Nhận thức khác nhau, tranh biện, cãi cọ sẽ chỉ là sự tiêu hao năng lượng không cần thiết. Không bằng im lặng hoặc dửng dưng một nụ cười bỏ qua.
Thời Xuân Thu, Lão Tử là một người có đạo đức vô cùng cao thượng, tấm lòng khoáng đạt, bao dung, tư tưởng khác biệt, là một người có đạo đức phi phường, một nhà triết học uyên bác, vì vậy danh tiếng vang vọng khắp thiên hạ, được ca tụng là bậc Thánh nhân.
Một ngày nọ, có vị học giả tên Thổ Thành Khởi tới viếng thăm Lão Tử. Ông thường nghe mọi người ca tụng Lão Tử, nên cảm thấy vô cùng tò mò và tự hỏi, lẽ nào đạo đức và học thức của Lão Tử thực sự phi thường như vậy? Vì vậy, ông ta không quản đường xá xa xôi đi hàng ngàn dặm để tìm đến nhà của Lão Tử. Nơi sinh sống của Lão Tử rất đơn sơ, nhà cửa rách nát và trông bẩn thỉu.
Vị học giả nhìn thấy vậy, trong lòng cảm thấy không vui, liền nói với Lão Tử: “Tôi nghe nói ông là người có học thức cao lại có trí huệ, là một nhà đạo đức học, vì ngưỡng mộ danh tiếng nên không quản ngàn dặm tìm tới đây. Tuy nhiên tới đây rồi tôi lại thấy rất thất vọng, nhà ông giống như cái ổ chuột, chẳng khác mấy so với chuồng trâu, chuồng lợn. Tôi không biết như vậy còn điều gì đáng để tôi tới thỉnh giáo ông? Thật là thất vọng! “
Nói xong, nhìn thấy Lão Tử dường như không có phản ứng gì nên vị học giả quay đầu bỏ đi.
Trên đường về, tâm vị học giả không thể tĩnh lại, không ngừng suy nghĩ: “Trong lòng mình dường như có gì đó rất kỳ lạ. Về lý mà nói, thanh danh của Lão Tử vang dội siêu thường như vậy, mình đến trước mặt ông ấy, sao lại cảm thấy nơi đó không có gì là đặc biệt. Hơn nữa mình dùng những lời lẽ châm chọc ông ta như vậy, dường như ông ấy cũng không có phản ứng gì. Nếu nói rằng mình đã thắng, thì sẽ cảm thấy vui vẻ, nhưng ngược lại bản thân mình lại cảm thấy trống rỗng, đó là đạo lý làm sao nhỉ?”
Vị học giả suy đi nghĩ lại nhiều lần. Ngày hôm sau, ông ta không nhịn được lại quay lại gặp Lão Tử và hỏi: “Kỳ lạ, hôm qua tôi tới thỉnh giáo ông, không khách khí với ông và nói những lời xúc phạm, nhục mạ tới ông như vậy, tại sao ông không có phản ứng gì cũng không tức giận?”
Lão Tử ung dung tự tại đáp: “Cái gì mà thánh nhân với không thánh nhân? Ta đã sớm coi nó là một chiếc giày rách nát vứt nó ra xa rồi. Danh phận sớm đã không có chút liên hệ nào với ta nữa. Nếu ta là một người đắc đạo chân chính, bất luận ông gọi ta là trâu, là ngựa hay chuột cũng có liên quan gì tới ta? Đây đều là những việc không quan trọng”.
***
Làm thế nào để đối đãi với những người không thích bạn? Trong cuộc sống thường ngày, đôi khi chúng ta sẽ gặp phải tình huống giống như Lão Tử. Hãy suy ngẫm lại những điều Người làm và những điều Người nói.
Đừng bao giờ tranh cãi với những người có nhận thức khác biệt, bạn chỉ cần làm tốt việc bản thân cần làm, thản nhiên đối đãi với mọi chuyện, luật nhân quả sẽ giúp bạn sáng tỏ.
Không biện giải tranh cãi không có nghĩa là bạn đuối lý, chột dạ đó là vì thanh giả tự thanh, tâm và thân đoan chính ngay thẳng, phẩm chất chính trực, sẽ có một ngày được thời gian kiểm chứng.
Nhận thức khác biệt, không cần phải biện minh
Trong thiên “Thu thủy” Trang Tử từng giảng một câu như sau: “Hạ trùng bất khả dĩ ngữ băng” ý nghĩa là: đừng nên nói về băng tuyết với những con côn trùng của mùa hè. Những con côn trùng đó không thể sống được tới mùa đông, làm sao có thể biết mùa đông như thế nào?
Ngăn cách bởi quá nhiều trở ngại, việc giao tiếp chia sẻ là bất lực và cần thời gian lâu dài; nhận thức khác nhau, tranh biện, cãi cọ sẽ chỉ là sự tiêu hao năng lượng không cần thiết. Không bằng im lặng hoặc dửng dưng một nụ cười bỏ qua.
Tần số đạo đức khác nhau, sẽ âm thầm xa lánh
Zola và Cezanne là những người bạn thời thơ ấu, lớn lên, một người trở thành họa sĩ và người kia trở thành nhà văn. Đường đời của hai người là khác nhau, và sự khác biệt giữa cả hai cũng dần tăng lên.
Zola không hiểu những bức tranh của Cézanne, cho rằng những bức tranh của Cézanne có màu sắc thô tục và nét vẽ mãnh liệt, không quá theo trường phái Ấn tượng như chủ nghĩa Fauvism. Anh ta thậm chí còn phỉ báng Cezanne trong tiểu thuyết của mình. Những họa sĩ trong tiểu thuyết là những kẻ kiêu ngạo và ngạo mạn, cho rằng họ là thiên tài của thế giới.
Cezanne không ngờ rằng nghệ thuật và sự theo đuổi của mình lại trở nên khó chịu trong mắt bạn bè. Từ đó hai người chia tay và không liên lạc với nhau.
Chúng ta cần đánh giá cao mọi người, ngay cả khi bạn không thích người ta, thì ít nhất bạn nên hiểu rằng họ sẽ có những lợi thế mà bạn không có trong thời điểm hiện tại.
Hãy nhớ rằng, càng không thích ai đó, bạn càng phải thể hiện sự tu dưỡng bản thân, bởi vì mọi thứ chúng ta làm là để đề cao bản thân chứ không phải để hạ thấp, chê bai người khác.
Theo Vision Times-Bình Nhi biên dịch