Ai có thể ngờ rằng hơn 30 năm trước, cặp vợ chồng này lại là một hộ chăn nuôi bình thường chỉ có 22 con lợn con, họ dựa vào tiền vay từ người thân và em trai để bắt đầu sự nghiệp nhỏ của mình. Cuối cùng, số phận đã nở hoa!
Ngày 16/5/2023, tờ “New Fortune” của Trung Quốc công bố danh sách 500 người giàu năm 2023. 10 công ty hàng đầu phần lớn đều hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử hoặc Internet và các ngành công nghệ thông tin khác, chỉ duy nhất công ty Muyuan, đứng thứ chín, thuộc lĩnh vực chăn nuôi.
Biến công việc chăn nuôi lợn thông thường thành một doanh nghiệp trị giá 139,26 tỷ nhân dân tệ, vợ chồng Tần Anh Lâm vững vàng đứng trong top 10 danh sách giàu có trong hai năm liên tiếp nhờ dựa vào ngành chăn nuôi, đồng thời giữ ngôi vị người giàu nhất ở Hà Nam, Trung Quốc.
Ai có thể ngờ rằng hơn 30 năm trước, cặp vợ chồng này lại là một hộ chăn nuôi nhỏ với 22 con lợn con. Họ dựa vào tiền vay từ người thân và em trai để bắt đầu sự nghiệp của mình.
01
Tần Anh Lâm sinh năm 1965 trong một gia đình rất bình thường ở Nam Dương, tỉnh Hà Nam. Vào thời điểm đó, ở nơi anh sinh sống, gia đình nào cũng đều làm nông, hiếm có gia đình giàu có.
Kể từ khi kỳ thi tuyển sinh đại học quay trở lại, Tần Anh Lâm cũng muốn sử dụng kiến thức để thay đổi vận mệnh của mình. Thành tích ở trường của anh luôn rất tốt, đặc biệt là khi học cấp 2. Anh trở thành niềm tự hào của gia đình, những người đều đặt kỳ vọng rất lớn vào anh.
Tần Anh Lâm còn có một người em trai, thời điểm đó, tuy nhiên học phí tuy không nhiều nhưng một gia đình nông dân bình thường vẫn khó có thể chu cấp cho hai đứa con.
Vì muốn kiếm thêm thu nhập, cha anh bắt đầu chăn nuôi. Cha anh từng mua hơn 20 con lợn con và làm việc cật lực để nuôi chúng, quan tâm đến mạng sống của chúng hơn cả mạng sống của mình, tuy nhiên, đến khi lợn đủ tuổi bán, bệnh dịch ập đến, trong số 20 con lợn chỉ có duy nhất một con sống sót.
Tần Anh Lâm bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi điều này và gần như bị gián đoạn việc học của mình một thời gian. Kể từ đó, anh làm việc chăm chỉ và thề sẽ đóng góp một phần nào đó cho gia đình.
Ngày 19/2/1979, Tần Anh Lâm, khi đó đang học trung học, tình cờ đọc được một bài báo trên một tờ báo. Đó là bài viết với tiêu đề “Giàu có nhờ làm việc chăm chỉ” do Nhân dân Nhật báo xuất bản, kể câu chuyện về một người bình thường kiếm bộn tiền nhờ nuôi 20 con lợn. Nghĩ đến hoàn cảnh của cha mình năm xưa, trong lòng anh thầm nghĩ: Tại sao người khác thành công còn mình thì không?
Vì vậy, sau khi bàn bạc với gia đình, Tần Anh Lâm đã dùng 800 nhân dân tệ (khoảng 2,6 triệu đồng) mà cha anh kiếm được để xây dựng trang trại lợn và mua 20 con lợn con.
Tần Anh Lâm muốn bắt chước con đường thành công của người khác và tiến lên trong ngành chăn nuôi lợn, nhưng vì chưa có kinh nghiệm, họ lại thất bại và hơn 20 con lợn con đều chết vì bệnh dịch. Người em trai nhìn thấy cảnh này không đành lòng lắc đầu, nghĩ rằng thất bại lần này sẽ dạy cho Tần Anh Lâm một bài học. Nhưng cú đánh thứ hai đã mang lại cho cậu bé một giấc mơ.
Khi nộp đơn vào đại học, Tần Anh Lâm đã không ngần ngại thi vào Đại học Nông nghiệp Hà Nam, theo học ngành chăn nuôi và thú y.
Để theo học ngành nông nghiệp, Tần Anh Lâm đã từ bỏ cơ hội được nhận vào một trường học tốt hơn. Sau 4 năm miệt mài học tập, anh vào làm việc tại một doanh nghiệp nhà nước và có được thu nhập ổn định.
Thấy em trai có thể tự trang trải cho cuộc sống của mình, Tần Anh Lâm muốn mạo hiểm, anh muốn bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Nhưng không giống những người khác, anh không kinh doanh mà nghĩ đến việc nuôi lợn.
Sau khi anh và vợ đã hiểu rõ về thị trường, cả hai đều xin nghỉ việc và trở về quê hương, chấp nhận rủi ro rất lớn để tiếp tục ước mơ thời niên thiếu của mình.
Tần Anh Lâm lúc đó không có tiền tiết kiệm nên với sự hỗ trợ của gia đình, họ đã mua được 22 con lợn con. Mặc dù lúc đó đã có nền tảng lý thuyết liên quan, nhưng anh vẫn chưa từng thực hành.
Hai vợ chồng vừa nghiên cứu vừa nuôi lợn. Những đêm khuya, anh luôn nhớ lại hình ảnh cha mình làm việc vất vả ở trang trại lợn khi còn nhỏ. Hai người tuy rất cẩn thận nhưng cũng không thể ngăn chặn được dịch tả lợn ập đến.
Lúc này, gần như toàn bộ 22 con lợn của họ đều đã chết, đây là thất bại thứ ba của Tần Anh Lâm. Nhưng anh không hề nản lòng, anh dựa vào kiến thức của mình để nghiên cứu nguyên nhân, ngoài ra, thứ mà Tần Anh Lâm cần hơn chính là kinh phí hỗ trợ.
Thấy ai có thể vay cũng đều đã vay cả rồi, anh tuyệt vọng hướng sự chú ý sang em trai.
02-Em trai lấy tiền dành dụm để cưới vợ ra cho anh trai lập nghiệp
Em trai của anh khi đó cũng chỉ là một nhân viên bình thường, với một công việc bình thường. Thường ngày chi tiêu tiết kiệm, để dành tiền để lấy vợ. Tuy nhiên, khi thấy anh trai khó khăn, em trai anh đã quyết định đưa hết 12.000 tệ (khoảng 40 triệu đồng) dành dụm cưới vợ cho anh trai lập nghiệp.
Không đành lòng và cũng cảm thấy có lỗi với em trai, nhưng điều này càng khiến Tần Anh Lâm quyết tâm nhất định phải thành công. Lúc này, Tần Anh Lâm nhận ra rằng mình không thể nuôi lợn theo phương pháp trước đây nên đã tìm cách khác. Anh bắt đầu sử dụng các phương pháp khoa học để nghiên cứu và tìm hiểu quá trình sinh sản của heo. Dựa vào sự kết hợp giữa lý thuyết kỹ thuật và thực hành của mình, quy mô trang trại lợn của anh ngày càng lớn hơn. Những vấn đề gặp phải trước đây đã không xảy ra nữa.
Đến năm 1997, họ đã nuôi hơn 10.000 con lợn con, lúc này Tần Anh Lâm cũng thành lập công ty riêng của mình, Tập đoàn Muyuan. Công việc kinh doanh ngày càng phát đạt, anh tiếp tục phát triển và mở rộng kinh doanh và IPO thành công vào năm 2014.
Tính đến ba quý đầu năm 2020, lợi nhuận ròng của Muyuan đã vượt 1,3 tỷ NDT tệ, tăng hơn ba lần so với cùng kỳ năm 2019. Giá thịt lợn tăng vọt không chỉ mang lại nhiều lợi nhuận hơn mà còn khiến cổ phiếu Muyuan trở thành cổ phiếu nóng trong năm đó.
Năm 2020, hai vợ chồng Tần Anh Lâm có khối tài sản hơn 120 tỷ nhân dân tệ và thậm chí còn xuất hiện trong danh sách những người giàu nhất Trung Quốc.
Ở vị trí hiện tại, vợ chồng Tần Anh Lâm chưa bao giờ quên tấm lòng của em trai mình.
Sau khi thành công, mặc dù đã trả lại cho em trai số tiền gấp đôi số tiền mình đã mượn, nhưng anh biết giá trị thực tế mà 12 nghìn NDT ban đầu của mà em trai anh cho mượn mang lại cho anh còn nhiều hơn thế.
Dù vợ chồng Tần Anh Lâm đã trở thành tỷ phú nhưng em trai vẫn là người bình thường, và làm việc trong công ty của anh.
Về vấn đề này, rất nhiều người chỉ trích anh, cho rằng Tần Anh Lâm nên giao cho em trai mình chức vụ cao hơn, nhưng em trai anh, người trong cuộc, lại không hề quan tâm.
Người em trai luôn tâm niệm rằng dù là một nhân viên bình thường nhưng anh muốn cống hiến hết mình cho Muyuan.
Trên thực tế, mối quan hệ giữa Tần Anh Lâm và em trai không chỉ là tình anh em ruột thịt mà còn là những cộng sự vị tha trên con đường khởi nghiệp. Hầu hết mọi người chỉ biết Tần Anh Lâm của Muyuan, mà không biết em trai của anh. Sự giúp đỡ của em trai anh dành cho Tần Anh Lâm không chỉ là 12.000 nhân dân tệ mà còn là sự đồng hành và hỗ trợ của gia đình.
Trong suốt quá trình khởi nghiệp của Tần Anh Lâm, em trai anh luôn là đối tác và người hỗ trợ thân thiết nhất của anh, đồng thời cũng là người không ngừng giúp đỡ anh trong thầm lặng sau khi thành công.
Em trai của Tần Anh Lâm không dựa vào danh hiệu người giàu nhất của anh trai mình để đòi hỏi hay phung phí tiền bạc, thay vào đó, anh mãn nguyện với cuộc sống bình thường, dùng năng lực để đóng góp cho Muyuan của mình.
Như Nguyễn-Theo PNS