Một số loại chảo có thể mua được với giá rất rẻ, trên thực tế, không phải là chiếc chảo chất lượng cao mà chứa đầy kim loại nặng, dễ tử vong.
Là người yêu thích ẩm thức, thích chuyện ăn uống và nấu nướng, chị em có thể sử dụng đến hàng chục loại chảo để nấu ăn, kể cả chảo chống dính, inox hay tráng men… Trong đó, không ít người sử dụng chảo sắt vì tuy hơi nặng nhưng rất dễ sử dụng, bền… Khi bị hoen rỉ, nhiều người còn dùng để luộc trứng, luộc rau… vẫn rất tiện dụng và ngon miệng.
Không chỉ có vậy, nhiều người còn dùng chảo sắt, nồi sắt để nấu ăn vì tin đây là một trong những cách bổ sung sắt cho cơ thể.
Chị Ngân (Hà Đông, Hà Nội) kể, con chị từ lúc 18 tháng tuổi đi khám đã bị thiếu máu do thiếu sắt ở mức độ trung bình. Ngoài việc bổ sung sắt theo đơn kê của bác sĩ, chị đôn đáo tìm nhiều cách khác nhau để bổ sung sắt cho con như ăn tiết động vật, ăn hoa quả, rau có màu đỏ… Không chỉ có vậy, chị còn cẩn thận mua luôn cả chảo sắt về chiên xào đồ ăn với hi vọng con sẽ được hấp thu thêm lượng sắt cơ thể cần.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) khẳng định, trên thực tế, điều này không đúng với tất cả các loại xoong nồi, chảo sắt.
Các món chiên trong chảo sắt có hương vị rất thơm, nhưng trên thị trường có rất nhiều sản phẩm là chảo sắt thủ công, hoàn toàn không phải là chảo sắt có công dụng chữa thiếu máu thiếu sắt như nhiều người nghĩ.
Một số loại nồi sắt trên thị trường có thể mua được với giá rất rẻ, trên thực tế, không phải là chảo sắt chất lượng cao mà chứa đầy chất độc vì toàn kim loại nặng, khi sử dụng làm tăng nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe.
Một số loại nồi sắt trên thị trường có thể mua được với giá rất rẻ, trên thực tế, không phải là chảo sắt chất lượng cao mà chứa đầy chất độc vì toàn kim loại nặng.
Vì sao loại chảo sắt, nồi sắt này lại độc đến vậy?
Theo chuyên gia, những chiếc chảo sắt, nồi sắt độc hại kiểu này thường được sản xuất bởi những người buôn bán vô đạo đức, tái chế các thùng chứa vật liệu nguy hiểm như tấm sắt vụn và thùng rác thải hóa học để làm chảo sắt, giúp tối ưu chi phí.
Chuyên gia nhận định, vì những nguyên liệu thô này chứa một lượng lớn kim loại nặng như chì, cadmium, thủy ngân, asen… các chất độc hại nên các chất độc hại sẽ kết tủa vào thực phẩm khi nấu ở nhiệt độ cao, biến thức ăn thành chất độc.
Nếu dùng chảo sắt như vậy để nấu nướng, sử dụng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tổn thương chức năng thận và các bệnh khác, cực kỳ có hại cho sức khỏe, tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong cao.
Nếu dùng chảo sắt như vậy để nấu nướng, sử dụng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư, tổn thương chức năng thận và các bệnh khác.
Làm sao nhận biết nồi sắt, chảo sắt được làm từ những chất độc hại?
- Hình dáng bất thường
Nồi sắt, chảo sắt sẽ trải qua một lớp xử lý thấm nitơ (tức là phản ứng oxy hóa khi xử lý ở nhiệt độ cao) khi rời khỏi nhà máy.
Chức năng chính của nó là ngăn chặn nồi sắt bị rỉ sét và ăn mòn. Sau khi một chiếc chảo sắt tốt được thấm nitơ, bề mặt của nó sẽ có màu đen hoặc xám, màu sắc của toàn bộ chiếc chảo sẽ đồng nhất.
Nồi sắt chứa chất độc hại không có quá trình này, tức là chưa qua xử lý nhiệt độ cao nên màu sắc của nó không phải là phản ứng oxy hóa do nhiệt độ cao gây ra mà là màu xanh lam được phun lên trên.
Chảo sắt chứa chất độc sẽ chưa qua xử lý nhiệt độ cao nên màu sắc của nó không phải là phản ứng oxy hóa do nhiệt độ cao gây ra mà là màu xanh lam được phun lên trên.
Sau khi quan sát cẩn thận, bạn sẽ thấy trên bề mặt có một lớp sơn dường như được phun lên. Những lớp sơn này sẽ hòa tan trong điều kiện nhiệt độ cao và axit, kiềm. Sau khi chà bằng cọ xoong dạng búi thép, các vết xước trông hơi giống được sơn lên cho thấy hình ảnh sắt bong tróc.
- Khi rang khô sẽ có mùi nồng
Nếu nồi sắt có độc, đặt trên bếp lửa đun khô thì mùi hôi rất nồng, khói xanh rất hăng do thuốc, nhựa hoặc mùi sơn từ sản phẩm tái chế. Sau khi đun khô tự nhiên trên bếp lửa sẽ có màu đen hoặc xám đen bởi tạp chất như chì chứa trong đó.
Trong khi một chiếc nồi sắt tốt sẽ bị oxy hóa sau khi nung ở nhiệt độ cao và biến thành oxit sắt, thường có màu hơi xanh.
Nếu nồi sắt có độc, đặt trên bếp lửa đun khô thì mùi hôi rất nồng, khói xanh rất hăng do thuốc, nhựa hoặc mùi sơn từ sản phẩm tái chế.
- Xuất hiện vật lạ khi bị trầy xước
Dùng vật cùn cạo bề mặt nồi, sau đó dùng khăn giấy lau chỗ bị xước. Rõ ràng trên khăn giấy có chất giống như kim loại, cùng màu với nồi.
Để có một chiếc nồi sắt tốt, hãy dùng một vật cùn cạo chiếc nồi, sau khi lau bằng khăn giấy vẫn thấy sạch sẽ. Từ đó, bạn có thể phân biệt rõ ràng liệu nồi sắt có chứa kim loại nặng vượt tiêu chuẩn hay không.
- Có sự khác biệt về âm thanh
Âm thanh khi gõ vào của nồi sắt đích thực vang rõ, vang xa, trong khi âm thanh của nồi sắt độc lại ù ù.
Theo Tuấn Minh-Theo PNS