Kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế trong chính quyền nhà lãnh đạo Kim Jong-un được đánh giá là khó khăn hơn mong đợi.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng hứa hẹn trong bài phát biểu tại lễ nhậm chức đầu tiên vào năm 2016: Chỉ trong 5 năm, cuộc sống của người dân Triều Tiên có khả năng cải thiện rõ rệt. Triều Tiên sẽ được biết đến là một “quốc gia văn minh cao” khi người dân được hưởng cuộc sống giàu có và văn minh cao.
Cho đến thời điểm hiện tại, Triều Tiên hiện vẫn đang bị ảnh hưởng nặng nề từ lệnh trừng phạt của quốc tế và kinh tế vẫn đối mặt với nhiều khó khăn.
Giới quan sát cho rằng, không hề có thông tin chi tiết cụ thể và chắc chắn không có sự thay đổi chính sách nào kể từ thời điểm đó đến nay.
Cho tới hiện tại, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vẫn mong muốn có thể kỷ niệm các thành công kinh tế đạt được trong những sự kiện quan trọng nhất của đất nước.
Đây được đánh giá là cơ hội tuyên truyền giá trị để mô tả ông Kim là nhà lãnh đạo đóng vai trò quan trọng mang đến thành công cho Triều Tiên.
Hãng thông tấn nhà nước Triều Tiên (KCNA) dẫn tin, ông Kim cho rằng các thách thức bất ngờ và không thể tránh khỏi trong nhiều khía cạnh khác nhau cũng như diễn biến phức tạp xung quanh bán đảo Triều Tiên đã khiến cho kế hoạch 5 năm bị ảnh hưởng.
Truyền thông nhà nước Triều Tiên không nêu rõ chi tiết các thách thức nhưng phỏng đoán khả năng bao gồm các biện pháp trừng phạt quốc tế, đại dịch Covid-19 và bụi phóng xạ từ các trận lũ lụt gần đây.
Lễ diễu hành quân sự ngày 10/10 của Triều Tiên dự kiến sẽ được tổ chức trong năm nay nhưng chưa rõ bằng cách nào quốc gia này có thể thực hiện theo đúng nghi thức trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Các hình ảnh vệ tinh phát hiện trong tháng 8 và tháng 9 cho thấy cuộc diễn tập vẫn đang được tiến hành. Giới chuyên gia tin tưởng Bình Nhưỡng có thể sẽ tiếp tục sử dụng cơ hội này để phô trương “vũ khí chiến lược” mới mà nhà lãnh đạo Kim Jong-un từng tuyên bố hồi tháng Giêng.
Chiến lược đã hoàn thành một nửa
Hai năm sau khi lên nắm chính quyền vào năm 2012, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã tuyên bố rằng Triều Tiên sẽ thúc đẩy chiến lược quốc gia mới về việc phát triển chương trình vũ khí hạt nhân của đất nước đồng thời nỗ lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Nhà lãnh đạo Kim đã giám sát nhiều vụ thử tên lửa đạn đạo và vũ khí hạt nhân hơn cả các nhà lãnh đạo tiền nhiệm. Trọng tâm tập trung vào phát triển vũ khí hạt nhân đã mang lại cho chính quyền ông Kim một số thành công vào năm 2017 khi Triều Tiên phóng thử thành công một quả bom khinh khí và ba tên lửa đạn đạo liên lục địa – loại đạn thiết kế mang đầu đạn hạt nhân có thể phóng khoảng cách xa. Trong khi các chuyên gia vẫn đang tranh luận về việc liệu Triều Tiên có thể ghép đôi thành công hai tên lửa và bắn trúng mục tiêu chính xác cách xa nửa vòng trái đất hay không thì chính quyền ông Kim dường như đã chứng tỏ đủ năng lực mới để khiến Mỹ và các đồng minh phải lo lắng.
Trong bài phát biểu chào mừng năm mới vào năm 2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã nhấn mạnh rằng Triều Tiên đã hoàn thành nỗ lực phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo đồng thời gửi lời cảm ơn tới người dân.
“Chúng tôi đã tạo ra một thanh gươm hùng mạnh bảo vệ hòa bình cũng như mong muốn của tất cả người dân đã phải trải qua khó khăn để có được thành công này”, ông nói.
Chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên được đánh giá là chi phí rất đắt và tốn kém nhiều thời gian cũng như tiền bạc. Mỗi vụ thử vũ khí đều được cộng đồng quốc tế xem là hành động khiêu khích. Triều Tiên đã phải đối mặt với các trừng phạt của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và cả Mỹ.
Các biện pháp trừng phạt sẽ gây sức ép tối đa với Bình Nhưỡng và buộc nước này phải ngồi vào vòng đàm phán.
Ba cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un vào năm 2018, 2019 và sau đó là cuộc gặp diễn ra ngắn tại khu phi quân sự chia cắt hai miền Triều Tiên vào tháng 6/2019 đều không thành công như mong muốn và nền kinh tế của đất nước vẫn chưa mang lại thịnh vượng cho người dân như đã hứa hẹn.
Và đến hiện tại, Bình Nhưỡng vẫn tiếp tục thử nghiệm vũ khí mặc dù không phải là tên lửa đạn đạo tầm xa có thể vươn tới Mỹ.
Nền kinh tế Triều Tiên vẫn gặp khó khăn. Các biện pháp trừng phạt vẫn tiếp tục phải áp dụng và đang khiến Bình Nhưỡng không thể cải thiện triển vọng kinh tế.
Theo hãng CNN, ngày 1/1/2020, Triều Tiên đã trải qua 4 năm trong kế hoạch 5 năm thực hiện và kinh tế nước này vẫn chưa đạt được bước tiến đáng kể nào. Đại dịch toàn cầu vẫn diễn biến phức tạp và mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn.
Theo Tổ Quốc