Người đàn ông có nước đi táo bạo nhưng đổi lại cho anh thành quả xứng đáng.
Lưu Phượng sinh ra từ một ngôi làng miền núi ở tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc). Từ nhỏ, gia đình anh rất nghèo. Khi mới 18 tuổi, anh buộc phải đến Quảng Đông làm việc để một mình kiếm sống.
Sau vài năm làm việc, dựa vào đầu óc linh hoạt và nỗ lực không ngừng nghỉ, Lưu Phượng từ công nhân bình thường trở thành doanh nhân, tiết kiệm được hàng trăm triệu nhân dân tệ. Lưu Phượng ổn định cuộc sống, kết hôn và sinh con. Tuy gia đình anh không giàu có nhưng họ có cuộc sống thoải mái và ổn định.
Tuy nhiên, một sự thay đổi đã phá vỡ bình yên này. Năm 2004, cậu con trai của Lưu Phượng đổ bệnh nặng. Để chữa bệnh cho con, Lưu Phượng đưa cậu đến các bệnh viện lớn, cũng như thử đủ các bài thuốc dân gian.
Khi nằm trên giường bệnh, cậu con trai nói mong muốn uống một bánh canh gà địa phương.
Thương con, Lưu Phượng lập tức tìm các giống gà bản địa. Anh đến thăm nhiều siêu thị và chợ nông sản ở Quảng Đông, nhưng dù đi đến đâu, tất cả những gì anh nhận được chỉ là những con gà “ăn liền” mập mạp và kém dinh dưỡng.
Nhìn những con gà này, bạn có thể biết ngay chúng được nuôi bằng thức ăn nhân tạo. Người bán cho biết, gà được nuôi bằng thức ăn tiêu chuẩn, lớn nhanh và nhiều thịt, phù hợp với nhu cầu thị trường. Tuy nhiên Lưu Phượng vẫn thất thất vọng. Gà trên thị trường hiện nay đều nhanh chóng bị vỗ béo và mất đi hương vị tự nhiên của quê hương. Anh không khỏi tiếc nuối: “Tìm một con gà bản địa tự nhiên, lớn lên bằng ăn ngũ cốc khó đến vậy sao?”.
Vài ngày sau, họ hàng biết chuyện nên đến tặng anh một con gà địa phương nuôi tại nhà. Món gà này tuy bề ngoài không béo như gà “ăn liền” song thịt chắc, vị êm dịu. Sau khi con trai ăn được nồi súp nấu từ thịt gà này, tình trạng sức khoẻ của cậu được cải thiện nhiều.
Trải nghiệm này khiến Lưu Phượng bừng tỉnh. Anh bắt đầu nghĩ rằng khi mức sống của người dân được cải thiện, nhu cầu về các thành phần tự nhiên và tốt cho sức khỏe sẽ ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, do nhu cầu thị trường rất lớn nên rất ít người chăn nuôi cung cấp gà tự nhiên. Người dân dần quen với thịt gà “ăn liền” mà không có cơ hội được ăn nguồn nguyên liệu nguyên chất lượng cao, tốt cho sức khỏe.
Điểm trống trên thị trường đã cho anh một ý tưởng táo bạo – tự mình nuôi gà bản địa tự nhiên, không chỉ cho con trai mà còn để nhiều người hơn được thưởng thức hương vị tự nhiên đã mất từ lâu. Ý nghĩ này cứ quẩn quanh trong đầu anh, và anh càng tin chắc rằng đây là hướng đi đáng để đầu tư.
Quyết định bị cả làng cười chê
Mùa xuân năm 2005, Lưu Phượng lấy hết tiền tiết kiện, cùng cả gia đình tạm biệt cuộc sống ở Quảng Đông để trở về quê hương. Anh ký hợp đồng thuê 5.000 mẫu đất miền núi quanh làng và thuê hơn chục người dân làng với mức lương cao.
Hành động táo bạo này đã gây náo động trong làng. Khi chưa hiểu chuyện, mọi người đồn đoán anh muốn trồng dược liệu quý, xây dựng khu nghỉ dưỡng hoặc làm nông nghiệp sinh thái. Nhưng khi Lưu Phượng đặt chân lên núi chỉ với 10 con gà, mọi người đều bàng hoàng.
Thuê 5.000 mẫu đất núi, chục công nhân nhưng chỉ để chăm sóc 10 con gà – một quyết định khiến nhiều người phải kinh ngạc. Sự nghi ngờ của dân làng chuyển sang chế giễu, cho rằng anh đang lãng phí tiền của. Ngay cả anh trai cũng không hài lòng với Lưu Phượng, thậm chí còn doạ cắt đứt mối quan hệ với anh.
Lưu Phượng không bị dao động. Với anh, 5.000 mẫu đất miền núi không chỉ là nơi sinh sống của đàn gà mà còn tạo ra nguồn thức ăn tự nhiên. Anh trồng một lượng lớn ngô và lúa mì để cung cấp thức ăn tự nhiên cho gà. Anh còn dẫn công nhân lên núi đào giun đất, nuôi mối, thậm chí trồng cỏ dại và rau để đảm bảo gà nhận đủ chất dinh dưỡng mà không cần công nhận chủ động cho ăn.
Anh biết rằng phương pháp nhân giống như vậy không chỉ tốn thời gian, công sức mà còn vô cùng tốn kém, nhưng anh vẫn chọn cách kiên trì. Để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho đàn gà, Lưu Phượng đã trồng nhiều cây trên đất núi để che nắng, che mưa cho đàn gà. Thậm chí, anh còn nấu cháo dinh dưỡng cho gà con ở giai đoạn đầu mới sinh sản và chăm sóc chúng chu đáo như đang cho trẻ ăn.
Toàn bộ vùng núi đã trở thành thiên đường tự nhiên cho đàn gà. Chúng chạy nhảy kiếm ăn dưới ánh nắng và không khí trong lành, từng bước phát triển của chúng đều được tính toán kỹ lưỡng.
Đối mặt với sự chế giễu của dân làng và không hiểu biết của gia đình, anh vẫn kiên trì. Anh biết con đường này sẽ không hề dễ dàng nhưng anh tin chắc rằng gà thật tự nhiên sẽ được thị trường ưa chuộng. Chất lượng của sản phẩm là chìa khóa chiến thắng.
Đến năm 2006, lứa gà bản địa đầu tiên của Lưu Phượng cũng trưởng thành. Anh quyết định đem bán ra thị trường. Tuy nhiên, sau khi biết tin anh định bán gà với giá 168 NDT/catties (~589 ngàn đồng) – gấp 10 lần so với giá gà của thị trường, nhiều người càng nghi ngờ về chất lượng gà của anh.
Để bán hàng, Lưu Phượng quyết định chủ động thay vì đợi khách hàng đến cửa. Anh đưa đàn gà quê của mình đến một khu dân cư cao cấp ở Huệ Châu, Quảng Đông và thuê một cửa hàng, nhắm đến những người giàu có, quan tâm đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Tuy nhiên, trong ngày đầu tiên khai trương, cửa hàng vắng tanh, khách hàng đi qua lắc đầu bỏ đi khi nhìn thấy mức giá 168 NDT/catties. Đối mặt tình huống này, anh quyết định để khách hàng tự trải nghiệm chất lượng gà bản địa một cách trực tiếp nhất. Anh giết gà và nấu súp ngay tại chỗ, để khách hàng nếm thử món súp gà thơm ngon, êm dịu. Anh còn kể lại toàn bộ quá trình nuôi gà bản địa và giải thích nguyên nhân định giá cao. Những thực khách nếm thử món súp đã dần bị hương vị của gà chinh phục.
Theo hiệu ứng truyền miệng, khách hàng kéo đến quầy của Lưu Phượng ngày càng nhiều hơn. Đầu bếp của một số nhà hàng cao cấp cũng đến cửa hàng của anh, đề nghị ký hợp đồng với hương vị gà chất lượng cao này.
Nhận thấy đã chạm đến đúng nhu cầu thị trường, Lưu Phượng hiểu rằng anh đã đi đúng hướng. Chỉ 4 năm sau, quy mô chăn nuôi của Lưu Phượng từ 10 con gà ban đầu đã lên đến hàng chục nghìn con, với thu nhập hàng năm lên tới hàng chục triệu Nhân dân tệ. Công việc kinh doanh của anh vẫn phát triển tốt cho đến hiện nay. Không những thế, trang trại gà của Lưu Phượng còn tạo được công ăn việc làm ổn định cho người dân địa phương và giúp họ có cuộc sống tốt hơn. Cái tâm và cái tầm của vị doanh nhân khiến người khác phải nể phục.
Theo Toutiao- Nguyệt-Đời sống Pháp luật