Thả lỏng bản thân, đừng việc gì cũng ôm đồm vào người. Những việc không mang lại giá trị riêng cho bạn, nên sớm gạt bỏ.
Bạn đã bao giờ nhận ra một sự thật rất phũ phàng này chưa? Những người bận rộn thì ngày một bận rộn hơn!
Ví dụ: Một số người tăng ca từ tận sáng sớm đến tối mịt, vẫn chưa kịp nghỉ ngơi thoải mái, ngủ một giấc đã bắt đầu ngày mới.
Ngày hôm sau họ cũng không còn sức lực để làm nữa, phải tăng ca để hoàn thành công việc được giao. Vì thế lại bước vào một vòng luẩn quẩn mới.
Có một số người làm đến hai, ba công việc bán thời gian để kiếm tiền. Nhưng thể chất họ dần kiệt quệ, thời gian dư dả cũng không có, vì thế không kiếm ra được bao nhiêu tiền.
Tại sao lại như vậy?
Chỉ khi chúng ta có thể tự vượt qua được chướng ngại tâm lý và tầm nhìn hạn hẹp của mình, chúng ta mới có thể thoát khỏi cái vòng luẩn quẩn làm việc mù quáng đó.
Khi một người bận rộn mà không có phương hướng chính xác, anh ta khó có thể nghĩ ra điều gì là quan trọng nhất, điều gì nên ưu tiên!
Đồng thời, bởi vì quá bận rộn, mà dẫn đến việc lười suy nghĩ.
Những nhà quản lý nào chỉ biết làm kinh doanh mà quên mất việc phải đào tạo người. Kết quả sau này sẽ ngày càng mệt mỏi hơn, bởi vì hiệu suất của một cá nhân không tốt, nguyên tập thể đều như thế, cả công ty không thể nào khá hơn được.
Có người làm một lần hai, ba công việc bán thời gian, nên trí tuệ, tinh thần, sức lực bị giảm sút.
Càng đáng sợ hơn là, những công việc bán thời gian đó không hề đem lại cho họ tiềm năng phát triển nào.
Trên thực tế, rất nhiều người biết rõ việc mình làm là thế nào, nhưng họ lại lựa chọn nhắm mắt làm ngơ, vì ngại thay đổi thực tế.
Chúng ta nên nhớ một điều: Người kiếm tiền giỏi phải biết nới lỏng chân ga đúng lúc!
Thả lỏng bản thân, đừng việc gì cũng ôm đồm vào người. Những việc không mang lại giá trị riêng cho bạn, nên sớm gạt bỏ.
Khi bạn cảm thấy đang đánh mất giá trị cá nhân, vậy hãy sớm xem lại vấn đề nằm ở đâu?
Ví dụ: Một trong những điều quan trọng nhất của một người quản lý là đào tạo con người, khả năng của một người là có hạn, nhưng mục tiêu thì không ngừng tăng lên.
Chỉ khi mỗi người trong nhóm đều tài giỏi, thì mục tiêu của nhóm mới sớm hoàn thành tốt được.
Ngoài ra, chúng ta cũng nên dành thời gian nhất định để suy nghĩ và học hỏi mỗi ngày, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cốt lõi của mình.
Khi nào cần phải “đạp phanh”?
Khi bạn thấy mình bận rộn đến mức không còn thời gian để phát triển, khi bạn cảm thấy công sức bản thân bỏ ra đều không có tác dụng gì, hay khi bạn cảm thấy vô cùng chán nản về cuộc đời. Hãy cố gắng “đạp phanh” đúng lúc, bạn có thể đạp phanh và dừng lại vòng lặp bất tận này.
Bạn cũng có thể lựa chọn đi nghỉ ngơi dài hạn ở đâu đó. Trong khoảng thời gian này, suy nghĩ kĩ về việc mình cần làm sắp tới, học hỏi và tích trữ năng lượng tích cực cho bản thân, tránh rơi vào tình trạng “burn out”.
Tuy nhiên, muốn “đạp phanh” cũng cần rất nhiều quyết tâm. Vào những thời điểm quan trọng nhất, đó cũng là liều thuốc mạnh để giải thoát bản thân khỏi hoàn cảnh hiện tại.
Nếu bạn đã quyết định tham gia trò chơi, bạn sẽ bị buộc tiến về phía trước. Thế nên bạn chỉ có thể phá vỡ quy tắc trò chơi để tự mình thoát ra và tìm đến một thế giới rộng lớn hơn.
Nâng cấp tư duy, giảm tính tiêu cực!
Khi chúng ta nâng cấp được tầng năng lượng, tư duy của bản thân. Chúng ta có thể giảm được sự mơ màng, mất phương hướng lúc trước.
Nhưng muốn nâng cấp được tư duy, điều quan trọng đòi hỏi bạn cần làm là phải thực hành!
Tư duy hệ thống gồm 3 điểm: Tư duy sâu sắc, tư duy năng động và tư duy toàn cục.
Tư duy sâu sắc:
Cái gọi là tư duy sâu sắc, nghĩa là bạn phải nắm được bản chất của sự vật, hiện tượng.
Nếu bạn là người quản lý, bạn phải có kĩ năng giải quyết vấn đề. Phải tự hỏi bản thân: “Làm gì để có thể đạt được mục tiêu cá nhân?”
Tư duy năng động:
Một người đánh giá sai một vấn đề, không phải vì anh ta biết quá ít, mà là vì anh ta quá tin vào những gì thấy được trên mạng xã hội.
Nhưng bạn nên biết rằng, những thứ đăng trên mạng chỉ mới là phần nổi, còn những tảng băng chìm mà chúng ta chưa để ý tới.
Lúc này, chúng ta phải có sự linh hoạt trong tư duy. Tin những điều cần tin, đừng để sự thật bị che mờ.
Tư duy toàn cục:
Nhiều người luôn nhìn vấn đề ở góc độ phiến diện, chẳng hạn khi lãnh đạo đưa ra quyết định, người bên dưới cho là vô lý.
Nhưng kì thật bởi vì họ chưa đứng từ góc độ của lãnh đạo mà suy xét vấn đề thôi!
Với mỗi vị trí khác nhau, chúng ta phải có những tư duy không giống nhau.
Lúc phân tách mục tiêu cũng phải có tư duy tổng thể, làm tốt công việc công tác của chính mình.
Vậy nên mới nói, tư duy và thái độ là thứ rất quan trọng. Chúng ta phải không ngừng nâng cấp tư duy, bứt phá khỏi ranh giới của chính mình, để không tự mắc kẹt trong những suy nghĩ hạn chế!
Theo Cẩm Thi–Thể Thao Văn Hóa