Muốn trở thành lãnh đạo giỏi, nhất định phải tập trung vào 3 điều cốt yếu. Giá trị, bản lĩnh của người đứng đầu phụ thuộc cả vào đây
Công việc, sự nghiệp không phải lúc nào cũng có thể suôn sẻ, đạt được kết quả tốt. Việc không đạt được những mục tiêu mong muốn dễ khiến nhiều người bắt đầu rơi vào trạng thái lo lắng và cho rằng bản thân vô dụng. Nhưng bạn cần tỉnh táo hơn. Đôi khi, nhìn nhận chính bản thân mình cũng cần có đường hướng rõ ràng.
Trước hết, hãy nhìn lại những việc mà mình đã làm được. Đó có thể chỉ là những việc đơn giản như thay đổi một thói quen hay mỉm cười nhiều hơn, đó cũng có thể là những điều to tát hơn một chút như sự sáng tạo đã giúp ích gì cho công việc. Khởi đầu với những điều tích cực sẽ cho bạn sự tự tin khi đối diện với những khó khăn.
Sau đó, mới xem đến những việc chưa đạt được như kế hoạch. Suy nghĩ một cách tích cực, vào lúc chúng ta thực hiện việc đó, chúng ta đều cố gắng bằng những gì tốt nhất chứ không hề muốn sai lầm xảy ra. Dù kết quả có ra sao thì luôn có một ý nghĩa tích cực tồn tại, đó là những bài học quý giá mà ngay cả thành công cũng không thể dạy bạn.
Hãy đối xử tốt với chính bản thân mình. Lắng nghe cơ thể, trái tim của bạn. Chúng ta luôn quá nghiêm khắc với bản thân và cảm thấy như mình làm chưa đủ. Đó thực sự là một việc làm kinh khủng. Hãy nhìn vào chính mình!
Đây là chìa khóa để bạn có thể luôn cảm thấy vui vẻ, khỏe mạnh và sẵn sàng đối diện mọi thách thức. Đã có những bằng chứng chỉ ra mối quan hệ giữa tâm trạng với các khía cạnh của hiệu suất công việc như ra quyết định, sáng tạo, làm việc nhóm, đàm phán và lãnh đạo.
Sự khác biệt giữa một người tiêu cực và tích cực có thể nhìn thấy chỉ qua một cốc nước vơi. Người tiêu cực sẽ thấy cốc nước gần hết và nhanh chóng cảm thấy mất năng lượng. Thậm chí thái độ này còn có thể nặng nề hơn, khiến họ cảm thấy vô giá trị, bất lực và vô vọng. Trong trường hợp xấu nhất, nó gây ra trầm cảm, có thể làm giảm khả năng giao tiếp và ảnh hưởng đến công việc.
Trong khi đó, một người tích cực sẽ luôn nhìn thấy cái cốc đầy một nửa và chính họ cũng là người nhìn ra những cơ hội trong mọi tình huống khó khăn.
Để duy trì được trạng thái tích cực đó không dễ, nhưng sẽ có những “khu vực” thuộc về bản thể cá nhân mà bạn nên chăm sóc, quan tâm:
Tâm trí của bạn
Chìa khóa cho một tâm trí lành mạnh là sự đa dạng, vì vậy hãy quan tâm đến người khác, mọi thứ, sự kiện và các vấn đề hiện tại. Việc chấp nhận một tư duy cởi mở và tò mò cho phép chúng ta nhìn thấy những khả năng trong tương lai và do đó được trao quyền nhiều hơn.
Cơ thể của bạn
Một cơ thể khỏe mạnh đòi hỏi một thói quen bền bỉ. Hãy đảm bảo bạn ăn và uống các sản phẩm tốt cho sức khỏe (đặc biệt là nước) và nghỉ ngơi cũng như tập thể dục nhiều. Cần biết giới hạn của chính chúng ta và hành động trong giới hạn đó để đạt tới những gì tốt nhất.
Tinh thần của bạn
Đặt niềm tin vào một điều gì đó bạn cho là đúng và dành thời gian cho nó mỗi ngày chắc chắn là một cách không tồi để nuôi dưỡng đời sống tinh thần. Đôi khi, cô đơn chính là liều thuốc cho sự nhiệt tình, cũng như bạn bè làm nên cá tính của chúng ta vậy.
Ngoài ra bạn cũng nên nhớ, không ai trong chúng ta có thể sống một mình trên một hòn đảo mà hạnh phúc. Mọi việc chúng ta làm, tâm trạng của chúng ta hoàn toàn có thể ảnh hưởng đến người khác. Nếu một nhân viên nhút nhát với tâm trạng ảm đạm không khiến nhiều người chú ý thì một lãnh đạo đang không vui chắc chắn sẽ khiến nhiều người mệt mỏi.
Vì thế, để trở thành một người lãnh đạo tốt thì ngoài việc nuôi dưỡng cho mình một tinh thần tích cực, bạn cũng cần lan tỏa tinh thần đó. Cần nỗ lực thể hiện thái độ lạc quan cũng như tin tưởng từ thật lòng, mạnh mẽ “truyền lửa” cho nhân viên và đồng nghiệp. Bạn không chỉ là trung tâm quyền lực, hơn cả, bạn cần là trung tâm truyền tải tinh thần tích cực cho những người xung quanh.
Hà Lê – Theo Trí thức trẻ/Addicted2success