Bí quyết giúp người Do Thái kinh doanh thành công chưa bao giờ dựa vào việc giảm giá để cạnh tranh thương mại mà là những điều này.
Khi nhắc đến người Do Thái, người ta thường nghĩ đến những doanh nhân số 1 thế giới. Dân số của dân tộc Do Thái chỉ chiếm 0,22% thế giới nhưng họ kiểm soát 70% của cả thế giới, 50% giải Nobel kinh tế và 30% giải Oscar.
Hầu hết mọi người sẽ cho rằng người Do Thái đạt được những thành tựu vượt bậc như vậy là nhờ chỉ số IQ cao, thế nhưng thực tế không phải vậy. Cuộc kiểm tra chỉ số IQ trên thế giới năm 2017 đã cho thấy rằng không có sự khác biệt nào về chỉ số IQ giữa những người Do Thái và các dân tộc khác trên thế giới. Vậy điều gì đã giúp dân tộc này tạo nên nhiều “nhân tài” đến vậy?
Câu trả lời là cách suy nghĩ.
Muốn hiểu được điều này, trước tiên phải nhìn lại dòng chảy lịch sử của dân tộc Do Thái. Trong quá khứ, người Do Thái từng phải gánh chịu những thảm họa khủng khiếp, họ không có quốc gia của riêng mình và sống rải rác khắp nơi trên thế giới.
Vận mệnh thăng trầm đã khiến người Do Thái phải đã học cách tồn tại và thích nghi với những nền văn hóa, kinh tế khác nhau trên thế giới. Cũng từ đó, họ đã phát triển một lối suy nghĩ khác biệt để không chỉ tồn tại mà còn ảnh hưởng đến hầu hết mọi mặt của thế giới, trong đó có nền kinh tế. Hơn 1000 năm trôi qua, có rất nhiều người Do Thái đã trở thành những vĩ nhân của nhân loại.
Lý do tại sao người Do Thái có thể nổi bật trong mọi tầng lớp xã hội không phải vì họ vốn thông minh hơn người, mà chính nhờ cách lối tư duy khác biệt đã tác động đến thế giới quan và phong cách làm việc của họ. Dưới đây là 3 lối tư duy trong kinh doanh mà người Do Thái luôn áp dụng. Bạn cũng có thể học hỏi để nhanh chóng trở nên giàu có.
- Tính linh hoạt có thể tăng thêm giá trị cho sản phẩm kinh doanh
Doanh nhân người Do Thái McCall điều hành cửa hàng đồng do cha anh để lại khi anh còn trẻ. Ở khu vực Texas vào thời điểm đó, cũng có nhiều cửa hàng tương tự cùng cạnh tranh kinh doanh. Cách tiếp cận khách hàng của McCall rất khác biệt: anh chế tạo đồng thành tay nắm cửa, ổ khóa bằng đồng và các mặt hàng khác rồi bán chúng với giá cao. Trong khi những người khác định nghĩa đồng chỉ là vật liệu, McCall định nghĩa đồng là hàng hóa.
Khoảng cách lợi nhuận gấp trăm lần này chính xác là khoảng cách trong suy nghĩ giữa McCall và những người khác. Sự linh hoạt trong tư duy không chỉ giúp anh tránh được sự cạnh tranh một cách khéo léo mà còn mở rộng các kênh bán hàng, nhờ đó tạo dựng được vị trí dẫn đầu trong số các đối thủ của mình. Cuối cùng, McCall thậm chí đã đạt được sự hợp tác với nhiều công ty đồng hồ Thụy Sĩ khác nhau để cung cấp cho họ những cây lau đồng hồ bằng đồng với mức giá trên trời.
Kinh nghiệm thành công của McCall cho chúng ta biết: Khi gặp khủng hoảng, bạn có thể biến khủng hoảng thành cơ hội kinh doanh bằng cách thay đổi suy nghĩ của mình.
- Giỏi nắm bắt cơ hội thị trường và biến cơ hội thành của cải
Với người Do Thái, cơ hội của mọi người trong thế giới này là như nhau. Ai có thể đi trước trong lĩnh vực kinh doanh có thể kiểm soát tình hình chung.
Người Do Thái không chỉ giỏi nắm bắt cơ hội kinh doanh từ những thay đổi mà còn giỏi phát hiện cơ hội kinh doanh từ những người xung quanh. Khi họ thấy rằng những dự án của những người xung quanh có thể mang lại lợi ích hoặc tạo ra của cải cho mình, họ sẽ chủ động đưa ra lời mời hợp tác, cho đối phương có thời gian suy nghĩ nhiều nhất và kiên nhẫn đợi chờ sự đồng ý. Chính thái độ tích cực, chủ động tìm kiếm và đón nhận cơ hội đã giúp các doanh nhân Do Thái luôn chủ động trên thị trường, giành về nhiều thành công.
- Biết cách quảng cáo cho sản phẩm để kiếm nhiều tiền
Người Do Thái chưa bao giờ dựa vào việc giảm giá để cạnh tranh thương mại. Bên cạnh đó, việc thu về lợi nhuận nhỏ nhưng doanh thu nhanh chưa bao giờ xuất hiện trong “Sách về sự giàu có” của dân tộc này.
Người Do Thái cho rằng việc giảm giá mù quáng không chỉ không công bằng với những khách hàng mua với giá gốc mà còn làm giảm giá trị hàng hóa của họ. Lựa chọn hạ giá một cách mù quáng trước sự cạnh tranh sẽ không những không thu hút được khách hàng mới mà còn làm mất lòng khách hàng cũ, đây hoàn toàn là một “mánh khóe kinh doanh vô nghĩa”.
Thay vào đó, các doanh nhân Do Thái tin rằng cách khôn ngoan hơn để làm giàu là phát huy các đặc tính của hàng hóa. Khi kinh doanh, họ dùng truyền thông để quảng bá và tuyên truyền về sản phẩm của họ, tận dụng những đặc điểm nổi bật của sản phẩm để tiếp cận và thu hút khách hàng. Ví dụ, người Do Thái kinh doanh kim cương, họ nhắm vào đặc tính bền và khó bị phá hủy nhất để biến nó trở thành biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu.
Cứ như thế đến nay, mỗi khi nhắc đến kim cương, người ta sẽ nghĩ ngay câu slogan nức tiếng nhất lịch sử: “A Diamond Is Forever” của thương hiệu De Beers nổi tiếng. Câu slogan này gắn với Oppenheimer, chủ nhân người Do Thái của công ty khai thác kim cương Anglo American Corporation, đã lên được vị trí giám đốc của De Beers và sau đó giữ vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị. Cũng với chiến dịch quảng cáo này, De Beers đã thâm nhập vào các thị trường khác như Nhật Bản, Đức và Brazil.
Chiến dịch này thành công đến mức, người ta cho rằng ngày nay kim cương đắt như vậy là do được người Do Thái quảng cáo. Trên thực tế, không chỉ kim cương, các doanh nhân Do Thái đã tạo ra vô số kỳ tích thương mại với quan niệm “chỉ cần hiểu rõ sức mạnh của truyền thông thì không có sản phẩm nào không bán được”.
Theo Thể thao văn hoá