Sống cùng những người tích cực, chính là cách dưỡng sinh tốt nhất! Cho dù cuộc sống có khốn khó đến đâu, ở bên họ, bạn vẫn thấy được niềm tin để vượt qua mọi chuyện.
(01)
Những người xung quanh bạn, cũng chính là “môi trường” đang tác động vào bạn, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của bạn sau này.
Nhà văn nổi tiếng Sử Thiết Sinh năm 20 tuổi đã mắc bệnh nặng, và trở thành một người tàn tật. Từ đó, ông chỉ có thể dựa vào xe lăn để sống qua ngày.
Những năm đầu, ông rất chán nản, và cảm thấy hoang mang về cuộc đời của mình.
Cho đến một ngày nọ, ông nghe Liễu Thanh nói:
“Tại sao anh không viết gì đó? Tôi nghĩ anh sẽ có khả năng viết.”
Sử Thiết Sinh nghe xong, liền suy nghĩ một hồi, sau đó như được khai sáng, không bao lâu sau, ông ấy đã bắt đầu đặt ngòi bút, ghi lại cuộc hành trình khám phá ý nghĩa cuộc sống của chính mình.
Sau đó, ông đã viết ra cuốn sách nổi tiếng “Tôi và địa đàng”, được vô số người đọc ủng hộ.
Mỗi lần Liễu Thanh đến Bắc Kinh, đều sẽ đến thăm Sử Thiết Sinh cũng như khuyến khích ông nên viết thử kịch bản, tiểu thuyết…
Chính nhờ những lời động viên cũng như khẳng định đó, mà Sử Thiết Sinh càng thêm tự tin, luôn tràn đầy hi vọng với cuộc sống.
Các nhà tâm lý học cũng chỉ ra rằng: Những người có năng lực tích cực giống như bình minh trong bóng tối, khiến bạn hiểu được giá trị cuộc sống.
Sự tích cực của họ sẽ giúp bạn tìm ra hướng đi của riêng mình, đồng thời đồng hành với bạn đến thế giới rộng hơn.
Cho dù cuộc sống có khốn khó đến đâu, ở bên họ, bạn vẫn thấy được niềm tin để vượt qua mọi chuyện.
Sống cùng những người tích cực, chính là cách dưỡng sinh tốt nhất!
(02)
Trong “Quy luật của chiếc xe rác”, David J.Pollay đã kể một câu chuyện:
Trên đường anh ta đến sân bay bằng taxi, khi tài xế đang chạy đúng làn đường thì bất ngờ có một chiếc ô tô màu đen lao ra khỏi bãi đổ. Rất may tài xế đã đạp phanh kịp thời.
Thế mà người điều khiển ô tô không biết hối cãi, còn quay đầu quát nạt bọn họ.
Tài xế taxi thấy vậy cũng chỉ lắc đầu cười.
David thấy khó hiểu mới hỏi: “Tại sao anh lại cười? Vừa rồi người kia còn suýt đâm vào chúng ta đấy!”
Lúc này, người tài xế mới từ tốn giải thích:
“Nhiều người cư xử như chiếc xe đổ rác. Lúc nào người họ cũng đầy rác, nên lúc nào cũng tức giận, mệt mỏi…”
Nếu bạn giận dỗi người khác, giống như cho họ cơ hội đổ rác vào người bạn. Người thông minh sẽ không bao giờ để “xe rác” có cơ hội chi phối cuộc sống của chính mình.
Trong cuộc đời này, bản thân chúng ta sẽ gặp rất nhiều loại người.
Sẽ luôn có những người hay phàn nàn về sự bất công, tồi tệ của thế giới. Nhưng làm vậy chỉ càng làm mọi thứ thêm thất bại, mà không thay đổi được gì.
Có lần, tôi đi thăm người bạn bị ốm phải nhập viện, bệnh nhân cạnh giường của cô ấy ngày nào cũng khóc rất nhiều.
Vốn dĩ bác sĩ bảo bệnh cô ấy có thể chữa khỏi, nhưng vì cô ấy cứ ôm tâm lý tiêu cực, vì vậy thể trạng ngày càng suy nhược.
Theo thời gian, những người nằm cạnh cô ấy cũng bị ảnh hưởng, bầu không khí trong phòng trở nên nặng nề hơn.
Đắm mình trong những cảm xúc tiêu cực không chỉ tiêu hao năng lượng của bản thân mà còn làm tiêu hao hi vọng của người khác.
Su Cen có một câu nói rất đúng: “Bạn không cần thiết phải “mời” tất cả mọi người vào cuộc sống của mình.”
Nếu bạn muốn cứu một người lênh đênh trên biển, bạn chìa tay, nhưng người đó không muốn nắm lấy, chỉ biết mù quáng khóc. Như vậy, chẳng những không cứu được người, còn khiến bản thân lâm vào tình cảnh nguy hiểm.
(03)
Nghiên cứu đã chỉ ra: Bình quân giá trị của số ít bạn thân của bạn cũng chính là giá trị của bản thân bạn.
Ở cạnh ai, bạn rất dễ trở thành người đó. Nếu bạn đi cùng những người tích cực, sẽ có thể dễ dàng vượt qua được những ngày mưa.
Thế giới này chính là một tấm gương. Thế giới trở nên thế nào, thật ra phụ thuộc rất nhiều vào tâm trạng của chính chúng ta.
Nếu bạn chọn phàn nàn, vậy tâm trạng sẽ luôn tối tăm, đau đớn và tuyệt vọng.
Thế nên, hãy cố gắng ở bên những người tích cực. Khi gặp đúng người, bạn sẽ trở nên tự tin và có nhiều nhiệt huyết hơn với cuộc sống này.
(weixin)-Theo Cẩm Thi–Doanh nghiệp và tiếp thị