình hình thực tế, đưa cho họ dùng loại thuốc mà nhóm một và nhóm hai đã dùng. Kết quả thực nghiệm cho thấy, ở nhóm một 70% người thấy có hiệu quả, nhưng ở nhóm hai chỉ có 25% người cảm thấy có hiệu quả, còn nhóm ba chỉ có 0,5% người cảm thấy có hiệu quả.
Tại sao ở ba nhóm này lại xuất hiện các hiệu quả không giống nhau cho dù thuốc dùng là giống nhau? Điều này là do niềm tin của ba nhóm không giống nhau: Người bệnh trong nhóm thứ nhất tin tưởng “tuyệt đối có hiệu quả”, nhưng người bệnh trong nhóm thứ hai cho rằng: “Không biết hiệu quả trị liệu”; Còn nhóm thứ ba không nghe nói gì hết. Vì vậy, bác sĩ cho rằng, hiệu quả của người dùng thuốc và niềm tin về công dụng của thuốc tỷ lệ thuận với nhau. Thậm chí ông phát hiện rằng, có thể tiêm thuốc hưng phấn để duy trì sự cân bằng cuộc sống của một người bằng cách tiêm một liều thuốc ngủ (thuốc an thần). Ông thậm chí đã kết luận rằng: “Điều thần kỳ của thuốc nằm ở tâm lý của người dùng, không phải là bản thân của thuốc”.
Chúng ta càng biết nhiều về hành vi của con người, càng phát hiện được sức mạnh phi thường của niềm tin, nhất là về trạng thái sinh lý. Trong các thực nghiệm tương tự, có rất nhiều người trong trạng thái thôi miên, đụng phải một tảng băng, sau đó bảo với họ rằng đó là kim loại đỏ rực, kết quả chỗ tiếp xúc bị nổi bong bóng nước. Điều này trong thực tế khó có thể tin được, nhưng quả thực đó là những thí nghiệm tâm lý thực tế. Nó nói lên một sự thật, điều ảnh hưởng lớn nhất đến kết quả là niềm tin. Niềm tin không ngừng mang tin nhanh truyền đến đại não và hệ thống thần kinh, tạo nên một kết quả kỳ vọng.
Stuart Mill đã từng nói: “Một người có niềm tin, tất cả sức mạnh sẽ được phát ra, không thấp hơn 90 người chỉ có sự hưng phấn”. Đây cũng chính là lý do tại sao niềm tin có thể tạo nên điều tuyệt vời. Nếu như bạn tin tưởng sẽ thành công, niềm tin sẽ cổ vũ bạn đạt đến thành công. Nếu bạn tin rằng sẽ thất bại, niềm tin cũng sẽ để cho bạn tin rằng sẽ thất bại. Rất nhiều người nhìn thấy dân Tây Tạng mỗi bước đi đều phải quỳ bái một lần, cho dù tay có bị cào xước chảy máu, quần bị va quẹt lủng rách, nhưng vẫn hướng về đất thánh mà đi, đó chính là tôn giáo và tín ngưỡng đã tạo sức mạnh cổ vũ cho họ. Nếu như có thể khống chế tốt niềm tin của bản thân, niềm tin đó có thể phát huy sức mạnh cực lớn, mang đến một tương lai tốt đẹp.
Những người cho rằng, thành tựu của một người sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố của môi trường bên ngoài, mang những việc không thành của mình đổ lỗi cho xã hội, gia đình, cha, mẹ,…thật ra là hoàn toàn hoang đường. Yếu tố quyết định ảnh hưởng đến cuộc sống của chúng ta không phải là hoàn cảnh, cũng không phải là cảnh ngộ mà là chúng ta có niềm tin như thế nào đối với những điều này.
“Nghịch cảnh là nấc
thang của người thông minh và
là vực thẳm của kẻ yếu hèn”.
(Lời một nhà hiền triết)
Có một gia đình, cha là một người lạnh lùng, khắc nghiệt, nát rượu và nghiện ma túy, mấy lần suýt mất mạng. Một lần trong tiệm, do không vừa ý với người bán rượu đã phạm tội giết người, bị phán tù chung thân. Y có hai người con, sinh năm một, trong đó, một người giống như cha mình, cũng nghiện hút nặng, chỉ sống nhờ vào trộm cắp, sách nhiễu người khác, và chính mình, cũng vi phạm tội giết người và bị ngồi tù. Người con còn lại không giống chút nào cả, anh ta đảm nhiệm chức giám đốc chi nhánh của một doanh nghiệp lớn, có một cuộc hôn nhân tốt đẹp, có một đứa con rất dễ thương, hoàn toàn không uống rượu và càng không nghiện ma túy.
Tại sao hai đứa trẻ cùng một cha sinh ra, và có môi trường giống như nhau lại có hai số phận khác nhau như vậy? Trong cuộc phỏng vấn đặc biệt riêng tư, khi được hỏi tại sao như vậy, câu trả lời của hai người lại hoàn toàn giống nhau: một ông thầy như thế, tôi còn có thể có cách khác sao?
Có hai bà lão tới tuổi 70, một người cho rằng tuổi này có thể xem như đủ đối với một đời người, thế nên bắt đầu lo liệu hậu sự. Nhưng người còn lại thì cho rằng, một người có thể làm được việc gì hay không, không phụ thuộc vào tuổi lớn nhỏ mà phụ thuộc vào cách nghĩ như thế nào. Thế nên bà đặt cho mình một kỳ vọng cao hơn. Vào tuổi 70 bà bắt đầu học leo núi. Trong vòng 25 năm sau bà vẫn mạo hiểm leo núi. Lúc bà 95 tuổi, vẫn còn leo núi Phú Sĩ của Nhật Bản, phá kỷ lục leo núi của người cao tuổi nhất.
Những ví dụ như vậy, có thể nói xung quanh chúng ta nơi nào cũng có. Không phải là môi trường, cũng không phải là cảnh ngộ có thể quyết định hiện tại và cả tương lai của con người. Cuộc sống của con người rốt cuộc có một kết cục vui vẻ hay bi thảm, phong phú đa dạng hay không tiếng tăm gì, hoàn toàn tùy thuộc vào niềm tin.
Niềm tin thực sự là gì?
Chúng ta đều biết, sự hình thành của bất cứ sự việc gì đều cần phải dựa vào những quy luật cơ bản. Cho dù là xây một cây cầu, tiến hành một ca mổ tim, hay phóng một vệ tinh nhân tạo,nếu không hiểu những quy luật cơ bản của các ngành khoa học riêng biệt, hoặc vận dụng không đúng, kết quả không những không có cách gì đạt đến sự hoàn mỹ, mà còn có thể gây ra tai họa. Nhưng có được bao nhiêu người hiểu được quy luật cơ bản của hành vi con người? Và có được bao nhiêu người hiểu được năm vấn đề cơ bản lớn liên quan đến bản thân mình: (1) Tôi là ai? (2) Tôi làm sao có thể trở thành tôi như ngày nay? (3) Tại sao tôi lại suy nghĩ, cảm nhận và hành động như vậy? (4) Tôi có thể thay đổi trở nên tốt hơn hay không? (5) Vấn đề quan trọng nhất là làm như thế nào?
Năm vấn đề lớn này xuất phát từ suy nghĩ của chúng ta. Chúng ta cần hiểu chính tâm hồn mình.Có thể bạn sẽ cho rằng, điều này hoàn toàn không quan trọng và rốt cuộc có rất nhiều việc chúng ta không biết và cuộc sống cứ thế trôi qua. Ví dụ, chúng ta không biết xe hơi được chế tạo như thế nào, nhưng chúng ta đều có thể lái xe, và tất cả đều có thể chạy đến được đích. Nhưng hãy suy nghĩ một chút về sự khác biệt của một người không biết gì về xe và một kỹ sư có kinh nghiệm. Người có kinh nghiệm sẽ làm giảm tiếng ồn của xe, có thể làm cho nhiên liệu tiêu thụ của xe trở nên ít tốn kém hơn. Trên thực tế anh ta còn có thể sửa chữa một chiếc xe hơi bình thường thành một chiếc có động lực lớn hơn – chỉ cần điều chỉnh động cơ một chút. Người hiểu được những nguyên tắc hoạt động tâm hồn cũng như vậy.
Năng lực của đầu óc chúng ta, nhìn từ góc độ vận dụng, có hai trạng thái: ý thức và tiềm thức. Trong trạng thái tiềm thức, năng lực có thể được vận dụng nhiều hơn rất nhiều so với năng lực có thể vận dụng trong trạng thái ý thức.
Chẳng hạn, trong 24 tiếng, trạng thái “không có bất cứ sự nỗ lực nào dưới sự chỉ đạo của chúng ta”, “tiềm thức” của chúng ta vẫn hoàn tất được rất nhiều việc lớn như: Làm cho chúng ta hô hấp 23.000 lần, hít vào và thở ra 438 m3 không khí, tim đập 100.000 lần, làm cho tim chúng ta vận chuyển 4,3 gallon máu, cả đời có thể chứa đầy 130 triệu thùng lớn với dung tích 31,5 gallon. Tất cả những điều này đều được tiến hành trong tình huống hoàn toàn không có ý thức.
Thông qua những thông tin thu được từ năm giác quan: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác và xúc giác, các thông tin này được truyền đến đại não, phần lớn là ý thức của chúng ta không thể nào biết được, chúng do tiềm thức tiếp nhận và xử lý, phân biệt được “ cảm nhận kiểu mẫu”, sau đó tác động lên đại não và các bộ phận của cơ thể để tạo ra những hành động tương ứng “hành vi kiểu mẫu”. Con người dùng những cảm nhận kiểu mẫu khống chế hành vi kiểu mẫu. Nhìn từ gốc độ khác mà nói, con người bị khống chế bởi tiềm thức.
Vậy, “niềm tin” là gì?
Niềm tin do chính bản thân ta ám thị, khiến cho trong tiềm thức tạo ra một trạng thái tinh thần chỉ thị.
Nguồn gốc của niềm tin.
Niềm tin là hệ thống nhận thức được hình thành tập hợp từ trước trong đại não của chúng ta, với cùng một cách thức, lọc tất cả những tin tức đến trong đầu óc chúng ta. Vậy là niềm tin rốt cuộc đến từ đâu?
Không ai không biết cái bàn, niềm tin cũng giống như cái bàn, không có mặt bàn thì không thành cái bàn, nhưng để trụ được phải có bốn chân. Chân bàn chính là nguồn gốc của niềm tin.
Nguồn gốc đầu tiên là môi trường. Vòng tuần hoàn thiện tính được thai nghén thành công và vòng tuần hoàn ác tính thai nghén thất bại. Sự khác nhau của chúng nằm ở môi trường. Cuộc sống đáng sợ nhất không phải là cuộc sống bị chèn ép hay cướp đoạt hằng ngày, mà là bị giam cầm, bởi vì môi trường này sẽ nuôi dưỡng sự thất bại.
Chúng ta thường nhìn thấy hiện tượng thế này: Một người sinh trưởng trong một môi trường giàu có và thành công, anh ta sẽ dễ dàng học hỏi những thành công và sự giàu có của người khác. Ngược lại như Einstein từng nói: “Rất ít người sống trong hoàn cảnh tồi tệ mà có thể, thể hiện được những ý kiến đúng đắn, tuyệt đại đa số ngay cả cách nghĩ đúng đắn cũng không có”.
“Tôi không xuất thân từ gia đình khá giả và phải trải qua những gia đoạn khó khăn. Tuy nhiên điều này lại trở thành động lực, buộc mình vươn lên. Thỉnh thoảng tôi vẫn giở học bạ ra xem vì chưa bao giờ mình là học sinh khá, có nhiều môn còn dưới mức trung bình, phải thi lại. Bước ngoặt trọng nhất của tôi là thời điểm năm tôi học lớp 11, tôi chơi với một nhóm bạn học rất giỏi ở trường chuyên. Tôi tự hỏi sao các bạn đó học giỏi mà mình lại cứ lẹt đẹt hoài và đó cũng là động lực cho bản thân để không thua kém các bạn.
Con người có khả năng vô hạn, vấn đề là bạn đã cố gắng hết mức để xem khả năng của mình đến đâu chưa, biết đâu bạn sẽ phát hiện khả năng nào đó mà mình chưa phát hiện được. Các bạn hãy tin điều đó”.
(Phạm Hồng Hải – Người Việt Nam đầu tiên trở thành Tổng giám đốc ngân hàng HSBC tại VN)
Nguồn gốc thứ hai là kinh nghiệm. Ví dụ, một người bị rắn cắn suýt chết, từ đó mà biết được rằng, rắn là một động vật có độc, nên phải tránh để rắn cắn. Từ việc này có câu ngạn ngữ: “Một lần bị rắn cắn, 10 năm sợ dây thừng”. Trong cuộc sống, khi bạn và một người phụ nữ đã từng thất bại hai lần trong hôn nhân thảo luận về vấn đề đàn ông, chắc chắn sẽ kết luận rằng: “Trong thiên hạ không có một người đàn ông nào tốt cả”.
Nguồn gốc thứ ba là kiến thức. Ở đây bao gồm cả việc quan sát kinh nghiệm của người khác, bởi vì bản thân kiến thức là tổng hợp kinh nghiệm của người đời. Con người trong suốt cuộc đời luôn tiếp nhận những hướng dẫn của tri thức. Kiến thức là phương pháp tốt nhất phá vỡ những rào cản. Cho dù hoàn cảnh môi trường của bạn có khó khăn đến thế nào, nếu điều bạn tiếp thu được là tri thức và phương pháp khoa học chính xác, bạn vẫn có thể tạo ra niềm tin, đạt được thành công.
Nguồn gốc thứ tư là sự tưởng tượng. Con người có một đặc điểm lớn nhất là tưởng tượng. Đặt giả thuyết mong muốn của bạn được thực hiện thì trong tâm trí bạn sẽ hình thành nên một giả thiết thành công. Khi hoàn cảnh xung quanh bạn làm bạn kiệt sức, lúc này bạn chỉ cần xem hoàn cảnh giả tưởng là điều mà bạn muốn, sau đó tự mình chìm đắm vào trong đó, từ đó mà thay đổi tâm cảnh, niềm tin.
ALBERT EINSTEIN nói: “Trí tưởng tượng là tất cả. Trí tưởng tượng là bản xem thử của những địa điểm tham quan sắp đến trong cuộc sống. Trí tưởng tượng còn quan trọng hơn cả kiến thức”.
Với một ý tưởng, một đế chế có thể được hình thành. Lấy ví dụ, Walt Disney, một chuyên gia đích thực trong việc tưởng tượng. Ông lấy cảm hứng cho nhân vật chuột Mickey từ một con chuột thú cưng đã già trong nông trại của ông. Chú chuột trắng đen đó trở thành huyền thoại hoạt hình. Trí tưởng tượng sẽ mở cánh cửa đến với vương quốc của những khả năng”
Sức mạnh của “tính khả năng”
Đầu óc của con người có một cơ năng phòng vệ. Bản năng đó khiến cho những suy nghĩ của bạn trốn tránh những đau khổ của sự thất bại.
“Không khả năng” khiến con người ngừng suy nghĩ, ngăn cản sự tiến bộ, có thể đóng cửa, kết thúc nghiên cứu, sẽ bỏ các kế hoạch, bỏ các mộng tưởng, lại còn khiến cho tính sáng tạo của các tế bào não đột nhiên ngừng hoạt động. Hậu quả là làm cho tư duy sáng tạo bị kìm nén và phong tỏa.
“Tính khả năng” sẽ tạo nên một động lực tự nhiên kích thích tính sáng tạo “một sự việc nào đó là có thể”. Rõ ràng đây là một tác động ngầm, có thể khiến cho các tế bào của tính sáng tạo được giải thoát, khiến cho vô thức của bạn trở thành một sức mạnh, mở toang những bế tắc, và năng lực lập tức đạt được sự phóng thích.
Bạn đã từng nghe những lời như thế này: “Xin anh đừng nói nữa, lời của anh làm cho đầu của tôi bị bấn loạn. Dù sao thì tôi cũng đã quyết định rồi…” Chúng tôi biết rằng, chỉ có người chết hoặc chết về mặt tình cảm mới không thể thay đổi. Chúng ta không phải là người chết và mọi thứ đều có thể thay đổi và cũng đừng quên rằng nhiều ý kiến có giá trị đều có khả năng bị thất bại. Nhưng không thể vì có mối nguy hiểm mà đánh trống lùi trận hoặc bỏ phí đi một ý tưởng hay. Chưa thử làm sao bạn biết mình không làm được.
Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn.
Ba phạm nhân bị phán tội ngồi mười năm tù, bị đưa đến một nhà lao. Người quản tù nói với họ, trước khi vào tù, mỗi người đều có thể chọn lựa một món đồ. Ba người vừa nghe xong rất vui mừng. Người thứ nhất là người nghiện thuốc nên anh ta xin người quản tù thuốc thơm, thế là người quản tù cho anh ta. Người thứ hai là một người rất hiếu sắc nên anh ta xin một cô gái. Suy nghĩ cả buổi trời , người quản tù cũng đồng ý. Người thứ ba là một người Do Thái, anh ta xin viên cai ngục một cái điện thoại, thế là người cai ngục cũng vui vẻ đáp ứng yêu cầu của anh ta.
Cuối cùng thì mười năm cũng trôi qua, ba người được ra khỏi tù. Người thứ nhất vừa bước ra khỏi cổng tù liền châm lửa hút thuốc, vẫn là một con ma nghiện thuốc. Người thứ hai lúc ra khỏi tù, sau lưng còn có bốn, năm đứa trẻ, bởi vì trong thời gian mười năm anh ta vẫn có cuộc sống vợ chồng với người phụ nữ đẹp mà anh ta được ban tặng. Nhưng người thứ ba lúc ra tù, đến đón anh ta là một tài xế và một cô thư ký, bởi vì trong mười năm qua anh ta vẫn dùng điện thoại giữ liên lạc với thế giới bên ngoài khiến cho công việc làm ăn của anh ngày càng phát đạt. (Xin xem thêm bài: Vì sao người Do Thái luôn thành công?”)
Cả ba người có cùng số phận, khi đối mặt với số phận của mình họ đã có những lựa chọn khác nhau, vì thế mà đương nhiên có ba kết cuộc không giống nhau.
Con người đều có năng lực suy nghĩ, và chính điểm này giúp chúng ta khác với những sinh vật khác trên trái đất. Chúng ta dùng quyền tự do lựa chọn của mình để suy nghĩ. Chúng ta có thể tự do học, tự do phát triển, thử nghiệm và sáng tạo. Chúng ta sở hữu một bộ não trí tuệ. Chúng ta biết chúng ta có thể lựa chọn và những lựa chọn riêng biệt ấy sẽ cho ra những kết quả riêng biệt.
Phu nhân tổng thống Roosevelt, Franklin Delano đã từng nói: “Trừ khi bạn đồng ý, bất cứ ai cũng không thể làm tổn hại bạn được”.
Vận mệnh của mỗi người đương nhiên không giống nhau, đều hoàn toàn do kết quả của sự lựa chọn không giống nhau. Học cách lựa chọn tích cực hay học cách lựa chọn vượt trội sẽ tạo được một niềm tin tuyệt vời để bạn vững bước tiến vào đỉnh cao của thành công.
Sức mạnh của……tưởng tượng
Huấn luyện viên chia học sinh thành ba nhóm: Nhóm thứ nhất trong vòng 20 ngày, mỗi ngày đều tập luyện ném bóng. Nhóm thứ hai cũng trong khoảng thời gian đó không tiến hành bất cứ sự luyện tập nào. Với nhóm thứ ba thì mỗi ngày bỏ ra 20 phút tiến hành tưởng tượng ra cách ném bóng. Nếu như lúc ném bóng không trúng họ bèn điều chỉnh theo những gì họ đã tưởng tượng.
Kết quả thực nghiệm, ở nhóm thứ nhất thực tế mỗi ngày chỉ luyện tập có 20 phút đồng hồ, tỷ lệ ném bóng trúng tăng 24%, ở nhóm thứ hai vì không có luyện tập nên không có một chút tiến bộ nào cả, ở nhóm thứ ba đã luyện tập bằng cách tưởng tượng, tỷ lệ ném bóng chính xác tăng 23%.
Chúng ta thường cho rằng, chỉ có nhà thơ, các nhà phát minh mới có sự tưởng tượng sáng tạo. Thật ra, bộ não của mỗi người đều có cấu tạo giống nhau. Emerson đã nói: “Mỗi người đều có một trái tim như nhau.Mỗi người đều có thể lợi dụng sức tưởng tượng để tạo nên một niềm tin vượt trội”. Napoleon đã từng nói: “Sức tưởng tượng thống trị cả thế giới”. Greene Clarke thì cho rằng: “Trong số những tài năng của nhân loại, thì điều kiệt xuất nhất là sức tưởng tượng”. Nhà triết học Dugald nói rằng: “Khả năng tưởng tượng là nguồn gốc vĩ đại nhất của hoạt động nhân loại, cũng là động lực quan trọng đối với sự tiến bộ của loài người. Phá hỏng đi năng lực này, loài người sẽ ngừng ở trạng thái hoang dã”.
Charles Ross trong quyển sách “Cách nào để mỗi năm mở rộng thị trường tiêu thụ…” đã từng viết: Một nhân viên tiêu thụ của một công ty Mỹ đã lợi dụng phương pháp mới làm cho hạn ngạch tiêu thụ của họ tăng lên gấp đôi, một số ít nhân viên bán hàng khác đã sử dụng phương pháp đó làm tăng mức tiêu thụ lên gấp bốn lần. Phương pháp đó rất đơn giản, gọi là “mức độ sắm tuồng của bạn”. Có nghĩa là tưởng tượng bạn xử lý những tình huống buôn bán không giống nhau, sau đó tìm ra phương pháp giải quyết. Cho đến khi trong thực tế xảy ra những tình huống đó thì bạn đã biết cách nên nói những gì, mọi việc nhờ vậy sẽ suôn sẻ.
Từ cổ chí kim, rất nhiều người thành công đã biết vận dụng hình ảnh trong tâm trí và dàn dựng tập luyện thông qua sự tưởng tượng để kỳ vọng đạt được thành công. Napoleon trước lúc tham chiến, trong tâm tưởng đã “diễn tập” nhiều tình huống gặp phải. Conrad trước lúc sở hữu một lữ quán đã bắt đầu tưởng tượng từ rất sớm làm cách nào để kinh doanh lữ quán…Tiến sĩ Halley Emerson đã nói: Khi trong tâm trí bạn lưu giữ hình ảnh tiêu cực của bản thân, tự mình tưởng tượng thất bại cũng đủ khiến bạn không thể thành công được. Hãy tưởng tượng mình thành công sẽ mang đến những thành công không ngờ. Cuộc sống vĩ đại của con người đều từ bức tranh tưởng tượng mà ra. Bạn mong muốn thành công trong lĩnh vực nào, muốn trở thành một người như thế nào hãy bắt đầu bằng cách như vậy.
Chúng ta hãy bắt đầu từ bây giờ, tận dụng sức tưởng tượng của bạn tạo nên một niềm tin tuyệt đối
Tiềm năng, có thể bạn chưa biết.
Có một câu chuyện thế này: “Cậu con trai 14 tuổi của một nông dân còn quá trẻ để điều khiển loại xe vận tải nhẹ, nhưng cậu ta rất mê xe hơi. Một hôm cậu ta điều khiển một xe vận tải nhẹ và rơi vào một khe nước, cả người đều bị xe che khuất chỉ còn có một phần đầu tóc lộ trên mặt nước. Người nông dân kia nhìn thấy con mình như thế đã không do dự nhảy vào khe nước, dùng hai tay nhấc bổng chiếc xe lên để cho người khác chạy đến cứu cậu con trai ra khỏi xe.
Cậu con trai chỉ bị thương nhẹ, người nông dân bắt đầu bình tĩnh lại. Lúc này ông mới cảm thấy kỳ lạ, hồi nãy lúc ông nhấc chiếc xe lên mà hoàn toàn không hề nghĩ rằng bản thân có thể nhấc nổi hay không. Qủa là kỳ tích, ông đã thử lại lần nữa, kết quả không nhấc nổi hai bánh xe.
Kỳ thực, những việc như vậy xung quanh ta thường hay xảy ra. Bác sĩ đã chứng minh rằng, con người lúc phải đối phó với tình huống hiểm nghèo gấp rút, trong cơ thể sẽ tạo ra một sức mạnh kỳ diệu, tạo nên một năng lực xuất thần. Nhưng muốn tạo ra được sức mạnh này phải có một khát vọng mong muốn thành công, đồng thời có một mục tiêu vô cùng kiên định. Việc phát huy tiềm năng không chỉ là sức mạnh cơ thể, mà quan trọng hơn là sức mạnh tinh thần và lý trí. Mọi người đều có năng lực trời cho này. Mỗi người đều có tiềm năng sáng tạo này. Bất luận khó khăn, nguy hiểm thế nào, chỉ cần bạn nhận thức là phải làm, phải làm bằng được, bạn sẽ có thể giải quyết và xử lý được
Edison đã nói: “Nếu chúng ta làm những gì mà chúng ta có thể làm, chúng ta sẽ khiến cho bản thân mình kinh ngạc”. Quả thật, trong bản thân mỗi người chúng ta có một tiềm năng lớn. Hãy dũng cảm đón nhận những thử thách, để thử thách kích thích tiềm năng của bạn phát huy một sức mạnh vô hạn.
PHẢI PHÁ BỎ SỰ HẠN CHẾ CỦA NIỀM TIN.
Rất nhiều người trong hoàn cảnh hiện tại cảm thấy mọi sự đều không như ý, trong tâm đầy những mệt nhọc rã rời, cảm giác bực bội, áy náy, bất lực. Một trong những nguyên nhân đó là sự hạn chế của niềm tin đã khống chế hành động, không thể tạo ra những kỳ vọng có hiệu quả. Để có được những kết quả tốt hơn, đòi hỏi phải thay đổi niềm tin này trước đã. Những niềm tin không có hiệu quả cần phải thay đổi này cũng chính là cái khung tư tưởng hạn chế chúng ta hàng ngày.
Ba tư tưởng đóng khung làm trở ngại cuộc sống đầy thách thức của chúng ta hiện nay, cần được phá bỏ là “nên như vậy”, ‘phó thác tâm trạng” và “không có cách”. Ba điều này này có mối quan hệ với nhau, đồng thời cũng xuất hiện với nhau.
(1) “Nên như vậy”
Giả sử bạn hẹn gặp một anh bạn vào lúc 12h30, nhưng bạn chờ đến 2h30 vẫn không thấy anh ta đến, gọi điện mãi cũng không thấy trả lời. Bạn vô cùng bực bội và quyết định không kết bạn với anh ta nữa.
Trên thực tế anh ta gặp một chuyện không ngờ.Lúc anh ta xuống lầu định đến chỗ hẹn thì bị té ở cầu thang và bị hôn mê. Bốn tiếng đồng hồ sau mới được phát hiện và đưa đến bệnh viện. Tình bạn của hai người bị cắt đứt từ đó.
Trong đầu bạn lúc bực bội luôn nghĩ như sau:
– Người này sao mà không có trách nhiệm gì hết vậy?
– Thật đáng ghét, làm lãng phí hết hai tiếng đồng hồ của mình, còn làm mình bực bội.
Nguyên nhân của những suy nghĩ đó là do bạn cho rằng, sự việc nên như thế: Đã hẹn, anh ta phải đúng hẹn chứ. Nhưng sự việc không như những gì bạn nhận định nên trong bạn đã xuất hiện những ý nghĩ không tốt,
Trong kinh Phật có hai chữ “nhân duyên”, dùng việc trồng cây để lý giải. Việc trồng cây chính là nhân; Và đất đai, không khí, nước, ánh sáng, phân bón,…đó là duyên. Ý nghĩa của “gieo nhân tạo duyên” chính là sự trưởng thành của cây, đòi hỏi sự hợp tác của nhân duyên mới tạo nên thành công. Vì vậy sự việc xảy ra tất có nguyên nhân, có nguyên nhân tức có lý do, có lý do cũng chính là cái nên phát sinh. Không xảy ra mới là kỳ lạ. Nhưng khi có việc xảy ra ngoài ý muốn, anh bạn trên không có cách gì đúng hẹn, cũng không có cách gì báo cho bạn biết, mà bạn thì không có cách gì gặp được anh ta, cũng không có cách gì biết được tai nạn của anh ta, tất cả mọi việc vốn đều nên xảy ra như vậy, không phải như vậy mới là lạ. Một vị đại sư nói rằng: “Cái gì nên biết thì đã biết rồi, cái gì nên đến thì cũng đã đến rồi”, chính là có ý nghĩa này.
Vì vậy, bạn vì chuyện anh bạn không đúng hẹn mà bực mình chính là bực mình chính bản thân mình không thể biết tất cả mọi việc trên thế gian này. Bạn cần phải có năng lực này – nhận thức được chân tướng của sự việc xảy ra lúc bấy giờ. Nhưng không phải ai cũng có được năng lực này.
Chính vì thế chúng ta cần nhắc nhở mình hai điều:
– Mọi việc xảy ra đều có nguyên nhân của nó.
– Phối hợp như thế nào với sự việc đã xảy ra, để không đánh mất niềm tin.
Con người trên thế gian vốn không có cách gì để cầu nguyện cho mọi việc được như ý. Đối với phần lớn sự việc phát sinh mỗi ngày, chúng ta chỉ căn cứ vào tình hình thực tế mà xử lý, từ đó nỗ lực đạt được càng nhiều kết quả càng tốt. Ví dụ nếu như anh bạn trên có thể đến chỗ hẹn, hai người có thể có được một buổi ăn trưa vui vẻ, trong hai tiếng đồng hồ sẽ đạt được những điều mình muốn, sự việc dĩ nhiên là ok. Nhưng nếu anh bạn ấy không đến đúng hẹn, tranh thủ làm thêm một việc gì đó hoặc là thưởng thức một cuốn sách hay xuất bản đã lâu bạn không có thời gian đọc, cũng làm cho hai tiếng đồng hồ của bạn trôi qua một cách có ý nghĩa. Đây không phải là lựa chọn tốt hơn hay sao? Bằng cách nào đó bạn tận dụng hai tiếng đồng hồ một cách vui vẻ và thành công. Bạn hoàn toàn có thể tự chủ, lại hà tất phải bị niềm tin “sự việc nên như thế” khống chế bạn?
(2) “Phó thác tâm trạng”.
Lấy môi trường làm việc làm ví dụ. Mấy mươi năm trước, những người trẻ tuổi luôn tìm cách xin vào làm cho các công ty hoặc cơ quan lớn, vì nơi này “công việc ổn định”, “tiền đề tốt”. Một số thỏa mãn với cương vị của mình, không cầu tiến mà chỉ nỗ lực trong việc “học đòi làm biếng”. Về sau nhu cầu của các công ty cơ quan này bị tinh giản, giảm nhân viên, giảm lương bổng, giảm phúc lợi, họ lại oán hận công ty không quan tâm đến họ.
Trong quan hệ hôn nhân và tình yêu, chúng ta thường nghe đến những câu đại loại như “em về với anh, anh sẽ mang hạnh phúc đến cho em”, hoặc “chỉ có em mới có thể làm cho anh hạnh phúc), không có em anh không biết sống như thế nào”. Bởi vì yêu một người nên bạn trao quyền lực niềm vui của mình cho người đó, và yêu cầu người đó cũng hành động như vậy (bởi vì có như vậy anh (em) mới cảm thấy hạnh phúc, nhưng nếu anh (em) không vui, mối quan hệ trở nên căng thẳng. Cảm giác bất lực của bản thân và cảm giác của đối phương chính là nguyên nhân cơ bản của các xung đột trong gia đình và trong hôn nhân.
Trong quan hệ giữa con người trong cuộc sống, việc “phó thác tâm trạng” này rất dễ nhìn thấy: Nghe người nào đó nói một, hai câu trong lòng liền bất an, trách móc người ta không hiểu việc. Cấp trên than thở một chút về công việc làm ăn, trong lòng lo lắng có thể bị mất việc. Khách hàng có những biểu hiện phản ứng mạnh một chút, trong lòng cảm thấy bực tức. Những điều này do việc “phó thác tâm trạng” tạo nên.
Nguyên nhân của việc “phó thác tâm trạng” là do trong quá trình dài chúng ta đã tạo nên giá trị bản thân không đủ mạnh. Sự tin tưởng vào giá trị bản thân không đủ mạnh dễ dẫn đến việc nhân nhượng người khác và đòi hỏi phải có sự bổ sung của ngoại cảnh. Không đạt được những điều đó, mặt trái của chúng ta tức sẽ lộ diện.
“Dù trời nóng hay lạnh, dù khó khăn gian khổ thế nào, trong bao nhiêu năm đi theo Bác Hồ, tôi chưa bao giờ nghe thấy Bác than thở một lời nào”.
(Trích phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong một lần trả lời phỏng vấn các nhà làm phim truyền hình)
Người hiểu được đạo lý này sẽ không ngừng tăng cường năng lực của bản thân mình, tăng thêm giá trị, nuôi dưỡng kỹ năng tri thức của bản thân đồng thời nâng cao tư tưởng. Họ sẽ xem cuộc sống của mình là trung tâm. Khi họ vào làm ở một công ty hoặc quen một người bạn mới, họ cũng sẽ có cùng một thái độ. Chẳng hạn như trên một chiếc xe buýt đi đến một nơi nào đó (mục tiêu của cuộc đời), bạn gặp gỡ một người nào đó ngồi bên cạnh, bạn và anh ta cùng thưởng thức phong cảnh dọc đường đi và thông qua cuộc nói chuyện bạn có được niềm vui. Nếu như sau đó phát hiện mục đích của anh ta và của bạn không giống nhau, tự anh ta sẽ xuống xe sớm hơn, hoặc trễ hơn bạn, nhưng vẫn vui vẻ chia tay, lại còn trao đổi địa chỉ liên lạc để giữ quan hệ sau này. Ngồi xe buýt là đưa mình đến một mục đích, ở đó bạn có thể tiếp tục con đường của mình, tiếp tục đạt được càng nhiều những thành công, những niềm vui trong cuộc sống.
Những người cảm thấy hoang mang, thường thấy có tâm lý phó thác bản thân mình cho “bạn hoặc công ty chăm sóc”. Nếu như một người có ý định hướng cuộc sống một cách rõ rệt, cho dù công ty hay người bạn đời giúp bạn đạt được mọi thứ một cách nhanh chóng, giao kết được nhiều bạn bè cũng không hoàn toàn chi phối được niềm vui thành công của bản thân họ.
Việc khống chế niềm vui thành công của đời người vốn nằm trong tay của mỗi người. Không có chuyện có người khác làm việc này tốt hơn chính bản thân ta, cũng không có chuyện có người toàn tâm toàn ý, thật lòng nỗ lực nhiều hơn ta trong việc này. Vì vậy chúng ta không nên cầu viện người khác, mà cũng không có cách nào để cầu viện người khác, mà cũng không có cách nào để cầu viện cả.
(3) “Không có cách nào”.
Thử tưởng tượng, hôm nay lúc bạn về nhà, đi đến đầu đường phát hiện có tòa nhà quá cũ kỹ bị đổ, chặn ngang đường đi, không ai qua được, bạn sẽ làm thế nào? Bạn có ba cách lựa chọn: Cách một là bỏ đi ý tưởng về nhà; Cách hai là ngồi một bên chờ đến khi nào đường thông thì đi – lúc này bạn oán trời, oán đất; Cách thứ ba là đi tìm một con đường khác. Nếu như bạn là một người tích cực, rất muốn về nhà bạn sẽ không chọn cách một và cách hai mà tập trung sức lực đi tìm con đường khác (cách ba).
Nếu như vừa đúng lúc con đường thứ hai cũng bị hỏa hoạn tắc đường thì sao? Bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ đi tìm con đường thứ ba? Nếu con đường thứ ba cũng bị nước làm cho tắc đường thì sao? Bạn sẽ đi tìm con đường thứ bốn, năm, sáu cho đến khi bạn về đến nhà mới thôi?
Nếu như “về đến nhà” là mục tiêu lớn nhất đời bạn, bạn sẽ liên tục tìm đường, kể cả việc dùng trực thăng ném bạn xuống hay đi theo địa đạo,…Trên con đường khiến cho bạn đạt được thành công là niềm vui trong cuộc sống, đâu là mục tiêu quan trọng? Đó chính là tim ra sự đột phá.
Tóm lại, phá vỡ được ba khung tư tưởng kể trên thì những khó khăn trong cuộc sống của chúng ta nhất định sẽ được giải quyết. Chúng ta càng có thể thiết lập được những niềm tin có ích một cách tích cực, giúp cho bản thân đạt đến mục đích của cuộc sống một cách nhanh chóng và thoải mái. Tóm lại phá vỡ ba khung trên có thể khái quát thành ba câu sau:
“Nên như vậy”: Tôi không có cách gì biết được tất cả mọi thứ trên thế giới, những gì xảy ra đều là những việc nên xảy ra.
“Phó thác tâm trạng”: Mỗi người phải tự chăm sóc cuộc sống của chính mình, không dựa vào người khác.( Xin xem thêm bài : “Bạn không phải được sinh ra để người khác dẫn dắt”)
“Không có cách nào khác”: Mọi việc đều có ít nhất ba cách giải quyết, quyền lựa chọn là ở bạn.
2.Một thái độ tích cực.
Thái độ tích cực là tiền đề của thành công, là sức khỏe và chất dinh dưỡng của tâm hồn. Thái độ chi phối tất cả, quyết định vận mệnh của mỗi con người. Mọi người đều có quyền tự do lựa chọn thái độ của mình. Bạn lựa chọn thái độ tích cực có nghĩa là bạn lựa chọn thành công.
Thái độ sẽ quyết định ai là người lái xe, cầm lái.
Một phụ nữ trẻ người Mỹ tên Thelma, theo chồng đến sa mạc bởi chồng cô đang có công việc tại đây. Cô sống hiu quạnh một mình, nóng nực khó chịu, xung quanh chỉ có người Mêhicô và người Inđu. Họ không hiểu tiếng Anh, không có cách nào giao tiếp cả. Cô cô đơn, buồn tẻ, sốt ruột không yên, vì vậy viết thư cho cha mẹ muốn rời khỏi nơi quỷ quái đó. Cha mẹ cô trả lời thư, chỉ viết có một hàng: “Hai người ngồi trong tù cùng ngắm ra ngoài qua song sắt. Một người nhìn thấy đất cát, một người nhìn thấy dày đặc sao”. Thoạt đầu cô không hiểu được hàm ý của nó, sau khi đọc đi đọc lại nhiều lần mới cảm thấy vô cùng hổ thẹn, quyết định thay đổi thái độ, ở lại sa mạc và đi tìm “ngôi sao” của chính mình.
Không còn ngồi trầm tư cả ngày nữa, cô tích cực đối mặt với cuộc sống. Cô giao lưu kết bạn với người địa phương, học ngôn ngữ của họ. Cô thể hiện sự nhiệt tình của mình, họ cũng đối xử với cô nhiệt tình. Cô rất thích các sản phẩm đồ gốm và đồ dệt của địa phương, vì vậy mọi người không nỡ bán những sản phẩm đó cho du khách mà đem tặng cho cô làm quà. Cô rất cảm động. Mong muốn hiểu biết của cô ngày một tăng. Cô còn tích cực nghiên cứu tình hình phát triển thực vật ở sa mạc và nắm vững được các tập tính sinh hoạt liên quan đến việc bẫy chuột, thưởng thức cảnh mặt trời mọc và lặn ở sa mạc, đồng thời có hứng thú với tất cả việc tìm kiếm những vỏ ốc biển. Hai năm sau cô viết quyển sách đặt tên là “Tường thành của niềm vui”.
Hiển nhiên sa mạc chẳng có gì thay đổi. Cư dân ở đó cũng vậy. Sự thay đổi ở đây là thái độ của cô gái. Sự thích thú khám phá thế giới xung quanh đã khiến cô hoàn toàn biến thành một người khác. Những đau khổ và âu lo trước đây không còn nữa, cái mà cô đạt được là tích cực tiến lên và dám làm. Cuối cùng cô cũng nhìn thấy “ngôi sao”. Nếu không chỉ nhìn thấy toàn “đất cát mà thôi”.
Có một người phương Nam, từ trước tới giờ chưa hề thấy băng tuyết. Một lần lúc anh ta nhận nhiệm vụ đặc biệt đến miền Bắc vào mùa đông. Anh ta thấy tuyết trắng xóa xung quanh, không nhìn thấy gì cả. Vốn chưa từng nhìn thấy tuyết, anh ta cảm thấy rất thích, cứ từng bước từng bước đi, mặc cho phải đi loạng choạng và khó khăn nhưng tinh thần anh ta vẫn đầy phấn khởi. Cứ như thế đi được nửa ngày đường, có hơi mệt, nhìn đằng xa có một căn nhà gỗ, trên nóc còn có khói bốc lên nghi ngút, anh ta đến xin uống nước và nghỉ chân. Sau khi gõ cửa chủ nhà mời anh ta vào và mời anh uống trà.
Chủ nhà hỏi, “Anh từ đâu đến?” Anh ta cười và trả lời không do dự: “Tôi từ bên kia cao nguyên tuyết đi bộ đến đây”. Nghe xong chủ nhà thất sắc nói: “Anh quả là to gan, anh có biết đó là gì không? Đó chính là hồ nước bị đóng băng, hồ nước này rất sâu”. Anh ta cảm thấy run chân, vô cùng sợ hãi. Lúc về anh ta đã chọn con đường khác để đi.
Thật ra, hồ nước vẫn cứ là hồ nước, tuyết vẫn cứ là tuyết, trước sau chẳng có gì thay đổi cả. Chỉ có một điều duy nhất thay đổi, đó chính là thái độ của anh ta, từ phần khích kích động trở nên sợ hãi.
Bản thân của chính mỗi người trước sau đều chỉ có một điểm khác biệt nhỏ. Điểm khác biệt này lại tạo nên những sự khác biệt lớn trong cuộc sống, đó là thái độ tích cực hay tiêu cực. Sự khác biệt lớn chính là kết quả thành công hay thất bại. Hai người có hai thái độ khác nhau cùng lúc từ cửa sổ ngó ra ngoài sẽ nhìn thấy bầu trời không giống nhau. Người thành công sẽ dùng những định luật vàng của thái độ tích cực để chi phối cuộc sống của mình, đối diện với thế giới, đối diện với tất cả những khó khăn, trở ngại có thể xuất hiện.
Mọi người đều biết rằng, dân tộc Do Thái cho dù họ không ngừng bị lưu lạc tha phương và gặp bao nhiêu khốn khó, thậm chí bị giết, nhưng họ không hề bi quan, tuyệt vọng. Điều này có liên quan đến thái độ sống lạc quan, tích cực của họ. Trong dân tộc họ đã từ lâu đã lưu truyền một câu chuyện như sau:
Hồi xưa, có một người Do Thái, vì làm quốc vương tức giận mà bị tội tử hình. Ông ta liền cầu xin quốc vương tha tội chết, và nói; “Chỉ cần cho thời gian thần sẽ làm cho con ngựa yêu của quốc vương bay lên”.
Ông nói: “Nếu sau một năm ngựa vẫn không bay lên được, thần sẽ cam chịu tội tử hình mà không oán thán lời nào”. Quốc vương đồng ý lời thỉnh cầu của anh ta.
Một người bạn cũ nói với ông ta: “Ông đừng có khua môi múa mép được không, ngựa thì làm sao có thể bay được cơ chứ?”.
Ông ta nói: “Nội một năm này, có thể hoặc là quốc vương chết, hoặc là tôi sẽ bị chết, nói không chừng có thể con ngựa kia bị chết. Tóm lại trong năm này không biết được sẽ xảy ra chuyện gì. Vậy chỉ cần thời gian một năm không chừng ngựa thật có khả năng bay lên trời!”.
Cho dù đây là một câu chuyện của thiếu nhi, sau khi nghe kể, cảm thấy có cái gì đó hồ đồ đi nữa, nhưng từ bản thân người này, chúng ta có thể nhìn thấy rõ ràng ông ta có một thái độ sống lạc quan.
Chúng ta hãy suy nghĩ một chút về những người bên cạnh ta. Cũng là những đứa trẻ như nhau, tại sao thành tích học tập lại có tốt, kém. Học không giỏi không phải về vấn đề tri thức, mà là không chịu chăm chỉ nghe giảng, không siêng năng học tập, không chăm chỉ làm bài tập. “Chăm chỉ” chính là “thái độ”. Cũng là người làm công nhưng lại có những công nhân giỏi, lao động nghiêm túc. Ngược lại, có những công nhân lộn xộn không có kỷ luật. Điểm khác biệt chính ở chỗ, ai có thái độ tích cực hơn, nỗ lực hơn, có trách nhiệm hơn chứ không phải ở chỗ thông minh hay tài năng. Tích cực, nỗ lực, có tinh thần trách nhiệm đều là “ thái độ”.
Có được bao nhiêu người vì yếu kém hay vì những thành công mà thay đổi. Một học viện thành công của Mỹ đã làm cuộc nghiên cứu với 100 người nổi tiếng trên thế giới và chứng minh rằng, thái độ tích cực quyết định 85% sự thành công.
Một học giả thành công nổi tiếng, Napoleon Hill nói với chúng ta rằng: Thái độ của chúng ta quyết định sự thành bại của chúng ta. Chúng ta đối xử với cuộc sống như thế nào thì cuộc sống sẽ đối xử với chúng ta như vậy. Chúng ta cư xử vời người khác thế nào thì người khác cũng sẽ cư xử với chúng ta như vậy.
Một triết gia nói rằng: “Thái độ chính là người chủ nhân chính của bạn”. Vĩ nhân thì nói rằng: Bạn điều khiển cuộc sống như thế nào thì cuộc sống sẽ điều khiển bạn như thế ấy. Thái độ sẽ quyết định ai là người ngồi xe, ai là người lái xe. Nó chi phối tất cả, quyết định vận mệnh chúng ta.
Sức mạnh của thái độ tích cực.
Có một câu chuyện như vầy: Đại Chu Huệ Hải từ nghìn dặm xa xôi đến gặp thiền sư Mã Tổ Đạo. Thiền sư hỏi ông: “Ông đến đây làm gì?”. Đại Chu trả lời: “Đến cầu Phật pháp”. Mã Tổ trả lời: “Ở đây ta cái gì cũng không có thì làm gì có Phật pháp mà cầu? Tự bản thân ông có kho báu mà không biết chăm sóc, bỏ nhà đi lung tung làm gì? Đại Chu vừa kinh ngạc vừa hồ nghi , vội hỏi: “Kho báu của tôi là gì ạ?”. Mã Tổ gợi ý thêm một bước: “Kho báu chính là bản thân ông đó. Bản thân ông có đủ mọi thứ không thiếu thứ gì, ông có thể vận dụng nó theo ý muốn, hà tất phải đi tìm kiếm từ bên ngoài? . Những lời nói thâm thúy này đã khiến Đại Chu tỉnh ngộ.
Không sai, “kho báu”, nếu nhìn từ quan điểm học hỏi thành công thì đó chính là thái độ.
Bậc thầy Napoleon Hill nói rằng: “Thái độ tích cực chính là sức khỏe và chất dinh dưỡng của tâm hồn. Tâm hồn như vậy có thể dẫn đến tài phúc, thành công, niềm vui và sức khỏe”. Các nhà nghiên cứu y học còn phát hiện rằng, cơ thể người có thể tự tạo ra một loại thuốc trấn tĩnh, gọi là nơron tự nhiên tiết ra từ đại não, hoạt động trong tủy sống và não bộ, có thể làm giảm thiểu cảm giác đau đớn, vượt qua được kích động khiến cho tâm trạng yên tĩnh và an bình. Nghiên cứu còn phát hiện người bị bệnh trầm uất đều bị thiếu não phi (nơron) nghiêm trọng. Phát hiện này đã mang đến cho con người bước đột phá lớn giải thích được nguồn gốc của những đau thương và niềm vui. Người có thái độ tích cực và lạc quan rất có thể trong cơ thể có đủ chất trấn tĩnh tự nhiên này. Điều quan trọng hơn là những người nghiên cứu hành vi đã phát hiện cách duy trì thái độ tích cực và lạc quan nhằm kích thích cơ thể người tạo ra não phí. Ngược lại, thái độ tiêu cực và tư tưởng chán chường, uể oải sẽ làm cạn kiệt não phí trong cơ thể, làm cho tâm trạng con người trở nên đau buồn. Do đau buồn, lượng dịch tiết ra lại càng giảm, vì vậy các ý nghĩ tiêu cực lại trở nên nghiêm trọng hơn. Đây chính là một “vòng tuần hoàn ác tính”.
Trong một ngôi đình ở Sơn Tây, Côn Minh (TQ), có treo một phương thuốc “bảo đảm chữa trị bách bệnh”. Theo truyền thuyết thì do một vị hòa thượng có pháp hiệu là đại sư Thiên Giới sáng lập chùa để lại. Căn cứ vào những người thành tâm muốn chữa bệnh thì không thể không linh nghiệm. Nội dung của phương thuốc là:
Thuốc có 10 vị, 1 cân tốt bụng, 1 miếng từ bi, dịu dàng 2 phần, đạo lý 3 phần, phải có chữ tín, 1 miếng trung thực, 10 phần hiếu thuận, 1 phần thật thà, dùng cả ngày lẫn đêm không kể ít nhiều.
Cách dùng thuốc: đốt cháy trong tâm, không cần nấu không cần xào.
Chống chỉ định: Ngôn thanh hành trọc, lợi mình hại người, bắn ngầm sau lưng, miệng cười bụng bồ dao găm, rắn hai đầu, đất bằng nổi sóng.
Đây chính là phương thuốc tuyệt diệu trị thái độ tiêu cực và duy trì thái độ tích cực.
Thái độ tích cực và quyền lựa chọn.
Có hai người châu Âu đến châu Phi bán giầy da. Do thời tiết nóng, người châu Phi từ trước tới giờ đều đi chân đất. Người bán hàng thứ nhất nhìn thấy người châu Phi đều đi chân đất lập tức thất vọng: “Những người này đều đi chân đất, làm sao mua giày của mình được?” Vì vậy không nỗ lực, thất bại buồn rầu quay về. Người bán hàng thứ hai nhìn thấy người châu Phi đi chân đất lại vui ra mặt. Anh ta nghĩ cách chỉ dẫn người châu Phi mua giày da. Cuối cùng đã phát tài mà về nước.
Đối diện với cùng một thị tường châu Phi, cùng là những người châu Phi đi chân đất, một người thoái lui thất vọng, không đánh mà bại, còn một người đầy tự tin, thắng lớn.
Trong cuộc sống con người sẽ gặp vô số những khó khăn và nguy cơ, vậy nên ứng phó như thế nào?
Một thủy thủ trẻ lần đầu tiên ra biển, trên đường đi không may gặp gió to sóng lớn, cột buồm bị đánh sắp gãy. Anh ta nhận lệnh leo lên sửa, để tránh bị lật thuyền. Lúc anh ta leo lên, do tàu bị lắc lư rất mạnh, thêm vào đó lại ở rất cao, anh ta ngó xuống mấy lần suýt ngã. Một thủy thủ già có kinh nghiệm vội bảo anh ta: “Con trai, đừng có ngó xuống, hãy ngước nhìn lên phía trên”. Cậu thủy thủ trẻ nghe lời không cúi đầu ngó xuống nữa mà ngước nhìn lên phía trên, cảm giác trời đất bị dao động không còn nên giữ được trạng thái cân bằng.
Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta có thể gặp phải những việc vui làm cho phấn chấn và cũng có thể gặp phải những việc tệ hại khiến ta tiêu cực, bi quan, đây là điều bình thường. Nếu như chúng ta gặp phải những việc không như ý, không dùng một thái độ tích cực để ứng phó, cuối cùng ắt sẽ bị “rớt xuống”.
Bất cứ việc gì cũng đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Điều này còn phải xem thái độ của bạn là tích cực hay tiêu cực. Nếu như bạn có thái độ tích cực bạn sẽ nhìn thấy lạc quan, tiến bộ, thăng tiến. Nếu như bạn có thái độ tiêu cực, bạn sẽ chỉ nhìn thấy bi quan, thất vọng, đen tối. Cuộc sống của bạn tất nhiên cũng chẳng lạc quan nổi.
Có một điều may mắn là con người có quyền tự do lựa chọn.
Có một anh tú tài lần thứ ba vào kinh ứng thí, ở trọ trong căn nhà anh ta thường hay ở. Trước khi thi hai ngày, anh ta nằm mơ ba lần. Giấc mơ thứ nhất anh ta nhìn thấy mình trồng cải trắng ở trên tường. Giấc mơ thứ hai là trời mưa, anh ta đội mũ cầm dù. Giấc mơ thứ ba mơ tới người em gái họ anh ta yêu thích đang nằm với anh ta, nhưng quay lưng lại với nhau.
Ba giấc mơ này hình như có một thâm ý gì đó. Ngày hôm sau cậu tú tài liền đi tìm người giải mộng. Người giải mộng nghe xong liền vỗ đùi nói: Hay là cậu về nhà đi. Cậu nghĩ xem bức tường cao mà trồng cải không phải là lãng phí công sức hay sao? Đội mũ cầm dù không phải là dư thừa hay sao? Nằm cùng với em họ nhưng lưng đối nhau chẳng phải là không được gì hay sao?
Tú tài nghe xong lạnh cả gáy, lập tức về chỗ trọ sắp xếp hành lý chuẩn bị về nhà. Ông chủ quán kinh ngạc hỏi: “Chẳng phải ngày mai mới thi hay sao, tại sao hôm nay cậu lại về quê thế?”
Cậu tú tài liền kể tất cả cho chú quán nghe. Ông chủ quán la lên: “Ồ, tôi cũng biết giải mộng. Tôi lại thấy lần này cậu nhất định phải ở lại. Cậu nghĩ xem trên trường mà trồng cải không phài là trúng cao hay sao? Đội mũ mang dù không phải nói rõ lần này cậu lo trước nên tránh được tai họa hay sao? Nằm đối lưng với em họ trên giường không phải nói rõ là cậu chỉ cần quay lưng lại là tới rồi hay sao? Tú tài nghe xong cảm thấy cũng có lý, vì thế tinh thần phấn chấn tham gia kỳ thi và đậu thám hoa.
Cổ nhân có nói: “Buồn rầu nhiều sẽ chết vì bệnh tim”, “Binh mạnh ở tâm chứ không phải ở lực”. Người tích cực cũng giống như mặt trời vậy, chiếu tới đâu nơi đó sáng lên. Người tiêu cực cũng giống như mặt trăng, mồng một và 15 không giống nhau.
Muốn hay không muốn, lựa chọn thái độ tích cực, cuộc sống tích cực là do cá nhân lựa chọn. Một ngày nào đó bạn lựa chọn như vậy cuộc sống của bạn là những chuỗi ngày có ý nghĩa, chỗ nào cũng có cơ hội thành công. Mỗi một kinh nghiệm đều là một bắt đầu hoàn toàn mới. Bạn có thể có những cách suy nghĩ khác nhau và cảm giác khác nhau để lĩnh hội. Đối mặt với cuộc sống đầy những thử thách, sau khi chủ động lựa chọn chỗ của mình, bạn có thể bình tĩnh tự mình điều binh khiển tướng, quyết định thái độ và cách thức ứng phó. Bạn là người chỉ huy, không ai có thể ra lệnh cho bạn hoặc áp đặt ý chí của họ vào bạn. Sự thành công vĩnh viễn phụ thuộc vào bản thân bạn, vào việc bạn lựa chọn thái độ tích cực để mang đến thành công. (Xin xem thêm bài: “Bạn không phải được sinh ra để người khác dẫn dắt”)
Câu chuyện của người thợ xây:
Người thợ xây già chuẩn bị về hưu. Ông ta báo với ông chủ rằng, muốn nghỉ việc về nhà cùng với vợ con hưởng thụ cuộc sống. Ông chủ không nỡ cho người thợ giỏi nghỉ việc, hỏi ông ta có thể giúp xây thêm một ngôi nhà nữa hay không, người thợ già bảo có thể được. Nhưng sau đó mọi người đều nhận ra rằng, người thợ xây không để tâm vào công việc. Ông ta dùng những nguyên liệu xấu. Cuối cùng căn nhà cũng được xây xong, ông chủ mới đưa chìa khóa của căn nhà cho người thợ: “Đây là nhà của ông, đó là món quà tôi dành tặng ông”. Lúc này người thợ già kinh ngạc, giương mắt ngó, xấu hổ không biết trốn đi đâu.
Hãy thử nghĩ xem nếu ông ta sớm biết căn nhà đó xây cho mình, ông ta làm sao có thể làm như vậy. Nhưng giờ đây ông ta đành sống trong căn hộ xây dựng cẩu thả do chính ông xây. Chúng ta cũng giống như vậy thôi. Chúng ta không tận tâm xây dựng cuộc sống của chính mình, không phải hành động tích cực mà là đối phó tiêu cực. Để rồi cuối đời phải chấp nhận những thiếu thốn, khổ đau do chính chúng ta tạo dựng.
Câu chuyện thứ 2:
Tiểu Lý nói với Tiểu Trương: “Tôi phải rời khỏi công ty này thôi! Tôi hận công ty này”. Tiểu Trương góp ý nói: “Tôi giơ hai tay tán thành cách suy nghĩ của bạn. Phải phá vỡ công ty, nhất định phải cho nó biết mặt. Nhưng nếu bây giờ bạn rời khỏi công ty vẫn chưa phải là đúng lúc”.
Tiểu Lý hỏi: “Tại sao?”
Tiểu Trương bảo: “Nếu như hôm nay bạn đi, sự tổn thất của công ty không lớn. Bạn nên nhân cơ hội ở công ty, cố gắng vì mình mà kiếm thêm một số khách hàng, trở thành người độc quyền trong lĩnh vực nào đó, sau đó mang những khách hàng này đột ngột bỏ công ty. Lúc đó công ty mới bị động và tổn thất lớn”.
Tiểu Lý cảm thấy Tiểu Trương nói có lý, vì vậy, nỗ lực làm việc, mọi việc được như ý muốn. Sau nửa năm nỗ lực, anh ta có được nhiều khách hàng trung thành.
Tiểu Trương hỏi anh ta: “Bây giờ không phải là lúc chín muồi rồi hay sao, tại sao còn không mau hành động đi?”
Tiểu Lý mỉm cười nói: “Lão Tổng đã nói với tôi chuẩn bị thăng chức cho tôi lên làm trợ lý tổng giám đốc. Tôi tạm thời không có ý định rời công ty này nữa”.
Bạn lựa chọn thái độ tiêu cực, và kết quả sẽ như người thợ xây. Bạn lựa chọn chủ động tích cực, cuộc đời sẽ đền đáp cho bạn. Tất nhiên, quyền lựa chọn là ở bạn
Sự thật và Thái độ.
Sự thật 1: Vợ của Tiểu Vương ở phòng sanh sắp sanh đứa con đầu lòng, nhưng không hề thấy Tiểu Vương đến bệnh viện. Vợ của anh ta lòng dạ rối bời. Bạn có suy nghĩ như thế nào đối với Tiểu Vương?
Sự thật 2: Tiểu Vương đang trên đường chạy đến bệnh viện, bị đâm phải một chiếc xe lớn. Bây giờ bạn nghĩ thế nào?
Sự thật thứ 3: Sở dĩ Tiểu Vương đâm phải chiếc xe là do anh ta dùng quá liều thuốc giảm đau. Bạn đánh giá việc này thế nào?
Sự thật thứ 4: Tiểu Vương bị đau khớp nghiêm trọng. Vì phải lái xe đến bệnh viện, anh ta phải dùng quá liều thuốc giảm đau. Bây giờ bạn đánh giá như thế nào?
Sự thật thứ 5: Tiểu Vương biết rõ vợ có thể sanh bất cứ lúc nào, nhưng vào thời điểm này lại đi nghỉ cuối tuần với bạn. Lúc xuất phát đến điểm hẹn bị viêm khớp nên phát đau, Bây giờ thái độ của bạn thế nào?
Sự thật thứ 6: Người bạn này là người bạn thân nhất của Tiểu Vương. Không lâu trước đây anh ta kinh doanh bị thất bại, đau buồn cực độ. Tiểu Vương lo sợ anh ta nghĩ không thông, vì vậy hẹn anh ta cùng đi nghỉ cuối tuần. Bây giờ cảm giác của bạn như thế nào?
Chắc rằng, quan điểm và thái độ (hoặc tình cảm) của bạn có thể lúc thì trên mây, lúc thì trong sương mù. Quan điểm của bạn sẽ tùy thuộc vào những thông tin dữ liệu bạn nhận được (chân tướng sự thật) không ngừng thay đổi làm cho trạng thái tình cảm của bạn cũng thay đổi không ngừng. Bởi vì những sự việc xung quanh bạn chưa chắc là chân tướng của sự thật, chỉ khi mắt bạn nhìn thấy những sự thật mà thôi. Nếu như bạn hy vọng giữ được tâm trạng tốt và thái độ tích cực, trước tiên phải làm rõ chân tướng của sự thật.
Cũng giống như trong việc “phá vỡ quan niệm hạn chế – phương pháp thay đổi khung” mà tìm ra được sự thật. Từ mặt trái này cũng nói rõ một đạo lý tương tự như vậy.
Trên thực tế, trong cuộc sống chúng ta gặp khó khăn do có không ít những yếu tố làm hạn chế việc nhận ra chân tướng của sự việc.
Hai chiến thuyền đang diễn tập dưới nước trong bầu trời âm u. Vào lúc chạng vạng, sương mù dày đặc, tầm nhìn bị hạn chế, lúc này người thủy thủ quan sát báo cáo: “Ở mạn thuyền bên phải có ánh lửa”.
Thuyền trưởng hỏi ánh lửa gần hay xa. Người thủy thủ đáp: “Gần”. Điều này có khả năng gặp nạn, hậu quả sẽ nặng nề.
Truyền trưởng ra lệnh dùng tín hiệu thay thông báo cho đối phương: “Chúng tôi đang gặp nạn, đề nghị các anh chuyển hướng 20o”.
Đối phương đáp: “Đề nghị tàu các anh chuyển hướng 20o”.
Thuyền trưởng hạ lệnh: “Nói cho họ biết, tôi là truyền trưởng tàu quân sự, đề nghị anh chuyển hướng 20o”.
Đối phương đáp lại: “Tôi là thủy thủ bậc hai, tốt nhất là tàu của các ông chuyển hướng”.
Lúc này viên thuyền trưởng bực mình và hét lớn: “Nói với họ đây là chiến thuyền, chuyển hướng 20o”. Tín hiệu của đối phương chuyển đến: “Đây là tháp hải đăng”.
Kết quả chiến thuyền đổi hành trình.
Thuyền trưởng vì do tầm nhìn không rõ nên không thấy được sự thật. Kết quả là tâm trạng xảy ra những thay đổi. Nhưng sự thật là ngọn hải đăng không hề thay đổi, chỉ chúng ta không nhìn rõ điều này mà thôi. Nguyên nhân không nhìn thấy rõ là do bị sương mù che khuất.
Trong cuộc sống thực tại, kiểu “sương mù” này không có gì lạ cả. Rõ ràng là chờ đến khi phá vỡ “đám mây mù” sẽ hiểu rõ chân tướng của sự thật. Lúc đó, thái độ và tâm trạng của chúng ta ắt sẽ xảy ra những biến đổi không giống nhau.
Vì vậy nhà bác học Enstein nói rằng: Khi chúng ta đối mặt với những vấn đề lớn, nếu dùng tư tưởng lúc bấy giờ của chúng ta để giải quyết, thì không có cách nào giải quyết được cả. Nó nhắc nhở chúng ta phải tự vấn bản thân mình, kiểm tra, thám hiểm tư duy của chính mình. Nhưng phần lớn mọi người đều chỉ chú ý đến bề mặt của sự việc mà dẫn đến thái độ tiêu cực và trạng thái không tốt.
Cố gắng hiểu chân tướng sự thật, dùng thái độ tích cực để nhìn nhận sự thật mới là cái gốc của việc thay đổi thái độ, khống chế trạng thái.
3.Kiên định một mục tiêu.
Người thành công luôn có một mục tiêu rõ ràng, phương hướng rõ ràng, đồng thời luôn tự tin và thẳng tiến về phía trước. Còn người bình thường cả ngày ù lì, do dự, thiếu quyết đoán. Thiết lập một mục tiêu và kế hoạch thực hiện cho mình là con đường vượt qua người khác
Mục tiêu và con đường thành công.
Nhà khoa học Pháp, ông John đã từng làm một thí nghiệm như sau:
Sâu róm là một loại có thói quen “theo đuôi” con sâu phía trước. Ông mang những con sâu róm bị chết khô đặt bên cạnh một chậu hoa, đầu đuôi nối với nhau thành một vòng tròn, xung quanh chậu hoa cách khoảng không xa, đặt một ít lá thông – loại lá sâu róm thích ăn. Sâu róm bắt đầu từng con một bu quanh chậu hoa, đi thành từng vòng. Một tiếng đồng hồ trôi qua, một ngày trôi qua, sâu róm vẫn không ngừng bu xung quanh một cách kiên cố. Liên tục bảy ngày bảy đêm, cuối cùng do đói và kiệt sức mà chết đi. Trong việc này chỉ cần bất cứ con sâu róm nào hơi không đồng ý với cả bầy, chúng đã có được một cuộc sống tốt đẹp hơn rồi.
Theo báo cáo của một cơ quan nghiên cứu thành công ở Mỹ, sau một thời gian dài lần theo dấu vết của 100 thanh niên cho đến khi họ đến 65 tuổi. Kết quả phát hiện: Chỉ có một người rất giàu, năm người trong đó có kinh tế bảo đảm, 94 người còn lại có hoàn cảnh không tốt, có thể nói họ đều là những kẻ thất bại.
Theo một thống kê mới của chính phủ Mỹ: Chỉ có 3% những công dân trên 65 tuổi ở Mỹ không cần sống dựa vào chính sách cứu tế của Mỹ. Nói cách khác, cuộc sống của 97% số người còn lại là thất bại trong việc chi tiêu tiền bạc. Những người này có kết cục những năm cuối đời như vậy do lúc còn trẻ không nỗ lực và không có lựa chọn một mục tiêu rõ ràng
Một công ty Tây Ban Nha chọn 500 con người có chức danh giám đốc, tiến hành phân tích và nguyên cứu kỹ nguyên nhân đạt được thành công của họ. Kết quả thể hiện rõ: Cho dù những người này tuổi tác già,trẻ không giống nhau, nghề nghiệp không giống nhau nhưng họ có chung một điểm: đều có một mục tiêu rõ ràng.
Đời người trôi theo dòng chảy, bận rộn không có thời gian, nhưng không có mục tiêu sống rõ ràng cuối cùng cũng không tránh khỏi số mệnh của “con sâu róm”.
Có người hỏi phu nhân Tổng thống Roosevelt Theodore: “Phu nhân tôn kính, bà có thể cho những người mong muốn thành công, nhất là những người trẻ tuổi vừa mới ra trường một vài ý kiến không ạ?”
Phu nhân tổng thống khiêm tốn lắc đầu, nhưng bà lại nói tiếp theo: “Nhưng thưa ông, câu hỏi của ông làm cho tôi nhớ lại một sự việc lúc tôi còn trẻ. Lúc đó tôi đang học tại học viện Bennington, muốn vừa học vừa tìm một việc làm, tốt nhất là tìm được một công việc trong ngành điện tín. Như vậy tôi vẫn có thể tiếp tục một vài học phần. Cha tôi giúp tôi liên lạc, hẹn gặp một người bạn của ông ấy – lúc bấy giờ là tướng quân Saarf, Tổng giám đốc của công ty vô tuyến điện ở Mỹ. Lúc tôi gặp mặt tướng quân, ông đã hỏi tôi muốn tìm công việc như thế nào, cụ thể là việc gì? Tôi nghĩ rằng: Bất cứ công việc gì ở trong công ty của ông tôi cũng thích, cần gì phải chọn hay không chọn, nên trả lời ông: Công việc gì cũng được. Lúc ấy vị tướng quân rời mắt khỏi công việc bận rộn của ông, chăm chú nhìn tôi và nghiêm khắc nói: Thế giới này không có loại công việc gọi là tùy tiện, con gái à. Con đường thành công chính do mục tiêu tạo nên đấy”.
Mục tiêu với người thành công giống như không khí của cuộc sống vậy, không thể thiếu được. Không có không khí không thể tồn tại; Không có mục tiêu, không có thành công.
Không mục tiêu, không bánh lái.
Hai đội cầu thủ trước khi ra sân thi đấu đã khởi động làm nóng người. Sau đó họ quay về phòng thay quần áo. Huấn luyện viên ra chỉ thị sau cùng là cho phép họ “tùy cơ hành động” trong trận đấu. Ông nói với đội: “Đây là trận cuối, thành bại đều ở trận này, chúng ta muốn lưu danh sử sách thế nào, muốn sống lặng lẽ không ai biết như thế nào, kết quả được quyết định vào tối nay.Không ai được nghĩ mình là người thứ yếu. Thành bại của cả mùa bóng chính là đêm nay”.
Tinh thần các cầu thủ bốc cao, mỗi người giống như một quả bóng được thổi căng phồng. Lúc họ chạy qua cửa sân bóng, như muốn gỡ cả khung cửa xuống vậy. Nhưng khi họ đến được sân bóng thì bị cứng người. Mọi người ngơ ngác không biết thế nào, rất bực mình và phẫn nộ. Thì ra họ phát hiện không thấy rổ banh đâu hết. Họ la lớn một cách bực tức: “Không có rổ bóng chúng tôi làm sao đánh bóng?
Quả thật, không có rổ bóng làm sao đánh banh, họ không có cách nào ghi bàn, không có cách nào biết được bóng của họ có đánh trúng được hay không. Tóm lại, không có mục tiêu để ném bóng vào, họ không thể thi đấu được.
Cũng giống như vận động viên nhảy cao, nếu trước mặt họ không đặt xà ngang để họ nâng mình nhảy qua, thì họ mãi mãi không lập được thành tích. Phương pháp chính xác là trước mặt họ phải đặt một xà ngang để ràng buộc họ, để họ không ngừng vượt qua.
Xe taxi lúc nào thì dễ xảy ra tai nạn? Câu trả lời là: lúc không có khách. Bởi vì, lúc chở khách tài xế có mục tiêu, anh ta sẽ tập trung chú ý điều khiển xe, đồng thời còn tìm cách chạy tới điểm đến. Nhưng lúc không có khách, anh ta trở nên mù mờ, đi đến ngã tư quẹo trái quẹo phải do dự không định được, phân tán tâm trí nên có thể xảy ra tai nạn.
Một câu ngạn ngữ Mỹ rất hay: “Đối với một chiếc tàu không bánh lái, gió từ bất cứ hướng nào cũng có thể gió nghịch” . Con tàu sẽ về đâu nếu luôn luôn ngược gió?
(*) Câu chuyện về hai cô gái.
Một người tên là Trần Lợi, rất thích đi du lịch khắp thế giới. Cô gái còn lại tên là Bảo Linh cũng có sở thích giống vậy, nhưng cô còn mong muốn có được sự nghiệp của mình, tốt nhất là có liên quan đến du lịch. Bảo Linh mỗi lần đi đến đâu cô cũng đều ghi lại những kinh nghiệm mà cô có được ở đó, nhất là tình hình khách sạn và nhà hàng. Cô không ngừng cung cấp những kinh nghiệm của mình cho khách hàng.
Cuối cùng cô được điều đến bộ phận sắp xếp hành trình du lịch, bởi vì cô giống như một quyển bách khoa toàn thư sống, nắm được những kiến thức du lịch rất phong phú. Cô được làm việc ở bộ phận đó giống như cá gặp nước vậy, càng nắm được nhiều tình hình du lịch của các thành phố lớn trên thế giới. Sau vài năm cô đã có được một công ty du lịch của riêng mình.
Còn Trần Lợi thì sao? Cô vẫn cứ là một cô gái đi bay, cho dù nỗ lực làm việc đi chăng nữa nhưng rõ ràng là không có cơ hội thăng tiến nào cả, một điều duy nhất có thể thay đổi tình hình hiện tại có lẽ chỉ có kết hôn.
Trần Lợi và Bảo Linh cũng tận tâm làm việc như nhau, vậy tại sao hai người lại có những phát triển khác biệt nhau đến như vậy? Trên thực tế, Trần Lợi không có mục tiêu, chỉ là tùy hứng đi khắp nơi trên thế giới du lịch mà thôi, không xem du lịch như một cơ hội phát triển tiềm năng.
Nếu bạn vì kiếm tiền mà nỗ lực mua bán, bạn có thể kiếm được nhiều tiền. Nhưng bạn muốn thông qua việc mua bán làm nên một sự nghiệp, bạn không những có thể kiếm được nhiều tiến mà còn làm nên đại sự. Nếu bạn chỉ làm việc vì lương, bạn có thể thu được một khoản thu nhập nhỏ, nhưng nếu bạn làm việc vì tiền đồ của công ty, không những có thể có được một thu nhập khả quan mà còn đạt được sự thỏa mãn của bản thân và sự tôn trọng của đồng nghiệp. Bạn cống hiến cho công ty càng nhiều cũng có nghĩa là bạn nhận lại hồi báo càng nhiều. Vì vậy, nên có mục tiêu và mục tiêu nhất định phải to lớn, phải lâu dài.
(*) Câu chuyện của hai anh em
Có hai anh em nhà nọ, người anh muốn đi đến Bắc cực, còn người em muốn đi đến Bắc Ái Nhĩ Lan. Một hôm họ cùng xuất phát từ thành phố Oxford. Kết quả là cả hai đều không đến đích được, nhưng người anh thì đến Bắc Ái Nhĩ Lan, còn người em lại đến phía Bắc của Scotland.
Như vậy, có thể thấy rằng, câu chuyện này mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Người có mộng tưởng lớn cho dù trên thực tế khi thực hiện không đạt được mục tiêu cuối cùng, nhưng mục tiêu mà anh ta đạt được vẫn cứ lớn hơn người đặt ra mục tiêu nhỏ cho mình.
Một học giả đã cảnh giới con của mình rằng: “Tiền đồ cá nhân càng lớn càng tốt”. Vì vậy, mơ ước của một người phải nên lớn một chút.
Một người có mục đích cuộc sống, mục tiêu tư tưởng cao thì sẽ thành công hơn người vốn không có mục tiêu gì cả. Có một câu ngạn ngữ Tô Cách Lan như sau: “Người nắm bắt áo dài bằng vàng có lẽ có thể nắm bắt được ống tay áo vàng”. Những người có chí hướng cao, những thành tựu đạt được nhất định sẽ cao hơn mức khởi điểm nhiều. Cho dù mục tiêu của bạn không thực hiện được hoàn toàn, nhưng bạn vì mục tiêu đó mà nỗ lực hết mình thì sau cùng nó cũng sẽ mang lợi ích lại cho bạn.
Cuộc sống chính là do những mong ước cổ vũ. Cuộc sống con người vượt trội chính là sản phẩm của mong ước. Có thể nói rằng, mong ước càng cao, cuộc sống càng phong phú, những thành tựu đạt được càng vượt trội
Một người cho dù làm việc gì đi nữa, lúc nào cũng chờ đợi đầy đủ các điều kiện mới bắt đầu làm, cuối cùng đương nhiên là chẳng thành việc gì cả. Nói một cách khác, lúc chưa tiến hành một việc gì đó thì điều kiện cần thiết chỉ là phỏng đoán. Nếu có thể lợi dụng tức thì những điều kiện hiện có trong tay để làm việc, bạn sẽ phát hiện rằng, có một vài điều kiện không quan trọng giống như bạn đã tưởng tượng. Mong ước chính là rút ngắn khoảng cách giữa hành động và hiện thực.
Hãy nâng những mong ước của bạn lên một bậc, hãy tiếp nhận những lôi kéo của mong ước.
Hãy tự hỏi: Bạn muốn gì ở cuộc đời này?
(*) Câu chuyện về con khỉ nhặt đậu.
Có một con khỉ, cầm một nắm đậu, lúc đi không cẩn thận làm rơi trên mặt đất. Nó đặt nắm đậu còn lại trong tay xuống đất, quay lại tìm những hạt đậu bị rơi. Kết quả nó không những không thấy những hạt đậu đã rơi mà lúc quay lại, nắm đậu đặt trên mặt đất đã bị gà vịt ăn mất.
Rõ ràng là nắm đậu trong tay con khỉ cũng giống như tất cả những gì mà một con người có thể có được, như sức khỏe, tiền bạc, danh vọng, địa vị, thể diện, sự tôn nghiêm, quyền lực, tình yêu, học vị,…nhưng chỉ vì một chút “đậu” mà bỏ mất. Làm như vậy, rốt cuộc là vì cái nhỏ mà bỏ mất cái lớn.
Nhiều người cho rằng, cách làm của con khỉ là ngu ngốc, nhưng có người cho rằng đáng làm. Sự việc như thế trong cuộc sống có vô số tranh luận. Ví dụ, có người vì tình yêu mà hy sinh tài sản, danh vọng, thậm chí cuối cùng còn dẫn tới tự sát, nhưng vẫn không có được tình yêu. Bạn nói xem vì tình mà chết có làm cảm động lòng người không? Hay đó chỉ là kẻ ngu ngốc?
Kỳ thực vấn đề cốt yếu, quan trọng nhất của việc phán đoán đáng hay không đáng là quan điểm giá trị của mỗi cá nhân.
Trong cuộc sống có rất nhiều lối rẽ, nếu không cẩn thận sẽ rơi vào con đường oan uổng. Nhiều người bán mạng cúi vùi vào làm việc, nhưng không biết vì cái gì, đến lúc quay đầu lại cho dù có phát hiện các bước thành công bị sai lầm, lúc đó cũng đã muộn. Có lẽ họ quá bận rộn đến nỗi không nhìn ra được ý nghĩa của sự việc.
Quá nhiều người sau khi thành công lại cảm thấy trống rỗng, sau khi đạt được danh lợi mới phát hiện mình đã hy sinh những thứ quý giá hơn. Quan to, phú hào, nhà buôn lớn, phàm phu tục tử, không có ai không đeo đuổi tiền tài nhiều hơn, hoặc danh vọng, địa vị sự nghiệp cao hơn, nhưng danh lợi bịt mắt lương tri, mỗi một thành công đều phải đổi lấy một giá cao ngất.
Vậy mục tiêu khát vọng chân chính của bạn là gì? Franklin đã nói rất hay: Lúc đậy nắp quan tài mới kết luận được người đó tốt hay xấu. Bởi vậy hãy tưởng tượng bạn đang dự đám tang của chính mình. Ở đó, những người thân thiết đang tập trung để từ biệt bạn, đồng thời lên bục kể về cuộc đời bình sinh của bạn. Xin hãy nghĩ một cách chân thành bạn hy vọng sẽ nghe được những lời đánh giá như thế nào? Cuộc đời có những thành tựu gì? Cống hiến gì hoặc có những sự việc đáng nhớ nào không? Bạn có xứng đáng với người chồng, người vợ, cha mẹ, con cái, bạn hữu thân thích hay không. Bạn có phải là người đồng sự, người bạn khiến mọi người luôn nhớ không? Mất đi bạn, quan hệ giữa bạn và họ có ảnh hưởng gì không? Xin hãy ghi lại những cảm nhận của bạn.
Đề nghị này, thật ra chính là “làm rõ quan điểm” giá trị nhân cách, làm rõ một cách triệt để: Rốt cuộc điều mà bạn theo đuổi là gì? Thông qua việc làm rõ những niềm tin cơ bản và quan điểm về giá trị, mỗi người đều có thể có được một tuyên ngôn sứ mệnh về cuộc đời mình.
(*) Câu chuyện về con ếch tập bay
Hổi xửa hồi xưa có một con ếch nhìn thấy chim vỗ cánh bay trên bầu trời, cảm thấy đó quả là sự hưởng thụ tự do nên vô cùng ngưỡng mộ. Vì thế nó định ra một mục tiêu: Phải bay được như chim, đồng thời vạch ra kế hoạch tập bay một cách tỉ mỉ.
Ngày thứ nhất, nó cố công leo lên được lầu ba, cố sức nhảy xuống, kết quả là bị té xuống đất.
Ngày thứ hai, nó tìm được nhiều tư liệu nói về kỹ thuật bay, sau khi lĩnh hội một cách sâu sắc, vô cùng tự tin lại leo lên lầu ba nhảy xuống, kết quả vẫn là té một cách nặng nề trên đất.
Ngày thứ ba, nó gắn vào chân mình một đôi cánh, ý định thử biến thành chim, kết quả là…
Ngày thứ tư, nó gắn lên cổ một cái áo tơi thử định biến thành siêu nhân, kết quả là…
………
Đây là một con ếch rất dũng cảm và nhẫn nại nhưng cuối cùng nó vẫn không thể bay giống như loài chim– đây là mục tiêu của nó. Vì vậy, có thể nói rằng, hiểu được chính mình, cho mình một định vị chính xác là cơ sở để quyết định mục tiêu cuộc sống. Mỗi một người đều có những sở trường riêng, đều có tiềm năng riêng, chúng ta phải dựa vào tiềm năng và sở trường đó quyết định mục tiêu của chính mình.
Cha của cậu thiến niên người Canada – Juney là thợ đá, mẹ là nội trợ. Hai vợ chồng đã ăn uống tiết kiệm, để dành từng đồng từng cắc chuẩn bị cho con học đại học. Câu học hành rất chăm chỉ, nhưng thành tích các môn vẫn không tiến bộ được bao nhiêu, cuối cùng không đậu được vào đại học. Lúc đó, công việc kiếm sống trong thành phố rất khó khăn, cậu chỉ có thể làm công trong vườn, cắt sửa hoa cỏ.
Bởi cần cù, chịu khó cố gắng nên tay nghề của Juney được nâng cao rất nhanh. Không lâu sau khách hàng bắt đầu chú ý đến tay nghề của cậu. Bởi vì phàm là những hoa cỏ được cậu ta cắt sửa thì đều sinh sôi phát triển đẹp kỳ lạ. Juney ngày nay đã trở thành một nghệ nhân phong cảnh vườn nổi tiếng ở Canada.
Hứng thú, tài năng, tố chất của con người không giống nhau. Những yêu cầu và tố chất cần thiết của mỗi môn khoa học cũng không giống nhau. Nếu bạn không hiểu được những điều này thì không thể sử dụng được sở trưởng, tài năng và tố chất cần thiết để bắt đầu cho nghề nghiệp của mình. Ngược lại, nếu bạn đã biết rõ bản thân, thì hãy tiến hành những công việc thuộc sở trường của bạn, bạn nhất định thành công
Vấn đề khó nhất của cuộc sống là hiểu được chính mình. Nhiều người đàm luận về một nhà doanh nghiệp nào đó, một vị tướng quân nào đó, hoặc một người thành công nào đó đều khen không ngớt miệng, nhưng khi liên hệ đến bản thân thì chỉ có than vãn: “Tôi không có tố chất thiên tài”, cho rằng, bản thân không có tiền đồ, sẽ không có cơ hội xuất chúng. Nguyên nhân là do “vốn sinh ra đã kém cỏi hơn người khác”, hoặc “không có văn bằng cao cấp”, “không có vận mệnh tốt”, “thiếu những mối quan hệ xã hội có thể nhờ vả”, “không có tiền của”,…Thật ra họ không hiểu rằng, mỗi người đều có những tài năng riêng, mà họ có thể vận dụng tận lực những tài năng riêng này vào các phương diện để có được thành công.
Chúng ta lười suy nghĩ về những tài năng bản thân có được, vì vậy, khó có thể thành công.
Người Nhật trồng một cây loại bonsai, tuy rằng cây chỉ cao vài tấc, nhưng lại có một hình dạng thật là đẹp. Ở California (Mỹ), có một rừng Sam đỏ, trong đó có một loại gọi là Đại tạ nhĩ man cao đến gần chục mét, đường kính gần 2m. Sau khi bị chặt, gỗ của nó có thể làm 35 cây cột của năm căn nhà. Tuy thời gian sinh trưởng như nhau, nhưng sau khi phát triển, sự khác biệt vô cùng lớn. Lúc bắt đầu trồng những cây bonsai, người Nhật nhổ chúng ra khỏi đất, bỏ đi phần rễ thẳng và một phần rễ chùm, có ý muốn ức chế sự sinh trưởng của nó. Cuối cùng, tuy nó phát triển thành một cây đẹp nhưng có thân hình rất nhỏ. Nhưng rễ cây Đại tạ nhĩ man được cắm vào vùng đất màu mỡ. Nó hấp thu những khoáng chất, vật chất phong phú, nước và ánh sáng mặt trời, cuối cùng phát triển thành một cây cao to.
“Bonsai” và “Đại tạ nhĩ man” đều không có cách lựa chọn vận mệnh của mình, nhưng bạn thì có thể. Bạn có thể phát triển theo kiểu “Đại tạ nhĩ man” lớn hoặc cây “bonsai”nhỏ.
Hãy bước từng bước một
(*) Câu chuyện đời xưa của phương Đông:
Thời xưa có một thiếu niên ngưỡng mộ anh hùng, lập chí học cho được võ công cái thế. Vì vậy anh ta bái một vị cao sư làm thầy. Nhưng vị cao sư này không hề dạy cho anh ta võ công, chỉ yêu cầu cậu đến nơi có cỏ trên núi để thả heo. Mỗi sáng cậu phải ôm con heo nhỏ leo lên núi, phải băng qua nhiều suối rạch, buổi tối lại ôm nó về. Yêu cầu của sư phụ đối với cậu là trên đường đi không được thả heo xuống. Cậu thiếu niên trong lòng không thích, nhưng cảm thấy sư phụ đang kiểm tra mình. Trong thời gian hơn hai năm, ngày nào cậu ta cũng làm như vậy, con heo nhỏ đã được nuôi lớn.
Đột nhiên một hôm, sư phụ bảo: “Hôm nay không phải ôm heo nữa, con hãy lên núi một mình”. Cậu thiếu niên lần đầu tiên lên núi không ôm heo, cảm thấy thân thể nhẹ tựa chim bay, lập tức cảm thấy mình như lạc vào một cảnh giới tuyệt vời nào đó.
Thiếu niên này thật ra trong lúc không để ý đã từng bước, từng bước thực hiện mục tiêu của mình. Bởi vì, con heo nhỏ trong thời gian hai năm từ mấy cân phát triển hơn 200 cân.
Mục tiêu lớn xem ra rất khó thực hiện, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể thiết lập “mục tiêu thứ”, hoặc là “mục tiêu ngắn hạn”, từng bước thực hiện mục tiêu lớn. Áp lực về mặt tâm lý cũng nhờ đó giảm đi, mục tiêu lớn sẽ có một ngày có thể thực hiện được.
(*) Câu chuyện vế thấu kính hội tụ.
Một thanh niên khổ sở tìm đến nhà côn trùng học Fable nói rằng: “Em mang hết tâm trí mình dồn vào sự nghiệp yêu thích, kết quả ngược lại thu được rất ít”. Nhà khoa học khen và nói rằng, “xem ra cậu là một thanh niên có chí hướng hiến thân cho khoa học”. Người thanh niên đó nói; “Dạ đúng ạ! Em yêu khoa học, nhưng em cũng yêu văn học, em cũng có hứng thú với âm nhạc và mỹ thuật. Toàn bộ thời gian của em đều dồn hết vào đó”. Fable lấy một cái kính lúp từ trong túi ra và nói: “Hãy tập trung sức vào một tiêu điểm xem sao, giống như thấu kính hội tụ này”.
Chính xác là ông ta đã chỉ ra rằng: “Nếu một người không dồn hết cố gắng của mình vào một việc nào đó, anh ta sẽ không thể có được một thành tựu lớn nào cả”.
Có một câu danh ngôn: “Người mà một lần làm được một việc tốt thì tốt hơn nhiều so với người cùng lúc làm nhiều việc”.
Một ông thầy đã từng khuyến cáo học sinh: “Một người không thể cưỡi hai con ngựa cùng lúc, cưỡi con ngựa này, thì phải bỏ con ngựa kia đi. Người thông minh sẽ không phân tán trí lực của mình”.
Theo giải thích của học thuyết hoạt động thần kinh cao cấp, con người lúc tập trung vào một việc gì đó, một khu nào đó của vỏ đại não sẽ tạo ra một quá trình hưng phấn, khu vực lân cận của nó cũng sẽ phát sinh một quá trình ức chế tương ứng. Nhờ vậy, một hưng phấn, một ức chế tạo nên tập trung cao độ của sự chú ý. Đó chính là lý do giải thích tại sao nhà khoa học Newton từng mang đồng hồ quả quýt của mình làm trứng gà luộc.
Nhà quản lý Mỹ Carlin qua nghiên cứu đã phát hiện:” Trong bất cứ lĩnh vực nào, chỉ cần bỏ ra liên tục trong vòng sáu tháng tiến hành đọc, học và nghiên cứu, có thể khiến một người có được tri thức và trình độ bình quân cao”. Muốn trở thành một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó cũng chỉ cần thời gian từ ba đến năm năm. Nếu chỉ cần mỗi ngày bỏ ra mấy tiếng đồng hồ nghiên cứu tỉ mỉ, kiên trì, sau 10 năm có thể trở thành chuyên gia như ý nguyện
Hãy mang tất cả những gì bạn có giống như thấu kính hội tụ vậy, tập trung tiêu điểm vào một mục tiêu, sẽ phát huy được một sức mạnh cực lớn, điều này sẽ làm cho mục tiêu thực hiện dễ dàng hơn.
Hành động và ….hành động.
Cựu tổng thống Mỹ – Nixon trong cuốn sách “Người lãnh đạo” đã nói: “Tùy ý đưa ra một chủ trương là một chuyện, lúc thích hợp đưa ra một chủ trương lại là một chuyện khác, có thể thực thi chủ trương này thành công lại là một chuyện khác nữa”.
Xác lập một mục tiêu khoa học đã không dễ dàng, từng bước chuyển hóa mục tiêu thành hiện thực lại càng khó hơn. Xác định mục tiêu là để đạt được nó. Sau khi xác định mục tiêu xong, phải tiến hành thực hiện nó. Nếu không biến mục tiêu thành hiện thực thì mục tiêu bạn đưa ra trở thành vô ích.
Trên thực tế, có nhiều người lúc mới định xong mục tiêu thì lòng đầy hăng hái, nhưng sau ba tuần lễ lại giống như hết sức lực. Vậy tự nhiên sẽ không có bất cứ hành động gì, càng không thể nói tới việc thực hiện mục tiêu.
Khoảng cách giữa thành công và không thành công không lớn như nhiều người tưởng tượng. Thành công và không thành công chỉ khác nhau ở một vài việc nhỏ. Mỗi ngày bỏ ra năm phút đọc sách, gọi điện thoại nhiều hơn, nghiên cứu nhiều hơn, thử nghiệm nhiều hơn cũng có thể nói là đã bắt đầu hành động. Nhưng đáng tiếc nhiều người ngay cả việc đơn giản nhất là viết mục tiêu ra giấy cũng không muốn viết.
Có người nói rằng, các họa sĩ du học, trong mười người thì có tới tám, chín người có thành tựu. Có một họa sĩ nghe được, phát biểu cảm động: “Thật ra đây không phải là lý luận hội họa hay kỹ xảo hội họa nước ngoài ưu tú lạ thường, mà chỉ vì sống ở nước ngoài, xa quê hương, ngôn ngữ không thạo, lại không có người thân, vì vậy đành nhẫn nại chịu dựng, cả ngày ngồi trong phòng tranh vẽ mới có được những thành tích như hôm nay…”
Có thể thấy rằng, bất luận một môn nghệ thuật hay một sự nghiệp nào, dù có được lý luận và kỹ xảo tốt nhất nhưng nếu không thực hành cũng sẽ trở nên uổng công. Người không vẽ không gọi là họa sĩ. Trên thế giới cũng không có ca sĩ không ca hát.
Có một câu chuyện ngụ ngôn rất hay về con chim Hàn Hiệu. Chuyện rằng:
“Trong một khu rừng nguyên thủy cổ xưa rực rỡ ánh mặt trời, chim chóc líu lo ca hát, làm việc hăng say. Trong đó có một loài chim mang tên Hàn Hiệu, phủ trên mình một bộ lông tuyệt đẹp và giọng hót lảnh lót nên thường đi khắp nơi múa nhảy khoe khoang. Nhìn thấy những con chim khác chăm chỉ lao động thì cười nhạo châm biếm. Có một con chim tốt bụng nhắc nhở nó: “Bạn à, mau xây một cái tổ đi, nếu không mùa đông đến làm sao qua nổi”. Chim ta khinh miệt đáp lại: “Bữa nay còn sớm, vội làm gì, nhân hôm nay trời quang mây tạnh, hãy vui vẻ chơi đi”. Cứ như thế, ngày qua ngày, mùa đông thắm thoắt đã đến, bọn chim buổi tối đều nghỉ ngơi ấm áp trong tổ của mình, chỉ có Hàn Hiệu phải ở trong giá lạnh của ban đêm. Trời lạnh đến nỗi run lẩy bẩy, cất giọng lảnh lót của mình kêu một cách hối hận, ai oán, “duo luo luo, duo luo luo, giá lạnh cóng tôi, ngày may đi xây tổ thôi”.
Ngày hôm sau, mặt trời lên, vạn vật lại khoe sắc đắm chìm trong ánh nắng mặt trời, Hàn Hiệu rất đắc ý nên quên hết nỗi thống khổ tối hôm qua, lại vui vẻ ca hát.
Có con chim khuyên nó “mau xây tổ đi, nếu không buổi tối lại phát run”. Nó cười chế giễu: “Đồ không biết hưởng thụ”.
Buổi tối đến, Hàn Hiệu lại kêu bi ai giống như tối hôm qua. Cứ như vậy lập đi, lập lại mấy đêm liền.
Đột nhiên tuyết rơi, bọn chim lấy làm lạ không còn nghe Hàn Hiệu kêu nữa. Khi mặt trời lên, chúng tìm thấy Hàn Hiệu chết cóng từ lâu”.
Đây chỉ là một câu chuyện ngụ ngôn, nhưng nó chứng tỏ trong cuộc sống con người, ngày hôm nay thật là quan trọng. Người hy vọng những kỳ lạ vào ngày mai là một việc không thể, vì khi đến ngày mai, ngày mốt cũng sẽ trở thành ngày mai. Chỉ có người hiểu cách làm thế nào để lợi dụng “ngày hôm nay” mới tạo được hòn đá tảng cho thành tựu sự nghiệp, nuôi dưỡng một hy vọng ngày mai. Từ cổ chí kim người lập chí rất nhiều, người được toại ý thì lác đác. Một trong những nguyên nhân lớn là có nắm bắt được “hiện tại” hay không.
Giống như một hạt giống vậy, cứ cầm trong tay lật tới lật lui, không được vùi xuống đất để đâm rễ, kết quả, cuối cùng hạt giống bị hư. Điều này ai cũng biết. (Xin xem thêm bài: “Người giàu, người nghèo – Họ khác gì nhau?”).
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Phan Đăng Media co., ltd
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
(Nguồn: “ 8 thói quen lớn của người thành đạt;
báo Thanh Nhiên, báo Tuổi Trẻ tp. HCM;
“Phút tỉnh ngộ thay đổi đời người”,
“Bí quyết kinh doanh của người Do Thái”)
Ảnh: Internet