Câu hỏi này liệu có được trả lời đầy đủ?
Nếu câu hỏi này tiếp tục được mở rộng, nó sẽ trở thành: Sự sống đầu tiên được sinh ra như thế nào? Vũ trụ được sinh ra như thế nào?
Không chỉ con người, các loài khác cũng sẽ có câu hỏi tương tự. Ví dụ, các loài như lợn, bò, cừu cũng sẽ được hỏi câu tương tự: Con lợn, bò, cừu đầu tiên được sinh ra như thế nào?
Không nên cho rằng con người phải đặc biệt chỉ vì họ thông minh, trên thực tế, về cơ bản không có sự khác biệt giữa hai câu hỏi “Con người đầu tiên được sinh ra như thế nào?” và “Hòn đá đầu tiên được sinh ra như thế nào?”.
Tuy nhiên, với tư cách là thành viên của loài người, chúng ta vẫn muốn tìm hiểu lịch sử tiến hóa của chính mình càng nhiều càng tốt.
Thuyết tiến hóa trả lời được câu hỏi này?
Từ góc độ tiến hóa, tổ tiên loài người có nguồn gốc từ loài vượn cổ đại cách đây hàng chục triệu năm, tất nhiên “người đầu tiên” cũng tiến hóa từ loài vượn cổ đại trong một thời gian dài. Nếu chúng ta tiếp tục truy ngược thời gian, con người cũng sẽ có tổ tiên sớm hơn, chẳng hạn như họ vượn lớn cách đây hơn 20 triệu năm.
Điều cần nhấn mạnh ở đây là, không nên nhầm lẫn “vượn cổ” sắp đề cập dưới đây với loài vượn ngày nay, chúng là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. “Vượn cổ” chỉ là định nghĩa của con người về tổ tiên loài người cách đây hàng chục triệu năm mà thôi.
Tổ tiên xa xưa của loài người, loài vượn cổ đại, sống lâu đời trong những khu rừng rậm ở châu Phi, khá thoải mái, với sự khéo léo của mình, chúng có thể dễ dàng tránh được sự tấn công của thú dữ và có ít thiên địch. Lúc đó, chúng có xu hướng đi bằng bốn chân nhiều hơn và có khả năng leo trèo, rất khỏe.
Tuy nhiên, cùng với sự dịch chuyển của mảng châu Phi, lục địa này bắt đầu nhô lên, đặc biệt ở phía đông châu Phi xuất hiện một thung lũng tách giãn rất sâu, chia châu Phi thành hai phần, kéo theo những thay đổi lớn về môi trường.
Rừng tiếp tục suy thoái và loài vượn cổ xưa sống trong các khu rừng ở Đông Phi buộc phải sống trên đồng cỏ. Không có sự che phủ của rừng, lợi thế sinh tồn của loài vượn cổ đại gần như không còn nữa và khả năng leo trèo linh hoạt của chúng cũng không được sử dụng.
Điều khủng khiếp nhất là loài vượn cổ xưa đến vùng đồng cỏ sinh sống phải đối mặt với số lượng lớn chim ăn thịt và dã thú, chủ yếu là loài mèo lớn như sư tử, hổ. Những loài động vật này chạy rất nhanh, lực cắn rất mạnh và có kích thước khá lớn.
So với những loài động vật này, loài vượn cổ đại gần như không có lợi thế gì cả, nên ban đầu vượn cổ thường trở thành bữa ăn của chúng.
Trong môi trường sống tàn khốc này, nhiều loài vượn cổ đại bắt đầu tìm kiếm những khu rừng mới và quay trở lại cuộc sống trong rừng. Nhưng một số nhỏ vẫn tiếp tục sống trên đồng cỏ, nhóm này cuối cùng đã tiến hóa từ việc đi bằng bốn chi sang đi thẳng.
Đi thẳng có rất nhiều lợi ích. Ưu điểm rõ ràng nhất là tiết kiệm rất nhiều năng lượng, chỉ tiêu thụ một phần ba năng lượng cần thiết để đi bằng bốn chân. Điều này có nghĩa là sau khi đi thẳng, loài vượn cổ đại ít phụ thuộc vào thức ăn hơn và có thể đi xa hơn để tìm thức ăn ở phạm vi rộng hơn.
Trên thực tế, mặc dù loài vượn cổ đại thời đó đã tiến hóa để đi thẳng, nhưng đặc điểm của chúng lại giống động vật hơn về mọi mặt. Ban đầu chúng không biết săn mồi và chỉ có thể ăn thức ăn thừa do dã thú để lại.
Tổ tiên loài người đã rất may mắn khi tiến hóa theo hướng có năng lực não lớn hơn và có đủ năng lượng để đáp ứng nhu cầu của não, đặc biệt là khi tổ tiên xa xưa của con người tình cờ học được cách sử dụng lửa. Vì vậy, đến một giai đoạn nhất định, năng lực não bộ của tổ tiên loài người bắt đầu tăng lên đáng kể.
Khi tổ tiên xa xưa của chúng ta tiến hóa đến giai đoạn Homo habilis (người khéo tay), dung tích não của họ là khoảng 700 ml. Về mặt sinh học, dung lượng não 700 ml cũng được xác định là ranh giới phân chia giữa con người và loài vượn.
Tất nhiên, 700 ml rõ ràng không phải là một đường phân chia chung cho tất cả và cũng là một khái niệm mơ hồ, không có nghĩa là bộ não có dung tích 699 ml chắc chắn không phải là “con người”.
Trên thực tế, nói chung, lịch sử tiến hóa của loài người có thể được chia thành nhiều giai đoạn từ xa đến gần: Hominoidea, Hominidae, Homininae, Hominin, chi Homo và Hominin.
Nhiều người có thể không biết, và thậm chí nếu biết, họ cũng có thể không muốn tin rằng khỉ đột sống trên Trái đất thuộc phân họ Homininae chứ không phải phân họ Đười ươi, trong khi tinh tinh lại thuộc về Họ Người.
Họ Người gồm 8 loài trong 4 chi: Chi Pongo; chi Gorilla; chi Pan; và chi Homo (người hiện đại).
Trong đó, loài sớm nhất trong Chi Homo là Sahelanthropus tchadensis. Đây là một trong những loài lâu đời nhất được biết đến trong cây phả hệ loài người. Loài này sống vào khoảng 7 triệu năm trước ở Tây-Trung Phi. Đi thẳng có thể đã giúp loài này tồn tại trong môi trường sống đa dạng, bao gồm cả rừng và đồng cỏ.
Chi Homo tiếp tục phát triển và phân hóa thành nhiều nhánh khác nhau, phải đến khi xuất hiện Homo habilis, nó mới có thể được coi là “con người sớm nhất”.
Trong một thời gian dài kể từ đó, Homo habilis đã phát triển thành nhiều nhánh khác nhau, chẳng hạn như Homo erectus, Homo sapiens, Homo rudolphus, cho đến những người tiên phong sau này – người Neanderthal.
Các nhánh khác nhau trong lịch sử tiến hóa lâu dài thực ra là “anh em họ” của con người hiện đại, nhưng những “anh em họ” này có mối quan hệ khác với con người. Ví dụ, khỉ đột là “anh em họ” tương đối sớm của con người, trong khi tinh tinh có quan hệ họ hàng gần gũi hơn với con người. Và Homo erectus, Homo tiên phong, Homo heidelbergensis, và sau này là người Neanderthal và người Denisovan là những “anh em họ” gần gũi hơn của loài người.
Trong lịch sử tiến hóa của loài người, rất nhiều “anh em họ” thông minh của loài người đã tuyệt chủng, chỉ còn lại những Homo sapiens – tổ tiên của loài người hiện đại – đủ may mắn.
Trên Trái đất không có cái gọi là “người đàn ông đầu tiên” mà là “nhóm người đầu tiên”, và thời gian xuất hiện của nhóm người này cũng khá mơ hồ, không có ranh giới phân chia rõ ràng. Về mặt sinh học, chi Homo có dung tích não 700 ml được xác định là loài người sớm nhất, nói cách khác, Homo habilis là loài người sớm nhất.
Nguồn: Sohu-Theo Trang Ly–Theo ĐSPL