-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Phan Đăng Media co., ltd
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
Chúng ta vẫn thường nghe những lời than kiểu “không có vốn” hoặc “không đủ vốn” khi thử hỏi một ai đó về tiến trình lập nghiệp của họ. Thế nhưng, nếu hỏi lại: bạn sẽ làm gì nếu có 100, 200, hay 300 triệu…, câu trả lời mà chúng ta nhận được lại thường là … lúng túng. Nếu gặng hỏi thêm một chút, câu trả lời sẽ là: mở quán cà phê, quán kem, shop thời trang, nuôi chồn, cá cảnh v.v… Toàn những thứ có vẻ như đang “ăn nên làm ra” trên thị trường. Có người, thậm chí còn gắt gỏng mà rằng:… thì có tiền hãy hay, tiền đâu ra mà nghĩ cho mệt xác.
Đó là những phản ứng hoàn toàn có thật mà người viết bài này đã nhiều lần khảo sát. Quả thật “làm gì?”và “vốn đâu?” là 2 câu hỏi lớn, rất lớn mà trong suốt đời người, dường như bất kỳ ai cũng đã có lần trăn trở.
Làm gì? Làm gì? Làm gì?
… Thì cha truyền còn nối, kiểu “ con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa”. Hoặc… học đi, kiếm được cái bằng rồi cố xin vào một công ty, cơ quan nào đó, nhà nước càng tốt …và… chấm hết. Tất nhiên là cũng có những cá biệt, nhưng không nhiều.
Sao lại thế? Và điều này có chung cho mọi đất nước khác không?
“Văn hóa châu Á khác Âu, Mỹ ở chỗ, người phương Tây chúng tôi luôn sẵn sàng khởi nghiệp, chấp nhận rủi ro thất bại còn các bạn thì không. Điều đó sẽ tạo nên những rào cản để tiếp cận cơ hội và kể cả thành công”
(John Sculley, cựu chủ tịch Pepsico toàn cầu, cựu CEO của Apple)
Không thể phủ nhận sự thay đổi đáng khích lệ bộ mặt kinh tế của đất nước chúng ta hơn 2 thập niên qua. Thế nhưng, chưa cần so sánh với các nước Âu Mỹ, nơi đề cao cá tính, nơi đối với họ “ khác biệt hay là chết” trở thành một chuẩn mực để phát triển. Chỉ cần nhìn vào các nước trong khu vực, chúng ta cũng đã thấy thua sút khá nhiều. Những cụm từ mà báo chí vẫn nhắc đến như “mới chỉ phát triển theo chiều rộng”, hay “số bài báo khoa học của VN được đăng tải rất thấp so với các nước trong khu vực” đã chứng minh cho điều đó. Và nó cũng chứng minh cho một thực tế là GDP của VN những năm gần đây tăng trưởng rất thấp sau hơn chục năm tăng cao chỉ nhờ khai thác tài nguyên, đất đai và lao động giá trẻ.
Lý giải điều này không khó. Một nền văn hóa bị hạn chế bởi ‘trứng không thể khôn hơn vịt” và một nền kinh tế bao cấp cào bằng nhiều chục năm qua đã cản trở những tư duy đột phá. Những thói quen trì kéo đã giam hãm chúng ta từ đời này sang đời khác.
Bạn đã nghe câu chuyện ngụ ngôn này chưa? Có một quả trứng chim ưng, chẳng hiểu vì sao lại lọt vào ổ trứng gà để gà mái ấp. Trong bầy gà con nở ra có một con chim ưng. Chim ưng con sống giữa bầy gà con. Bởi không biết mình khác giống nên trong thời gian đầu nó cảm thấy khá thoải mái với cuộc sống của gà. Thế rồi vào một ngày nọ, nó cảm thấy bất an. Nó bắt đầu nghĩ rằng “mình nhất định không phải là một con gà” nhưng nó chẳng làm gì khác. Nó vẫn cam chịu “bình an” giữa bầy gà đông đúc. Cho đến một hôm, một con chim ưng già dũng mãnh bay ngang qua trại gà. Chim ưng con ngước mắt nhìn lên và bỗng nhiên nó cảm thấy đôi cánh của mình có sức mạnh kỳ lạ. Nó bỗng vươn vai, và thoáng nghĩ: “Trại gà chắc chắn không phải là chỗ của ta. Ta phải bay lên trời xanh, đậu trên những ngọn núi nham thạch”. Từ nhỏ tới giờ nó chưa hề bay nhưng với cách nghĩ như thế, nó cảm thấy nó có một sức mạnh kỳ lạ và một lòng kiêu hãnh dâng trào. Nó giang rộng đôi cánh bay vút lên cao. Từ những ngọn núi thấp, sự phấn khích và lòng kiêu hãnh đã đưa nó bay tiếp lên những ngọn núi cao hơn và cao hơn nữa. Cuối cùng nó bay đến tận trời xanh. Nó phát hiện ra sự vĩ đại của chính mình.
Câu chuyện ngụ ngôn đáng yêu này có để lại trong bạn chút dư vị gì không? Một cuộc khảo sát bỏ túi do người viết bài này thực hiện với câu hỏi tương tự đã cho ra một kết quả đáng thất vọng : 90% số người gọn lỏn mà rằng, chim ưng con có thể cất cánh bởi vì, nó là chim ưng. Thế thôi. 10% còn lại thì im lặng. Phần đông chúng ta đều nghèo bởi vì lẽ này chăng?
Dĩ nhiên chim ưng mới có thể bay lên còn đàn gà thì mãi mãi là gà trên mặt đất. Còn bạn, bạn được sinh ra trên trái đất này, được Thượng Đế ban cho một quyền năng tuyệt vời, đó là được toàn quyền kiểm soát cuộc đời mình, được quyền lựa chọn tương lai, lẽ nào lại định vị cho mình là một “chú gà con” lẫn vào giữa bầy đàn cho người khác dẫn dắt, mà không phải là một chú chim ưng ngạo nghễ giữa trời xanh?
Bạn sẽ bảo: Chim ưng ư? Đâu phải là tôi. Hàng vạn người học hành giỏi hơn tôi, gia đình khá giả hơn tôi chẳng còn “bay” lên được, nữa là tôi. Thật đáng buồn cho kiểu tư duy như thế. Kiểu tư duy này làm tôi nhớ lại câu chuyện “ Đập vỡ pho tượng thần” mà có lẽ nhiều người đã biết. Chuyện rằng có một người nọ rất siêng năng cần mẫn và rất sùng bái thần linh. Trong nhà anh, ở một góc sáng sủa và linh thiêng nhất, anh lập bàn thờ thờ một pho tượng. Hằng ngày, trước khi đi ngủ và trước khi ra khỏi nhà đi làm, anh không bao giờ quên thắp nhang khấn vái pho tượng phù hộ độ trì cho anh làm ăn tấn tới. Tuy nhiên, từ tháng này qua năm khác, mặc mọi khẩn cầu của anh, gia đình anh vẫn cứ nghéo mãi. Một hôm, vì quá tức giận, anh nhắc pho tượng lên và ném thẳng vào tường. Và lạ thay, từ trong pho tượng vỡ, những thỏi vàng sáng lóe rơi ra. Nhặt vàng lên, anh cười, chỉ tay vào pho tượng nát vụn nói lớn: “ Tôi thấy ngài vừa đáng ghét, vừa ngu xuẩn. Lúc tôi tôn thờ ngài thì một chút tốt lành ngài cũng không ban cho tôi. Đến lúc tôi đập vỡ ngài ra thì ngài lại cho tôi bao nhiêu là của cải. vậy là sao?”
Chẳng biết từ bao giờ và vì nguyên cớ gì, hầu như tất cả chúng ta, những người thuộc thế giới phương Đông, nơi bị ảnh hưởng nặng nề của một nền văn hóa “trứng không được khôn hơn vịt” đã xây dựng cho mình những thần linh, những thần tượng cao siêu, để rồi tự nhủ lòng rằng họ hơn ta nhiều lắm, để rồi mãi mãi chẳng dám vượt lên, để rồi “mãi mãi quỳ” để thấy người ta lớn”.
Để có thể đứng lên, bạn phải dám “đập vỡ tượng thần”, phải dám thách thức người khác, như cách nói của ông Charles Bolden, giám đốc Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NaSa) với học sinh trường THPT Hà Nội – Amsterdam vào cuối năm 2012 – Ông bảo: “Các bạn không được sợ thất bại, không được sợ thách thức những người khác. Hãy thách thức các thầy cô. Tôi là thầy giáo không có nghĩa là lúc nào tôi cũng đúng. Ở NaSa cũng vậy. Tôi là sếp ở đó, nhưng không phải lúc nào tôi cũng đúng. Trường học dạy các bạn nhưng tự các bạn phải phát triển tư duy phản biện. Nếu muốn đưa đất nước tiến càng xa càng tốt, các bạn phải có tư duy phản biện, phải tìm cách thức mới trong công việc và những cách thức giúp các bạn cạnh tranh được khắp thế giới…”. Và các bạn cũng nên học cách tư duy của người Do Thái, một dân tộc được cả thế giới ngưỡng mộ: “Điều bình thường đối với người Do Thái là sinh viên tranh luận với giảng viên, nhân viên thách thức ông chủ, binh lính chất vấn sỹ quan và thư ký sửa lưng Bộ trưởng. Đối với họ, những câu hỏi tại sao luôn thường trực trên môi, mọi lúc, mọi vấn đề” (Xin xem thêm bài: “VÌ SAO NGƯỜI DO THÁI LUÔN THÀNH CÔNG”)
“Tại một trường đại học Mỹ, các giáo sư và sinh viên đang chú tâm lắng nghe một người diễn thuyết. Bà nói “Mẹ tôi là một người bị điếc, vì vậy không thể nói chuyện, tâm sự với tôi. Tôi không biết bố tôi là ai, cũng chẳng biết ông còn sống hay đã chết. “Cả hội trường lặng im phăng phắc”. Nếu điều kiện không như muốn, chúng ta có thể nghĩ cách thay đổi. “Bà ngừng nói, lướt mắt nhìn khắp cả hội trường rồi tiếp tục: “Tương lai của mọi người thế nào, không phải vì may mắn, không phải vì môi trường, càng không phải là hoàn cảnh xuất thân. Nếu con người muốn thay đổi hoàn cảnh bất hạnh hiện tại, chỉ cần trả lời câu hỏi đơn giản này: Bản thân bạn hy vọng mình sẽ ra sao – sau đó toàn tâm toàn ý chọn phương án hành động, tiến tới mục tiêu và lý tưởng”. Bà vui vẻ tiếp tục nói: “ Tên tôi là Atailor Merton. Bây giờ tôi đang ở đây với tư cách là Bộ trưởng tài chính Mỹ nói chuyện với mọi người”.
Với tất cả những gì đang diễn ra trong thực tế, các nhà xã hội học đã kết luận rằng “ hoàn cảnh” không phải là yếu tố quyết định sự thành bại của một đời người. Có chăng là “hoàn cảnh” tác động đến tâm lý, tâm lý có thể tác động đến cách nghĩ và cách nghĩ tác động chút ít đến khát vọng. Chính khát vọng chứ không phải là ‘hoàn cảnh” hay một điều gì khác giúp con người có thể bay lên hay mãi mãi bò trên mặt đất
“Anh ta đứng trước mặt tôi trông như mọi kẻ lang thang khác, nhưng nét mặt anh làm tôi có ấn tượng rằng người thanh niên này sẵn sàng và quyết tâm thực hiện bằng được những gì anh ta đeo đuổi. Qua nhiều năm tiếp xúc với đủ loại người, tôi nghiệm ra rằng, khi một người khát khao một điều gì đó, đến mức sẵn sàng đánh đổi bằng cả tương lai của mình, chắc chắn anh ta sẽ thành công…”
Đó là cảm nhận của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison khi lần đầu tiên nhìn thấy Edwin Barnes, một người không hề quen biết, không một xu dính túi, tìm đến gặp mình, với mong muốn trở thành một người cộng tác kinh doanh (chứ không phải làm thuê) với bản thân ông. Chính khát vọng này đã mang lại cho EdWin (và cả Edison) những thành công rực rỡ trên thương trường năm năm sau đó.
Cũng với một khát vọng không gì lay chuyển nổi như thế, để có thể xây dựng nhà máy đóng tàu, người sáng lập tập đoàn Hyundai Hàn Quốc Chung Ju Yung sẵng sàng gạt bỏ mọi cản ngại. Thậm chí, một vị Phó Thủ tướng phụ trách kinh tế củaHàn Quốc thời đó bảo rằng, nếu Hyundai xây dựng được nhà máy đóng tàu, ông ta sẵn sàng đốt cháy 10 ngón tay để lên thiên đường, Chung Ju Yung vẫn “không thèm chấp”. Để có tiền xây dựng, dẫu trong tay chỉ có tấm hình chụp vịnh nước sâu ở quê nhà và một quyết tâm cháy bỏng, ông đã tìm đến nước Anh không hề quen biết. Để rồi, sau những nỗ lực không mệt mỏi, ông đã mang về nhiều chục triệu USD, xây dựng nên nhà máy đóng tàu Hyundai hàng đầu thế giới.
Những câu chuyện như vừa nêu không hiếm. Khát vọng. Mong bạn đừng quên điều đó. Và không ai, không một thế lực nào có thể ngăn trở khát vọng trong lòng bạn, trừ chính bạn. Có thể kể thêm một chút về Macot, người sáng lập tập đoàn dầu mỏ Shell, Anh quốc. Năm 13 tuổi, khi cùng bố buôn bán vỏ sò ở Viễn Đông, nhìn thấy tàu dầu của dòng họ Rokenfelleer dọc ngang trên các đại dương, tỏa khói đen mù mịt, trong đầu ông đã xuất hiện một ý nghĩ: dầu mỏ chắc chắn là ngành buôn bán tốt. Ý nghĩ buôn bán vỏ sò suốt đời lập tức bay khỏi đầu ông. Để có đủ tiền buôn bán dầu mỏ, ngoài kinh doanh vỏ sò, ông bắt đầu chuyên chở than từ Viễn Đông sang bán cho Nhật Bản nhằm tích lũy thêm vốn liếng. Sau đó ông tổ chức công ty dầu mỏ của mình. Vì buôn bán vỏ sò là khởi đầu tốt đẹp cho cơ đồ của ông nên ông đặt tên công ty dầu mỏ là Shell. Khát vọng lớn này đã đưa shell trở thành tập đoàn lớn mạnh cho đến tận bây giờ.
Cơ đồ của tập đoàn Morgan cũng bắt đầu từ khát vọng lớn lao của chàng trai Morgan người Mỹ. Thời trai trẻ, sau khi tốt nghiệp phổ thông, ông xin làm chân bán hàng cho một công ty thương mại. Trên một chiếc thuyền từ New York đến Paris, nghe thấy một người lạ nói rằng việc buôn bán cà phê không còn hy vọng gì nữa và ông ta muốn bán số cà phê mình đang có với giá rẻ. Ban đầu ông định mua số cà phê này cho công ty thương mại của mình nhưng công ty kiên quyết phản đối nên Morgan vay tiền để mua toàn bộ và quyết định tự mình kinh doanh. Sau đó ông lại tiếp tục vay tiền mua thêm cà phê giá rẻ nữa. Không lâu sau đó, Braxin, nước sản xuất cà phê lớn nhất bị thiệt hại năng nề vì sương muối, sản lượng cà phê sụt giảm nghiêm trọng. Giá cà phê thế giới bỗng chốc tăng vọt lên gấp 3 lần. Morgan đã kiếm được rất nhiều tiền từ thương vụ này. Và lịch sử phát triển của tập đoàn tài chính Morgan là sự tiếp nối của những thương vụ đầy khát vọng như vậy.
Khát vọng lớn lao cũng là tiền đề để ông Nguyễn Hữu Phụng, người sáng lập và hiện là chủ tịch HĐQT Công ty thời trang Việt hướng tới một thương hiệu toàn cầu. Ông kể, ngay trong những ngày lăn lộn bán từng chiếc quần Jeans tại khu chợ Tạ Thu Thâu (tp. HCM), trong đầu ông luôn thường trực một câu hỏi: Tại sao các tập đoàn nước ngoài đã xây dựng được những “đế chế” thời trang hùng mạnh mà chúng ta lại không làm được? Phải chăng chúng ta ngu dốt hơn họ? Tại sao chúng ta phải chấp nhận làm thuê cho thiên hạ trong khi 4000 năm lịch sử của mình, dân tộc Việt chưa từng cúi đầu khuất phục một ai?
Những trăn trở đầy khát vọng này đã thôi thúc Nguyễn Hữu Phụng thành lập công ty thời trang Việt và tới nay, thương hiệu Việt của ông đã có một chỗ đứng khá vững vàng trên thị trường.
Một lần nữa xin được nhắc lại: Khát vọng chứ không phải là điều gì khác sẽ thúc đẩy bạn tiến về phía trước. Và, để có thể biến khát vọng sang giàu thành tài sản hiện hữu, các học giả hàng đầu thế giới khuyên chúng ta hãy tự xây dựng cho mình 6 bước sau đây:
-
- Xác định trong tâm trí mình số tiền chính xác mà bạn muốn có. Đừng bảo rằng bạn muốn có rất nhiều tiền mà phải là một con số cụ thể. Một con số mơ hồ sẽ tạo ra một kế hoạch mơ hồ và với một kế hoạch mơ hồ như thế, bạn sẽ chẳng đi tới đâu được cả.
- Xác định rõ xem bạn định đánh đổi điều gì để có được số tiền mình muốn. Bạn biết rõ là mọi thứ đều có giá của nó. Ví dụ: thời gian là hữu hạn. Nếu muốn dành hết thời gian cho công việc, những cuộc bù khú bạn bè có lẽ không còn…
3 Xác định rõ ngày bạn có số tiền đó
-
- Xây dựng kế hoạch cụ thể để thực hiện khát vọng của mình và bắt tay vào ngay để thực hiện.
- Viết ra giấy một bản tuyên bố rõ ràng và ngắn gọn, trong đó ghi rõ số tiền mà bạn muốn có, thời hạn để đạt được số tiền này, cái giá bạn phải trả và kế hoạch cụ thể để hành động.
- Đọc to bản tuyên bố 2 lần mỗi ngày (trước khi đi ngủ và ngay sau thức dậy).
Trong 6 bước kể trên, bước thứ 6 quan trọng nhất. Hành động này có tác dụng khắc ghi vào tâm trí bạn một khát vọng không ngừng. Nó ám thị vào tâm trí bạn, buộc tiềm thức của bạn tiếp nhận liên tục thông điệp này. Để rồi một ngày nào đó, tiềm thức sẽ lên tiếng giúp trí tuệ hiện hữu của bạn tìm ra giải pháp tốt nhất. Đây cũng là cách mà hơn 2000 năm trước Ngô Phù Sai áp dụng để nuôi chí báo thù Việt Vương Câu Tiễn. Chuyện rằng, năm 496 TCN, nước Ngô và nước Việt đánh nhau, Ngô Vương bị thương qua đời. Là cháu nội Ngô Vương, Ngô Phù Sai lên thay. Để không quên mối thù này, Phù Sai cho người luôn túc trực 2 bên cửa phòng ông. Mỗi lần ông ra vào, người đó phải la lên: Phù Sai, ngươi quên mối thù giết ông nội rồi sao?. “Phù Sai trả lời: ta không dám quên”. Cứ thế tháng này qua năm khác, Phù Sai không quên ngày đêm luyện tập, không hề sao nhãng việc triều chính. Để rồi hơn 3 năm sau báo thù được nước Việt, bắt vợ chồng Câu Tiễn về làm đầy tớ.
Bạn đã chấp nhận 6 bước kể trên? Bạn cũng chấp nhận làm theo cách mà ngày xưa Ngô Phù Sai đã làm để báo thù nước Việt (một trong những nước thuộc Trung Hoa thời Xuân Thu chiến quốc, không phải là nước Việt chúng ta). Và lúc này bạn sẽ thấy rằng, bước thứ 4, bước xây dựng kế hoạch là khó nhất. Đến lúc này, câu hỏi Làm Gì xuất hiện.
“Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng trái đất lên”. – Đó là câu nói nổi tiếng của nhà bác học Ácsimet khi bàn về nguyên tắc đòn bẩy trong vật lý. Còn trong kinh doanh, một nhà kinh tế cũng đã từng phát biểu “ Hãy cho tôi một ý tưởng sáng giá, tương lai của bạn sẽ hoàn toàn đảm bảo”. Cũng với ý tương tự, nhà kinh tế học Woolj C Roth quả quyết rằng: “ Trong kinh doanh, vốn liếng và kinh nghiệm không phải là quan trọng nhất. Hai thứ đó người ta đều có thể có được không sớm thì muộn. Cái quan trọng là những ý tưởng.
Ngày 23.9.1989, Sabeer Bhatia đặt chân đến phi trường Los Angeles từ Bagalove, Ấn Độ. Anh đến Mỹ lúc vừa 19 tuổi, không quen biết bất kỳ ai, trong túi chỉ có 400USD và một học bổng do Học viện kỹ thuật Califonia cấp.
Bốn năm sau, với tấm bằng tốt nghiệp, anh và Jack Smith xin vào làm kỹ sư phần cứng cho hãng Apple. Thung lũng Silicon ngày đó đầy rẫy những câu chuyện trở thành triệu phú trong một sớm một chiều nhờ những ý tưởng sáng tạo nào đó. Ngày nào anh và Smith cũng kể cho nhau nghe một vài kỳ tích của thung lũng huyền thoại này rồi kết luận: nếu không nảy ra một ý tưởng đáng giá nào đó thì có lẽ cuộc đời họ sẽ là chuỗi ngày dài làm công buồn tẻ.
Tháng 12-1995, Smith đang trên đường lái xe về nhà bỗng nảy ra ý tưởng xây dựng một hộp thư điện tử miễn phí, ai vào cũng được, đọc từ đâu cũng được trên Internet. Smith vội vàng gọi điên cho Bhatia. Bhatia bảo: “Jack, cúp máy ngay. Về nhà hãy gọi cho tớ bằng điện thoại riêng nhé”. Suốt đêm hôm ấy, sau khi trao đổi qua điện thoại với Smith, Bhatia không ngủ. Anh ngồi soạn toàn bộ kế hoạch kinh doanh, dựa trên ý tưởng hai người vừa thảo luận. Với bản kế hoạch này,với 300 ngàn USD mà họ tìm được từ một qũy đầu tư mạo hiểm ( sau 39 lời mời đầu tư không được chấp nhận), chưa đầy hai năm sau, dự án của Bhatia đã mang về cho anh 400 triệu đô la Mỹ từ đại gia Microsoft.
Với thành công này chàng trai người Ấn Độ thậm chí còn được các bạn bè anh đề nghị dựng tượng ngay khi anh chưa bước qua tuổi 38.
Không có được kết quả ngoạn mục như Bhatia, một người được học hành tử tế từ thung lũng Silicon, chàng trai Bobby lại thành công kiểu khác. Là một người bị đánh giá là “kẻ thất bại” và không làm được điều gì ra hồn, năm 17 tuổi Bobby quyết định bỏ học và gia nhập quân đội đến Hàn Quốc tham chiến. Trong một trận chiến ở đây, ông bị thương và buộc phải xuất ngũ với một cơ thể đầy sẹo cùng bao ký ức không mấy vui về gia đình và cuộc sống. Thêm vào đó, ông lại chẳng có nghề ngỗng gì ngoài khả năng cầm súng. Ai có thể nghĩ rằng lúc ấy ông dám ước mơ trở thành triệu phú.
Năm 1959, vợ chồng Bobby trúng thưởng một chuyến du lịch ở bang Florida . Khi hai vợ chồng ông vừa bước vào băng ghế trước của một chiếc xe hơi mà họ ao ước từ lâu nhưng chưa đủ tiền mua, người tài xế vội bảo: “Xin ông bà chùi bớt cát trên giầy”. Trong lúc cả hai bối rối và ngượng ngùng thì người tài xế đã đặt một tấm bìa trên sàn xe để bảo vệ sàn xe khỏi lấm bẩn. Ý tưởng thiết kế loại thảm dùng một lần chợt ra đời ngay lúc ấy trong đầu Bobby. Sản phẩm sẽ giúp khách hàng tránh được lúng túng mà vợ chồng ông vừa trải qua. Nghĩ là làm, ngay sau chuyến du lịch, Bobby đã phác thảo kế hoạch chi tiết và tìm đến các ngân hàng để xin vay vốn cho việc kinh doanh này. Sau những khó khăn vì bị từ chối, cuối cùng ông cũng tìm được ngân hàng cho vay. Chẳng bao lâu sau Bobby nhận được đơn đặt hàng thảm chùi chân khắp nơi trên nước Mỹ. Công việc kinh doanh tiến triển tốt đẹp và danh sách những nhà triệu phú của nước Mỹ đã có tên Bobby..
Những ý tưởng làm nên tiền bạc như vậy nhiều vô kể . Và lúc này bạn sẽ bảo : Ừ, thì có một ý tưởng sáng giá là rất tuyệt, nhưng dễ gì có được những ý tưởng như thế.
Phải, không dễ, nhưng cũng không quá khó. Nếu bạn thật sự tin thì không gì là không thể.
Các ý tưởng lớn thường đến từ những người không bị “tối tăm mặt mũi” vì công việc và có thời gian để suy nghĩ. Những người này không phải tham dự những buổi hợp, không nghe điện thoại, cũng như không bàn tán về việc kinh doanh. Điều này không có nghĩa là những người “nảy sinh ý tưởng” phải ngồi trong văn phòng suốt 8 tiếng đồng hồ. Thay vào đó,họ để tâm trí mình được tự do thoải mái và có thể tham gia vào những hoạt động không liên quan đến công việc, chẳng hạn như: dạo quanh các cửa hàng, thưởng thức cà phê Starbucks, vài tiếng đồng hồ tĩnh tâm trong một giáo đường yên ắng – những điều mà chính tác giả của bài viết này đã từng thực hiện không ít lần.
Steve Ross, nguyên Tổng giám đốc điều hành rất thành công của Time Warner, đã từng nói với các nhân viên cấp quản lý của mình rằng: Nếu bất cứ khi nào ông đột xuất bước vào phòng làm việc của họ và bắt gặp họ đang ngã người ra ghế, gác cả hai chân lên bàn và đăm chiêu suy nghĩ, ông sẽ thưởng cho họ ngay lập tức. Ông giải thích: “Tôi trả tiền cho những người giữ vị trí quản lý cấp cao là để họ suy nghĩ xem làm cách nào để công ty này phát triển tốt hơn, chứ không phải chỉ để làm công việc hàng ngày. Việc đó thì ai cũng có thể làm được”.
Sau đây là những phương cách để có thể
tìm được ý tưởng kinh doanh đắt giá:
Ngạn ngữ có câu: “Trăm bó đuốc cũng phải vớ được con ếch”, tăng cường số lượng ý tưởng sẽ tăng cao chất lượng. Về thực chất, các sáng kiến có chất lượng cao rất khó ra đời trên cơ sở một số lượng ít. Vì vậy muốn có sáng kiến giá trị cao thì trước hết lấy số lượng thật nhiều để sàng lọc tuyển chọn. Nếu bắn trúng hồng tâm một lần trong 50 lần thì bạn sẽ trở thành triệu phú.
Một ý tưởng kinh doanh tốt phải thể hiện được hai phần sau:
-
-
- Phải có cơ hội kinh doanh, nghĩa là có khả năng hái ra tiền.
- Phải có tính khả thi đối với bạn, tức là bạn phải có những kỹ năng và nguồn lực để phát triển nó.
-
“Để có thể bắt đầu, các bạn phải trả lời được câu hỏi: “1. Khách hàng có những vấn đề nào mà mình giải quyết tốt hơn đối thủ (nếu bạn không chỉ ra được thì bạn sẽ khó mà cạnh tranh)? 2. Lợi nhuận của công ty sẽ được sinh ra ở bộ phận nào? 3.Chúng ta cần bao nhiêu vốn để vận hành bộ máy? 4. Bạn có thể diễn ta mô hình kinh doanh của công ty mà không cần bảng biểu phức tạp chứ? 5. Bạn có đang cố gắng thật sự để tạo ra một tổ chức có thể vận dụng cơ hội nhanh gọn và có tiềm năng mở rộng?”
(Trích trả lời P/V báo Tuổi Trẻ tp.HCM của John Sculley, cựu chủ tịch Pepsico toàn cầu, cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Apple)
Bạn cần lưu ý: Phải có cơ hội kinh doanh là điều kiện tiên quyết. Một số ý tưởng có khả năng kiếm được nhiều tiền, nhưng bạn không có khả năng thực hiện do thiếu kỹ năng hay nguồn lực, bạn có thể chào bán nó cho những người mà bạn đánh giá là có khả năng, nguồn lực, hoặc mời họ kết hợp hay cộng tác với bạn (thông qua mục “cơ hội hợp tác” trên báo Mua Bán để mời gọi là một trong những cách làm hữu hiệu). Đây là điều nhiều người đã làm và rất thành công.
Một ý tưởng kinh doanh tốt là một ý tưởng phù hợp với nhu cầu của con người và phải giải quyết được những vướng mắc của họ. Suy nghĩ về một ý tưởng kinh doanh hữu hiệu là suy nghĩ về những khó khăn mà mọi người gặp phải. Bởi vậy, hãy khai thác ý tưởng từ những vấn đề sau:
*Từ mình suy ra người khác, từ những khó khăn mà bạn gặp phải. Hãy xem những vấn đề gì mà bạn gặp khi mua các sản phẩm hoặc dịch vụ tại địa phương, hay những vấn đề mà bạn gặp phải trong sinh hoạt hằng ngày.
“Vào giữa thế kỷ 19, tin tức về việc phát hiện ra mỏ vàng đã lan truyền đến Mỹ. Rất nhiều người khi nghe được tin này đã không giấu nổi sự thèm muốn, họ tranh nhau tiến về nơi có vàng và cơn sốt đãi vàng nhanh chóng hình thành. Cũng trong “đoàn quân” ấy, ông nông dân Yamde chỉ sau thời gian ngắn đã bỏ ngay công việc tìm vàng, chuyển sang công việc tìm nước. Ông tìm cách đưa nước từ sông về các ao chứa nước,qua xử lý đã trở thành nước uống và nước sinh hoạt trong lành. Sau đó, ông đóng nước vào thùng to, bình nhỏ đem bán cho những người tìm vàng. Kết quả chỉ sau thời gian rất ngắn ông đã kiếm được bộn tiền nhờ việc bán nước. Trong khi nhiều người phải nhịn đói nhịn rét, lưu lạc tha hương vì không tìm thấy vàng thì Yamde lại trở thành triệu phú trẻ.
Yamde thành công chính là đã áp dụng chiến thuật “ Dĩ thoái vi tiến” – lấy lùi để tiến, tìm nước để giải quyết vấn đề thiếu nước cho những kẻ ham muốn đào vàng, từ đó phát tài, giàu có”.
* Khó khăn trong công việc. Khi làm việc cho các đơn vị, cơ quan khác, bạn nhìn thấy những khó khăn, hạn chế ảnh hưởng đến công việc của bạn. Đó cũng là cơ hội để nảy sinh ý tưởng kiếm tiền. Ví dụ, một anh bạn làm việc trong một siêu thị. Ở đó, nhu cầu chuyên chở nhiều mà mỗi lần chở hàng thì phải thuê xe. Có lúc điện thoại xong gần 1 giờ sau xe mới đến, làm cản trở quá trình thực hiện công việc của anh. Anh đã nghĩ ra cách gom góp tiền mua mấy chiếc xe tải chở hàng cho siêu thị. Bây giờ anh đã có trong tay một đội xe tải gồm 12 chiếc, chuyên làm công việc này và “kiếm ăn” cũng khá.
* Những vấn đề nổi lên nơi bạn làm việc cũng có thể nổi lên ở các doanh nghiệp tương tự. Bạn có thể kinh doanh bằng cách tìm ra giải pháp rồi bán giải pháp đó cho công ty khác. Ví dụ, một anh bạn làm kế toán trong một công ty, lại giỏi về tin học, anh thấy công việc kế toán sao mà không được đơn giản hóa nhờ vào sự phát triển của tin học. Lúc đầu anh viết phần mềm kế toán cho công ty anh đang làm việc, sau đó anh đem phần mềm này bán cho nhiều công ty khác. Và bây giờ anh là giám đốc của một công ty viết phần mềm có cỡ ở thành phố.
* Các vấn đề mà người khác gặp phải. Lắng nghe những lời phàn nàn của họ để tìm hiểu họ có những nhu cầu và khó khăn gì. Ví dụ như khi bạn đi ăn tiệc tại một gia đình trong thôn, bạn nghe các cụ nông dân than phiền về nạn rầy nâu đang phá mùa màng, thuốc trừ rầy lại khó tìm quá và giá cả thì quá cao. Như vậy bạn nên tức khắc tìm cách để khắc phục khó khăn cho họ.
Chuyện kể rằng, tại Nhật Bản công ty Furashi chuyên kinh doanh các mặt hàng văn phòng phẩm: giấy ,bút, dập ghim, ghim cài công văn, thước kẻ. Lãi nhỏ, số lượng tiêu thụ ít, lề lối làm việc đơn điệu, nên việc kinh doanh chẳng hứa hẹn điều gì tốt đẹp. Thậm chí bóng đen phá sản ngày càng ám ảnh công ty. Mọi người tỏ ra thất vọng, chán nản, không có cách gì vực dậy được nữa. Thế nhưng ban lãnh đạo công ty vẫn chèo chống loay hoay, xoay xở trên con thuyền sắp đắm.
Năm 1983, công ty tuyển dụng một cô gái tên là Omura Ketsubi vào làm nhân viên. Cô vừa rời ghế nhà trường, chỉ là một cô bé bình thường, không có vẻ gì giỏi giang xinh đẹp. Song, thật không ai ngờ rằng, chính cô lại làm thay đổi số phận của công ty
Câu chuyện như sau: Sau khi đến nhận việc, cô thấy công ty đang làm ăn lụn bại. Cô tỏ ra rất buồn. Một hôm, ông chủ triệu tập đại hội nhân viên, ông nói: “Sản phẩm của chúng ta cũ kỹ lạc hậu, nên kinh doanh không tiến triển được, hiện đã đứng bên lề phá sản. Để xoay chuyển tình hình này, công ty kêu gọi mọi người hiến kế. Công ty sẽ ghi nhận công sức của mọi người.
Vốn là người tận tâm với công việc lại có con mắt nhanh nhạy và chịu khó tìm tòi suy nghĩ, Omura Ketsubi luôn ghi nhớ lời kêu gọi của ông chủ. Hàng ngày khi bán hàng, cô chú ý quan sát, phân tích và nhận thấy rằng, dù là khách hàng già, trẻ, lớn, bé, dù có dắt theo trẻ hay không, khi mua hàng, họ chẳng bao giờ mua một thứ, mà mua từ ba thứ trở lên. Phát hiện này chẳng có gì ghê gớm, ai cũng nhìn thấy, nhưng đã bỏ qua. Thế nhưng đối với Omura Ketsubi thì đây lại là một gợi ý. Cô hồi tưởng khi học cấp một, cấp hai, trong cặp của cô bao giờ cũng đủ một bộ dụng cụ, nào là bút máy, bút chì, thước tẩy, compa…Cô tự hỏi tại sao không gộp những thứ ấy thành một bộ? Một ý nghĩ vụt lóe sáng, đó là “hộp đựng dụng cụ học tập”. Trong cái hộp được thiết kế xinh xắn, gọn nhẹ đựng các thứ kể trên, lại còn bổ sung thêm kéo, thước mê- ca, thước cuộn một mét, máy dập ghim nhỏ. Ngoài vỏ hộp dán nhãn mác với những tranh vẽ tươi tắn ngộ nghĩnh.
So với các phát minh sáng chế khoa học cao xa phức tạp thì sáng kiến của cô được công ty sử dụng quá ư là bình dị và quen thuộc, nhưng về mặt bán hàng được xem như là phép màu. Công ty không cần phải đầu tư lớn để thay đổi dây chuyền sản xuất, chỉ thêm một công đoạn là làm hộp thật khéo léo và hợp lý. Cải tiến này không những thỏa mãn được nhu cầu của học sinh tiểu học, trung học mà còn được sự hoan nghênh của công nhân viên chức và kỹ sư, kỹ thuật viên của các cơ quan. Vì thế khi mặt hàng được tung ra thị trường, lập tức trở thành mục tiêu săn lùng của khách hàng. Công ty ấn định giá rất cao nhưng khách hàng chẳng hề kêu đắt và thu được món lợi ngoài sức tưởng tượng của mọi người. Nhờ bước đột phá này mà công ty sắp sập tiệm đã được hồi sinh, được uống một liều thuốc tiên, và bắt đầu phất lên như diều gặp gió. Furashi trở thành thương phẩm nổi tiếng.
* Những gì còn thiếu trong cộng đồng của bạn. Bạn xem xét nơi bạn đang sinh sống và làm việc để tìm ra những hàng hóa, dịch vụ còn thiếu.
Ví dụ: Nhà máy sản xuất giày Vinh Thành Sơn Đông cho ra hàng loạt giày màu xanh nước biển, được mọi người tiêu dùng đón nhận và một số nơi háo hức đặt hàng.
Để ưu đãi khách hàng quen thuộc, nhà máy chuyển một lô hàng mới cho một cửa hàng ở thành phố Tân Châu, nhưng không bao lâu sau cửa hàng xin trả lại.
Mẫu mã mới bán chạy như vậy vì sao lại hoàn trả ?
Nhà máy cử người trực tiếp đi hiện trường. Qua tìm hiểu được biết rằng theo phong tục ở Tân Châu, chỉ khi trong gia đình có “việc hiếu”, mọi người mới đi loại giày màu sắc này để tỏ lòng tiếc thương “ người quá cố”. Giày màu đẹp nhưng với địa phương này là màu “húy kị” nên trở nên “ế đọng” là lẽ đương nhiên.
Mỗi lần vấp là một lần bớt dại.
Năm 1983, khi nhà máy trưng cầu dân ý, nghe nói ở huyện Mặc có phong tục mỗi khi Tết thanh minh đến, các nàng dâu mới đều mua tặng các cô dì trong họ hàng nhà chồng mỗi người một đôi giày mới. Lập tức nhà máy tổ chức lực lượng sản xuất lô hàng 4.000 đôi với các kích cỡ khác nhau, chuyển về Mặc huyện trước Tết thanh minh.
Kết quả đáng mừng, trong thời gian ngắn tiêu thụ hết lô hàng 4.000 đôi.
Cũng từ đó, nhà máy nhận ra một điều, Trung Quốc là lãnh thổ rộng lớn, phong tục tập quán mỗi nơi một vẻ, nên trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cần chú ý điều tra phong tục tập quán. Đây cũng là mắt xích quan trọng trong quyết sách thành công.
Có bao nhiêu quần thể thì có bấy nhiêu nhu cầu cùng bấy nhiêu thị trường. Phong tục tập quán ảnh hưởng đến xu thế tiêu thụ hàng hóa. Các thương gia nên “tranh giành” tiến vào những mảng trống thị trường này để “lấp”.
* Vừa học, vừa làm trong các công ty, tìm mọi cơ hội tiếp xúc với khách hàng, nghiên cứu những lời phàn nàn của họ, gặp gỡ những người bán sản phẩm đến thăm phân xưởng, học tập ở đồng nghiệp và ông chủ. Sau khi rời bỏ công ty, lập riêng cửa hàng, bạn sẽ biết khách hàng nào đang cần đến bạn, bạn tìm mua ở đâu những thứ cần thiết, tìm kiếm công nhân ở đâu để thuê, đặc biệt là biết cách thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Phương pháp này được thực hiện khá phổ biến đối với một số người chủ hiện nay.
* Đi nhiều nơi, xem xét nhiều thứ rồi so sánh cái này với cái khác, nơi này với nơi khác, rồi đi đến kết luận: hơn, bằng, thua, để xác định lợi thế trong cạnh tranh của sản phẩm được tạo ra.
Ví dụ: Năm 1989, cô gái người Thượng Hải là Chu Lệ sang New York làm công. Một hôm cô phát hiện ở cửa hàng bách hóa có treo hai chiếc rèm bằng hạt châu tiện gỗ, giá mỗi cái là 30 đôla. Nhìn nhãn hiệu ghi: “Làm ở Hàn Quốc”, cô chợt nghĩ, hồi học trung học khi đi về các làng quê thấy các bà già nông thôn xâu rèm hạt châu gỗ che nhà mình. Trong chốc lát cô quyết tâm đưa rèm hạt châu gỗ của Trung Quốc vào thị trường nước Mỹ.
Chu Lệ lấy bút ra, nhanh chóng vẽ kiểu dáng, kích thước rèm hạt châu gỗ của Hàn Quốc, ngay đêm đó gửi thông tin về cho công ty xuất nhập khẩu hàng mỹ nghệ Trung Quốc. Ngày hôm sau cô nhận được hồi âm, rằng trong nước hoàn toàn có thể chế được loại rèm này, giá thành 6 đôla.
Chu Lệ thích quá, lập tức thiết kế luôn 5 mẫu rèm, đồng thời đến cửa hàng bách hóa mua luôn mấy cái rèm do Hàn Quốc sản xuất, gửi về yêu cầu công ty xuất nhập khẩu hàng mỹ nghệ Trung Quốc trong thời gian ngắn nhất gửi sang mấy cái rèm cửa theo mẫu mới, chất lượng phải tốt và đẹp. Khi hàng đã gửi sang, giá bán ước tính là 25 đôla, so với hàng của Hàn Quốc thì chất lượng như nhau, mẫu mã mới hơn, nhưng giá lại rẻ hơn. Cô tính toán kỹ ngoài khấu hao giá thành , phí vận chuyển, tiền thuế, mỗi cái rèm có thể kiếm được 2,5 đôla. Cô tự mang đến cửa hàng nhập khẩu mấy chục cái rèm cửa do Trung Quốc làm chào hàng. Ông chủ người Do Thái phấn khởi reo lên: “Đẹp lắm! Không ngờ người Trung Quốc làm được rèm cửa đẹp như thế này”. Chu Lệ cùng ông chủ cửa hàng bàn chuyện tiêu thụ , cách đóng gói, ký hợp đồng mua bán.
* Tận dụng tính kéo theo của một dự án lớn hay một loại hình kinh doanh lớn nào đó. Ví dụ, ở quê bạn đang có dự án xây dựng một bệnh viện mới. Việc mở một đại lý bưu điện, một cửa hàng bán nước khoáng, một cửa hiệu thuốc tây cận kề bệnh viện là cơ hội cho bạn. Nếu dự án mở một trường học, thì mở một cửa hàng bán văn phòng phẩm, một quán kem, một dịch vụ vi tính và photocopy…. Còn nếu bạn có nhiều vốn thì bỏ tiền ra mua những vùng đất kế cận vùng đất của nhà đầu tư để khi nhà đầu tư đã đổ vốn làm gia tăng giá trị vùng đất nằm trong dự án đầu tư thì theo quy luật của thị trường địa ốc, đương nhiên là vùng đất lân cận cũng tăng giá, sau đó bán lại cho nhà đầu tư để hưởng lợi, hoặc sử dụng vùng đất đó xây nhà trọ cho công nhân thuê…
* Một đối tượng nào đó thường có nhiều công dụng. Theo cách nhìn thông thường, người ta chỉ nhìn thấy công dụng thông thường của một sản phẩm nào đó. Đọc các tạp chí khoa học, tiếp xúc với các nhà khoa học để tìm công dụng mới của nó và khai thác. Ví dụ, công dụng thông thường của đầu tôm là dùng để chế biến thức ăn gia súc. Ông Nguyễn Công Thành đã tìm ra được công dụng mới: Đầu tôm còn dùng để tinh chế ra chất ki- tin- chất dùng làm vỏ những viên thuốc con nhộng hay chỉ khâu trong ngành y tế. Và ông đã lập công ty Kim Yến để điều chế và kinh doanh mặt hàng này.
* Khai thác những chuyện lạ, những sự kiện cuốn hút nhiều người..
60 năm trước, Hai phuna nhìn thấy một chiếc váy của một thiếu nữ trước cổng trường Los Angeles bị gió thổi tung lên. Hình ảnh đó đã làm cậu mê mệt quên hết cả đường về và ý tưởng thành lập tạp chí Play Boy từ đó đã ra đời. Sau nhiều lần thất bại, đến năm 1953 ông vô tình nhìn thấy bạn mình có một tấm ảnh khỏa thân của ngôi sao màn bạc Marilyn Moroe nổi tiếng gợi cảm. Ông tin rằng thời cơ tốt đã đến. Ông chi nhiều tiền mua bản quyền tấm ảnh và cho đăng lên trang bìa đầu của tạp chí. Chỉ trong thời gian ngắn, toàn bộ số phát hành đã bán hết sạch. Đế chế Play Boy đã không ngừng phát triển từ đó.
* Tham quan nhiều nơi, tiếp cận nhiều người, tìm hiểu nhiều sản phẩm, xem có cái nào hấp dẫn mô phỏng, nhái lại mẫu có sẵn trên thị trường để tạo ra một sản phẩm có công dụng khác. Ví dụ, từ mẫu sản phẩm thật (Dream, Spacy), ông Võ Văn Đức Tám – chủ công ty nhựa Chợ Lớn đã chuyển sang mô hình đồ chơi cho trẻ em.
“Chắc chắn tôi đã không phát minh ra ý tưởng này. Hệ thống bưu điện ở Ấn Độ và hãng hàng không Delta đều đã áp dụng. Nhưng tôi là người tiên phong khi áp dụng nó vào lĩnh vực chuyển phát nhanh”. Đó là phát biểu của Fred Smith, người sáng lập Tập đoàn FedEx. Sự học hỏi phương cách tổ chức các tổng đài trung chuyển trong mạng viễn thông đã giúp Fred mô phỏng thành công cho công việc của mình”.
* Nếu có nhu cầu mà chưa có hàng hóa dịch vụ đáp ứng thì rõ ràng đây là cơ hội cho bạn, cho các doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu đó. Ví dụ, phần lớn một số người làm việc trong các công ty, thường thích dùng cơm trưa tại nơi làm việc để có thời gian nghỉ ngơi đôi chút. Cách đây nhiều năm, một số người đã nhận dạng ra nhu cầu này và đáp ứng. Bây giờ nó phát triển rất mạnh ở thành phố.
* Nếu giá cả tăng nhanh đến mức mọi người khó có thể chấp nhận được thì đây là cơ hội cho bạn trong việc cung cấp sản phẩm thay thế, hoặc tìm một nơi cung cấp rẻ hơn, hoặc hệ thống phân phối thấp hơn và hiệu quả hơn…
* Tìm các quyển sách hay truy cập các Website nói về mối quan tâm của các nhà kinh doanh và tìm cách đáp ứng các nhu cầu đó. Hoặc săn lùng những thông tin từ Nhà nước về các dự án lớn để kinh doanh những mặt hàng kéo theo của dự án.
* Làm những xu hướng đương thời thích nghi với điều kiện mới. Ví dụ, Joseph Katz đã chuyển giấy in ấn sang giấy gói tặng phẩm. Việc làm này đã giúp ông trở thành triệu phú.
* Làm sản phẩm đương thời thích nghi với hoàn cảnh mới. Mỗi tình huống, mỗi địa phương, mỗi môi trường luôn chứa đựng một đặc thù riêng. Hãy tìm ra tính đặc thù này, rồi điều chỉnh đối tượng (giải pháp, sản phẩm) phù hợp với tính đặc thù, điều kiện của tình huống, của môi trường xác định.
Ví dụ: giữa năm 2015, nước Mỹ mà đặc biệt là bang California bị hạn hán nặng nề, kể cả nước sinh hoạt thiếu trầm trọng.Thực trạng này đặt ra cho công ty Nebia một câu hỏi: làm gì để vẫn tắm táp ngon lành nhưng tốn ít nước hơn? Với câu hỏi này, họ đã sáng chế ra vòi sen Nebia kiểu mới, tiết kiệm đến 70% lượng nước nhưng người tắm vẫn không thấy “thiệt hại” gì. Và với ý tưởng này, chỉ sau 8 giờ mời gọi góp vốn, Nebia đã thu được 2 triệu USD, vượt xa 20 lần nhu cầu của họ.
* Dự đoán các nhu cầu của dân chúng trong thời gian tới dựa vào xu hướng chung, rồi dùng phương pháp đi tắt, đón đầu. Không những nhìn vào thực trạng kinh doanh đang diễn ra, hay đang tiến triển trong hiện tại, mà phải dự đoán khuynh hướng của thị trường. Ví dụ, Bill Gate đã dự đoán “trên bàn mỗi nhà một máy vi tính” và nhờ dự đoán này, ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới. Một số người đã dự đoán được nhu cầu nhà ở và sự phát triển, mở rộng của thành phố. Trong thời gian ngắn, họ trở thành những người giàu có nhờ vào việc kinh doanh bất động sản.
* Cải tiến công năng của sản phẩm hiện có, làm cho chúng thích hợp hơn với người tiêu dùng. Điều này giúp cho sản phẩm của bạn được thị trường chấp nhận hơn. Ví dụ, nghiên cứu sản xuất ra các loại phân bón phù hợp với từng loại cây trồng.
* Sử dụng vật liệu mới để tạo ra sản phẩm hiện có trên thị trường. Như vậy giá trị sản phẩm sẽ nâng cao. Ví dụ, dùng chất dẻo thay thế gỗ, tre, xi măng, thép đối với một số sản phẩm sẽ cho chất lượng cao hơn, giá thành thấp hơn.
* Thay đổi quy cách sản phẩm hiện có: quy cách sản phẩm được phóng to thu nhỏ sẽ tạo ra khách hàng mới.
Một thí dụ điển hình là thương hiệu xe hơi DCar của Việt Nam đã đang bắt đầu có được chỗ đứng ở thị trường quốc tế. Bắt đầu từ dòng xe Ford Transit 16 chỗ ngồi chật chội, bình dân và đã quá…nhàm, những người phát triển DCar đã giảm số chỗ ngồi xuống chỉ còn 10, trong đó khoang sau giảm từ 13 chỗ xuống còn 7 chỗ, nhằm tăng tiện ích cho hành khách như: hệ thống giải trí, kết nối Wifi, tủ lạnh cỡ nhỏ, ghế ngồi rộng hơn và có độ ngả lưng lớn hơn. Nhờ vậy, dòng xe DCar ngày càng phổ biến tại VN để vươn tới hình ảnh một thương hiệu Việt trong phân khúc xe cao cấp. Tập trung phát triển nội thất và tiện nghi, được cơ quan chức năng chứng nhận sau khi nâng cấp, xe DCar giờ ngày càng phổ biến. Ở phía nam, nhà xe Hoa Mai đã đưa xe DCar vào hoạt động tuyến TP.HCM – Vũng Tàu và được nhiều khách hàng hưởng ứng. Tại phía Bắc, nhà xe Phúc Xuyên cũng đã đưa xe DCar hoạt động tuyến Hà Nội – Hạ Long, đem đến một tiêu chuẩn mới về đi lại để đáp ứng nhu cầu của du khách đến với thành phố Hạ Long xinh đẹp. Bên cạnh đó, DCar còn có dòng xe DCr President cực kỳ cao cấp được nhiều doanh nhân, người nổi tiếng trong giới showbiz chọn lựa.
Không dừng lại ở thị trường VN, DCar cũng dần tiếp cận ra thị trường thế giới. Từ cuối năm ngoái, Dcar đã xuất khẩu những chiếc đầu tiên trong thỏa thuận 50 xe DCar President sang thị trường Philippines và sắp tới là một số quốc gia khác trong khu vực.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm hiện có: hoàn thiện hơn hình thức và nội dung thì công tác tiếp thị, bán hàng cũng dễ hơn. Thị trường đã có đơn vị, người cung cấp nhưng chất lượng kém thì đây là cơ hội kinh doanh nếu cung cấp sản phẩm dịch vụ tốt hơn.
* Tạo kiểu dáng, mốt mới cho hàng hóa thì thường mang lại lợi nhuận bất ngờ. Câu chuyện mặc áo cho USB là một ví dụ:
“Lần đó, nhân sinh nhật bạn gái, chàng sinh viên trường đại học Iowa (Mỹ) Doug Stienstra muốn tìm một chiếc USB để làm quà tặng bạn. Stienstra đã lùng sục khắp các khu mua sắm và trên mạng nhưng đều thất vọng khi nhận ra những chiếc USB trên thị trường trông chẳng hấp dẫn mà giá còn đắt đỏ…Thực tế đó đã cho chàng trai ý tưởng kinh doanh.
Stienstra tự tay mua một con rối (loại rối xỏ ngón tay) từ cửa hàng đồ chơi và bọc bên ngoài chiếc USB. Món quà trở nên xinh xắn hơn hẳn. “Tất cả bạn bè cô ấy đều thích chiếc USB này và nhờ tôi làm cho mỗi người một chiếc. Tôi hiểu rằng mình đã nắm bắt được một điều gì đó”. Stienstra nhớ lại.
Năm 2010, Stienstra đã dùng kinh phí từ chương trình hỗ trợ thanh niên thành lập doanh nghiệp của Trường Iowa để mở cơ sở riêng và bán những chiếc USB hình rối đầu tiên. Sản phẩm ngày càng sinh động hơn với nhiều mẫu thiết kế các loài động vật khác nhau.
Sau khi tốt nghiệp, Stienstra đã chuyển đến sống ở thành phố Austin, bang Texas. Tại đây, chàng trai đã tìm kiếm các nhà đầu tư để mở rộng doanh nghệp của mình. Con đường kinh doanh của anh đang ngày càng rộng mở”.
* Từ cơ thể con người, gợi mở hướng sáng tạo và tạo ra sản phẩm mới. Ví dụ, thiết kế hàng cho người thuận tay trái, đồ dùng cho nam và nữ khác nhau, thiết kế đồ dùng không phải tốn nhiều sức lực cho người già…
Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tự mình nghĩ ra những ý tưởng lớn. Hình thức vận dụng trí tuệ tập thể theo từng nhóm nhỏ – qua đó bạn có thể chắt lọc các ý tưởng từ những người khác – sẽ rất hiệu quả khi được tiến hành dựa trên các nguyên tắc sau:
-Thứ nhất, giới hạn nhóm thảo luận chỉ gồm năm hoặc sáu người.
-Thứ hai chỉ đưa ra một vấn đề thảo luận cụ thể, ví dụ: Giải quyết một vấn đề quan trọng, tìm cách để tăng đáng kể mức doanh thu, cải thiện chất lượng dịch vụ khách hàng hoặc duy trì đội ngũ nhân viên.
-Thứ ba, giới hạn thời gian thảo luận – có thể là trong một đến hai tuần. Tuy nhiên, không nên sử dụng hình thức này cho việc nghiên cứu những dự án đặc biệt.
-Thứ tư, tách biệt nhóm thảo luận khỏi môi trường công việc hàng ngày, tốt nhất là một nơi ở ngoài văn phòng làm việc.
Một trong những câu chuyện đầy tính thuyết phục về việc nhóm nhỏ cho ra đời Ý TƯỞNG LỚN đến từ thế giới tuyệt vời của Disney. Trở lại những ngày đầu khi Disneyland mới có một địa chỉ duy nhất tại tiểu bang California, lúc đó Walt Disney quyết định mở thêm một công viên Disney nữa tại Orlando, Florida. Ý tưởng thật hấp dẫn, duy chỉ có điều là Disneyland không đủ vốn để thực hiện dự án lớn này. Thêm nữa, do lớn lên trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế Thế giới và mất niềm tin vào giới ngân hàng, Walt Disney cực lực phản đối chuyện vay ngân hàng – bởi như thế thì sẽ càng ngập sâu vào nợ nần.
Trong tình huống khó xử đó, ông cho gọi sáu vị giám đốc thuộc quyền đến văn phòng và nói cho họ nghe kế hoạch của mình: Xây dựng một Disneyland lớn hơn, đẹp hơn ở Florida. Nhiệm vụ của họ là phải tìm cách kiếm tiền từ công việc kinh doanh hiện tại để thực hiện dụ án này. Walt đã yêu cầu nhóm nhân viên của mình đến một nơi cách biệt hoàn toàn khỏi công việc hàng ngày, đồng nghiệp và thậm chí cả gia đình để thảo luận, lên kế hoạch và báo cáo cho ông vào một ngày cụ thể. Ông cũng nhấn mạnh rõ ràng ông không muốn họ làm mình thất vọng. Thời gian đang gấp rút nên ông chỉ cho họ hai tuần để tìm ra giải pháp.
Hai tuần sau, họ gặp lại nhau tại văn phòng của Walt và giải pháp họ đưa ra chỉ ngắn gọn trong vòng một câu: Mở cửa công viên Disneyland vào buổi tối.
Trước khi có cuộc họp quan trọng này, công viên Disneyland thường đóng cửa vào lúc 6 giờ chiều mỗi ngày. Nhóm nhân viên này đã đề xuất kéo dài thời gian mở cửa đến tận nửa đêm, đồng thời quảng bá rằng buổi tối là thời điểm lý tưởng dành cho các nhóm du khách, chẳng hạn như cho các hội nghị hay các nhóm du lịch.
Tất cả chúng ta điều biết điều gì đã xảy ra. Số tiền thu được đã giúp cho công viên Disneyworld được xây dựng quy mô hơn và hoành tráng hơn.
Dĩ nhiên, các ý tưởng lớn đem lại kết quả vượt trội cần được tưởng thưởng xứng đáng. Đối với nhóm nhân viên của Walt, vào một sáng thứ bảy, sau hai tuần báo cáo kết quả, mỗi người nhận được một chiếc Corvette mui trần màu đỏ mới tinh và một phong bì đựng chìa khóa xe kèm theo một tấm thiệp cảm ơn do chính tay Walt viết. Chưa hết, Walt còn trả tiền thuế cho những chiếc xe này bằng cách tăng một khoản lương tương xứng.
Bây giờ, chúng ta hãy bắt đầu từ bộ óc của con người, nơi xuất phát ý tưởng, nơi quyết định tất cả.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng trung tâm điều khiển của não bộ là một “tổng đài” có số “thuê bao”, tức là các sợi dây thần kinh liên kết các tế bào não với nhau, lên tới con số 10 lũy thừa 15 triệu (tức là 1 và 15 triệu số không tiếp theo). “Đây là một con số vô cùng kỳ lạ,Tiến sĩ Judson Herrick thuộc đại học Chicago nói – nó kỳ lạ đến mức những con số của vũ trụ, có thể lên tới hàng trăm triệu năm ánh sáng, cũng không đáng kể nếu đem so sánh với nó… Các nhà khoa học đã xác định có khoảng từ 10 đến 14 tỷ tế bào thần kinh bên trong vỏ não con người và chúng được sắp xếp theo những mô hình cố định. Sự sắp xếp đó không hề ngẫu nhiên mà có trật tự”.
Các bạn phải đồng ý với tôi điều này: tạo hóa không làm điều gì thừa cả. ( Ngay như phần “dư” trong cơ thể chúng ta mà hàng trăm năm nay chúng ta bảo là thừa cũng không phải thế. Gần đây các nhà khoa học đã xác định đoạn ruột thừa này có một vai trò nhất định đối với hệ tiêu hóa. Và nếu không buộc phải cắt bỏ thì hãy để yên như thế). Vậy thì, thưa các bạn, lẽ nào một hệ thống chỉ huy khổng lồ như thế lại được tạo ra chỉ để điều khiển các hoạt động sinh lý của cơ thề con người, phục vụ chỉ duy nhất quá trình sinh trưởng và phát triển của thể xác? Điều này cũng giống như một Bộ tổng tham mưu với hàng trăm vị tướng và một bộ máy thông tin hiện đại chỉ để chỉ đạo một tiểu đội du kích ở một vùng nào đó (!). Không, chắc chắn không phải là như thế . Bộ não con người vĩ đại hơn chúng ta tưởng rất nhiều, chỉ có điều là chúng ta chưa biết hết.
“Không biết thì không có tội” – chúng ta vẫn thường nói với nhau như thế. Thế nhưng trong lịch sử phát triển của mình, con người đã phạm khá nhiều tội lỗi. Một nhà bác học đã từng bị treo án chặt đầu bởi kết luận trái đất quay xung quanh mặt trời, hoặc một quan đại thần triều Nguyễn từng bị kết tội “khi quân” khi bảo rằng có bóng đèn thắp ngược, là những minh chứng. Rõ ràng trong quá khứ, chúng ta đã phụ thuộc quá nhiều vào các giác quan và đã tự hạn chế kiến thức của mình trong thế giới vật chất, nghĩa là những thứ mà “tai nghe, mắt thấy, mũi ngửi, tay sờ”. Cũng bởi qúa phụ thuộc vào các giác quan mà có một thời chúng ta quy tội mê tín dị đoạn cho những điều chưa biết.
Thậm chí, giáo sư Napoleon Hill, người được thế giới mệnh danh là “Người kiến tạo các triệu phú” có lúc đã phải kêu lên: “Đừng tin vào lý trí của bạn khi tạo dựng một kế hoạch chuyển hóa khát vọng thành tiền bạc. Lý trí của bạn đôi khi rất lười biếng và nếu như bạn hoàn toàn lệ thuộc vào nó thì trong nhiều trường hợp, có thể bạn sẽ thất vọng”.
Cũng may là mãi gần đây, khi đã có những nhà ngoại cảm “ nói chuyện được với thần linh” và tìm được mộ liệt sĩ, nhà nước mới cho thành lập Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người. Và mới đây, trung tâm này được nâng cấp lên thành Viện Nghiên Cứu tiềm năng con người. Rõ ràng là nhà nước chúng ta, một nhà nước vẫn được xem là vô thần đã công nhận về những điều chưa biết.
Nhà nước đã thừa nhận, còn bạn? Lẽ nào bạn vẫn trói buộc mình vào tư duy hiện hữu. Bạn phải thừa nhận rằng những điều bạn biết ít hơn rất nhiều những điều bạn có thể biết. Điều có thể đó nằm trong tiềm thức, không lệ thuộc nhiều vào những điều mà người ta gọi là bằng cấp. Vậy tiềm thức là gi? Đến bây giờ chưa ai có thể định nghĩa đầy đủ thế nào là tiềm thức. nhưng chúng ta có thể hiểu tiềm thức là những tri thức nằm sâu trong võ não của mỗi con người, ngoài phần hữu thức mà chúng ta có. Theo nhà bác học Napoleon Hill, thì tiềm thức là “miền trí tuệ vô biên”. Còn với các nhà ngoại cảm, họ nói sao về tiềm thức?
Tôi có một người bạn, ông là nhà ngoại cảm khá nổi tiếng không chỉ trong và ngoài nước. Ông không chỉ biết tìm mộ các liệt sĩ, tìm người thất lạc mà ông còn biết vẽ hình người đã khuất thông qua người thân còn sống. Là bạn bè, chúng tôi nhiều lần chuyện vãn cùng nhau. Và thật ngạc nhiên là một trong những lần chuyện trò như thế, tôi đã buộc miệng nói rằng hôm nay anh uyên bác như một nhà bác học đa ngành. Nếu bạn biết rằng nhà ngoại cảm Đoàn Việt Tiến, bạn tôi là một học sinh trường làng, đang học dở lớp 11 anh xung phong nhập ngũ và từ đó đến mãi sau này anh không học qua bất kỳ một trường lớp nào cả. Anh cũng không hề đọc sách, báo bởi “bệnh” của anh không cho phép anh đọc, thì rõ ràng điều này vượt quá tầm hiểu biết duy lý của chúng ta. Khi tôi hỏi vì sao anh có thể dùng được những ngôn từ chuyên sâu của ngành y, ngành vật lý, ngành sinh học, anh bảo rằng đấy không phải là anh nói mà là vô thức trong anh lên tiếng. Giải thích về điều này anh bảo :Khi con người mất đi, linh hồn vẫn còn. Linh hồn đó thoát ra khỏi cơ thể, đi vào tầm cao vũ trụ và tồn tại dưới dạng năng lượng sóng. Nguồn năng lượng này có một tần số rõ ràng và chứa đựng những thông tin di truyền mà khi còn sống con người này nắm giữ. (Đấy là lý do giải thích vì sao các nhà ngoại cảm có thể nói chuyện được với những người đã mất và biết khá nhiều những thông tin về họ- bởi các nhà ngoại cảm là trạm thu phát sóng tâm linh. Khi bắt đúng tần số của linh hồn người đã khuất, họ sẽ có những thông tin này ). Những thông tin di truyền này, bằng một cách nào đó được truyền lại cho lần đầu thai tiếp theo . Bởi vậy, nếu kiếp này dù bạn chỉ là người thợ mộc nhưng nếu những kiếp trước bạn là những kỹ sư, bác sĩ hay là một vị tướng thì trong tiềm thức của bạn chứa đầy đủ những kiến thức và kỹ năng mà kiếp trước bạn đã từng là. Khi biết tác động đúng cách và đạt đến một mức độ nào đó, tiềm thức sẽ lên tiếng giúp bạn. Và lúc đó bạn có thể nghĩ ra những điều mà bình thường bạn không tưởng tượng được. Trước khi phát minh ra thuyết tương đối, nhà bác học Anhxtanh chỉ là một cậu học trò bình thường ở cấp học phổ thông và sau đó chỉ là một thư ký khoa học cho một phòng thí nghiệm. Công thức E = mc2 lừng danh thế giới chắc chắn có sự đóng góp của tiềm thức của chàng thư ký khoa học Anhxtanh.
Một nhà hùng biện nổi tiếng người Mỹ từng thừa nhận rằng các bài diễn văn của ông chỉ thành công rực rỡ khi ông nhắm mắt lại và bắt đầu dựa hoàn toàn vào trí tưởng tượng của mình. Khi được hỏi tại sao lại thế, ông bảo “ Tôi làm như vậy vì khi đó tôi diễn thuyết thông qua những ý tưởng đến với tôi từ bên trong”.
Một trong những nhà tài phiệt thành công và nổi tiếng nhất nước Mỹ có thói quen nhắm mắt vài phút trước khi đưa ra một quyết định. Giải thích cho hành động này, ông bảo: “ Khi nhắm mắt, tôi có thể tiếp cận được những nguồn trí tuệ cao. Và với nguồn trí tuệ này, quyết định của tôi luôn chính xác”.
Còn tiến sĩ Gales, một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất của thế giới thì tự xây dựng cho mình một “Phòng thông tin liên lạc cá nhân” ngay trong phòng làm việc của ông. Phòng được cách âm và ánh sáng không thể lọt vào. Trong phòng có một cái bàn nhỏ và trên đó là một tập giấy viết tay và những cây bút bình thường. Trước cái bàn, trên tường là một cái nút điện điều khiển ánh sáng. Khi muốn có được sức mạnh từ tiềm thức, ông vào phòng , ngồi xuống bàn, tắt đèn tập trung suy nghĩ về những đặc tính hiện có của phát minh ông đang nghiên cứu. Ông sẽ tiếp tục như thế cho đến khi các ý tưởng liên quan đến những đặc tính còn chưa biết của phát minh này bắt đầu lóe lên trong đầu ông.
“ Một lần nọ-ông bảo – ý tưởng đến quá nhanh bắt buộc tôi phải viết liên tục trong gần 3 giờ đồng hồ. Khi những ý nghĩ ngừng tuôn chảy, tôi xem lại ghi chép của mình và nhận thấy đó là một sự miêu tả tỷ mỉ về những nguyên tắc mà tôi chưa hề biết. Với những ghi chép này, phát minh của tôi đã nhanh chóng hoàn tất”.
Tiến sĩ Gales sống bằng nghề bán ý tưởng. Và nhiều tập đoàn lớn của nước Mỹ đã trả lương hậu hỹ cho ông về những ý tưởng này.
Đọc tới đây hẳn bạn đã tự tin hơn với trí tuệ của mình, bởi bạn biết ngoài trí tuệ hiện hữu, bạn còn có một nguồn trí tuệ vô biên đang chực chờ “ nhảy ra” giúp bạn. Nguồn trí tuệ này là một người “ đầy tớ” rất trung thành với bạn. Nó hoạt động không ngơi nghỉ, 24/24. Chỉ có điều là bạn không thể điều khiển hoàn toàn tiềm thức của mình nhưng bạn hoàn toàn có thể buộc tiềm thức vận hành theo những điều bạn nghĩ. Bạn nạp vào tiềm thức điều gì thì rồi bạn sẽ gặt hái lại điều tương tự. Nếu bạn liên tục tự lừa dối mình bằng một quan điểm sai lầm thì đến một lúc nào đó, bạn sẽ chấp nhận nó như một sự thật hiển nhiên. Bạn sẽ trở thành đúng như những gì bạn nghĩ, bởi bạn để cho những suy nghĩ đó chi phối tâm trí. Rõ ràng bạn có thể trở thành người bạn mong muốn bởi bạn có quyền chọn lựa những ý nghĩ chi phối tâm trí mình. Đó chính là bí quyết tự kỷ ám thị để chúng ta buộc tiềm thức làm việc. Và khi tiềm thức đã “bắt tay vào việc”, không sớm thì muộn, một ý tưởng sáng giá sẽ ra đời. Đó cũng chính là cách mà tỷ phú người Mỹ Donald-Trump đã vận dụng để ông, từ một người “nghèo hơn những kẻ ăn mày trên đại lộ số 5 New York” với số nợ 5 tỷ đô la Mỹ, trở thành người được thế giới ngưỡng mộ như hôm nay. Ông bảo: “ Một nhà đầu tư giỏi là một học sinh giỏi. Đơn giản chỉ có thế. Mỗi ngày, tôi bỏ ra nhiều giờ để đọc những tờ tạp chí về tài chính và nhiều sách báo khác”.
“Bạn chưa bao giờ biết được ý tưởng lớn của mình sẽ xuất phát từ đâu. Bạn phải nắm tất cả tin tức về ngành nghề của mình, ở địa phương và trên thế giới. Thiếu hiểu biết về những thương vụ đang diễn ra có thể hủy hoại uy tín và cả tài chính của bạn. Nếu bạn còn trẻ, đừng nghĩ rằng bạn không có kinh nghiệm đưa ra những ý tưởng tốt. Tôi đã có một vài ý tưởng hay khi mới 22 tuổi. Lúc còn trẻ, bạn không kiểm duyệt bản thân nhiều và những ý tưởng mà bạn có, không bị che mờ bởi những kinh nghiệm kinh doanh. Thiên tài là khả năng lắp ráp những gì đã tồn tại thành một hình thức mới”. – Donald Trump cho biết.
Cũng giống như phần thể xác, để có một cơ thể cường tráng, bạn phải luôn cung cấp cho nó những thức ăn bổ dưỡng, không độc hại; Bộ óc con người cũng cần được nạp đủ, thường xuyên những thông tin bổ ích, tích cực. Hơn bất kỳ một lĩnh vực nào, thuyết nhân quả thể hiện rõ ràng nhất qua bộ óc của bạn. Bạn gieo gì vào đầu óc của mình, bạn sẽ nhận được những gì tương ứng.
Bạn đã hiểu được cách để buộc tiềm thức làm việc nhằm giúp trí tuệ hiện hữu tìm ra những ý tưởng sáng giá cho con đường phát triển của mình. Và, như tỷ phú Doanld Triump đã từng phát biểu “bạn chưa bao giờ biết được ý tưởng lớn của mình sẽ xuất phát từ đâu”. Bởi vậy, khi một ý tưởng xuất hiện trong đầu bạn, bạn phải ghi ngay ra giấy. Đôi khi khá nhiều ý tưởng xuất hiện cùng lúc, bạn không thể nào nhớ hết. Nếu ý tưởng lại xuất phát từ vô thức, nếu không kịp ghi lại, bạn sẽ nhanh chóng quên ngay.
Mỗi năm, một cây sồi có thể cung cấp đủ số hạt để trồng được một khu rừng lớn. Thế mà cuối cùng chỉ có một hay hai cây sồi được mọc lên. Phần lớn hạt bị chim chóc ăn và số hạt còn lại cũng rất khó sinh sôi nảy nở hết vì mặt đất quá cứng.
Đối với các ý tưởng mới cũng vậy. Rất ít ý tưởng lớn mang lại thành quả. Nếu chúng ta không coi sóc thì chim chóc (tức là những người có suy nghĩ đối lập) sẽ phá hỏng gần hết các sáng kiến của chúng ta. Hãy sử dụng ba cách dưới đây để khai thác và phát triển các sáng kiến.
-
-
- Đừng để các sáng kiến biến mất. Hãy ghi lại. Mỗi ngày,có vô số sáng kiến vừa lóe lên đã vụt tắt vì chúng không được ghi lại. Trí nhớ không đủ mạnh để vừa ghi nhớ, vừa nuôi các ý kiến mới mẻ. Hãy luôn mang bên mình một cuốn sổ nhỏ hay vài tờ giấy để khi xuất hiện sáng kiến bạn có thể ghi lại. Những người có tính sáng tạo biết rằng một sáng kiến xuất chúng có thể nảy sinh ở mọi nơi, mọi lúc. Đừng để các sáng kiến biến mất, nếu bạn không muốn phá bỏ những thành quả của tư duy.
- Tiếp theo hãy xem xét lại các ý tưởng mới, sau đó cất giữ chúng ở một nơi có thể dễ dàng lấy ra, có thể đó là một ngăn bàn hay một hộc tủ nào đó. Bạn có thể thấy nhiều sáng kiến không hề có giá trị và hãy gạch chúng đi. Còn với những sáng kiến có khả năng hứa hẹn thì hãy giữ lại.
- Hãy khai thác và suy nghĩ về các ý tưởng đó rồi tạo điều kiện cho nó phát triển. Suy nghĩ về vấn đề đó, gắn nó với những vấn đề có liên quan tới vấn đề đó. Khi thời gian đã chín muồi, bạn hãy sử dụng nó cho công việc, cho tương lai.
-
Nói tóm lại, hãy sử dụng
những công cụ dưới đây để sáng tạo:
-
-
- Hãy tin rằng điều đó có thể được thực hiện. Khi bạn tin rằng một việc gì đó có thể được thực hiện thì bộ não bạn sẽ tìm cách thực hiện điều đó. Tin tưởng cũng là một giải pháp khác.
-
Hãy loại những từ “không thể”, “không hoạt động”, “không thể làm được”, “cố gắng cũng chẳng ích gì” ra khỏi vốn từ trong suy nghĩ và trong lời nói của bạn.
-
-
- Đừng để các suy nghĩ cổ hủ làm đông cứng bộ não bạn. Hãy chấp nhận các ý kiến mới. Hãy làm một người thích các cuộc thử nghiệm. Hãy thử áp dụng các phương pháp mới. Hãy là người tiến bộ trong mọi việc bạn làm.
- Mỗi ngày, bạn hãy tự hỏi mình: “Làm thế nào để làm việc tốt hơn?”. Không có giới hạn đối với sự tiến bộ. Khi bạn tự hỏi: “Làm thế nào để làm việc tốt hơn?” thì câu trả lời sẽ tự nó xuất hiện. Hãy thử đi và bạn sẽ thấy.
- Hãy tự hỏi mình: “Làm thế nào để làm được nhiều việc hơn?”. Sáng tạo là khả năng có sẵn của não bộ. Tự hỏi mình điều này, bộ não bạn sẽ làm việc để tìm ra cách tiết kiệm thời gian. Một sự kết hợp thành công trong kinh doanh là kết hợp giữa những gì mình có thể làm tốt hơn ( tức là nâng cao chất lượng công việc) và làm thêm những gì mình có thể làm (tức là nâng cao số lượng công việc).
- Tập hỏi và lắng nghe. Hỏi – nghe và bạn sẽ có được nguyên liệu để đi đến những quyết định đúng đắn. Hãy nhớ rằng: Người vĩ đại đề cao việc lắng nghe, người tầm thường đề cao việc nói.
- Mở rộng tầm nhìn. Làm cho mình được khuyến khích. Gặp gỡ những người có thể giúp bạn nảy ra những sáng kiến mới, những cách mới giúp bạn làm việc. Hãy hòa đồng với những người có sở thích nghề nghiệp và xã hội khác nhau.
-
Vậy là bạn đã có một ý tưởng kinh doanh tốt. Sau khi cân nhắc, loại bỏ, xem xét mọi khía cạnh để chọn ra ý tưởng kinh doanh sáng giá nhất, bạn phải tự mình (hoặc tìm thêm các cộng sự) xây dựng một kế hoạch kinh doanh cụ thể. Đến lúc này, câu hỏi Làm Gì đã được giải đáp.
Bạn đã biết phải làm gì nhưng chỉ biết thôi chưa đủ. Bạn sẽ mãi mãi đứng yên một chỗ nếu chỉ biết nghĩ về ĐÍCH đến. Một sáng kiến hay chưa đủ, một ý tưởng tuyệt vời vẫn chỉ là con số không nếu không được tiếp tục phát triển lên. Ông John Wanamakes, một thương gia tầm cỡ xuất phát từ hai bàn tay trắng luôn nhắc nhở chúng ta rằng: – Bạn sẽ không đạt được một cái gì cả nếu chỉ đơn thuần suy nghĩ về nó.
“Khi đàn ông Israel muốn hẹn hò với một phụ nữ, anh ta sẽ ngỏ lời với cô ấy ngay trong buổi tối hôm đó. Khi doanh nhân Israel có một ý tưởng, anh ta sẽ thực hiện nó ngay trong tuần. Quan điểm cho rằng nên tích lũy năng lực kinh nghiệm trước khi mở một doanh nghiệp hoàn toàn không tồn tại. Điều này lại rất tốt trong kinh doanh. Qúa nhiều thời gian chỉ cho bạn thấy điều gì sẽ thất bại chứ không phải thứ sẽ tạo ra sự thay đổi”.
Bạn hãy nghĩ đi, mọi vật trên thế gian này, từ vệ tinh nhân tạo, nhà chọc trời cho tới đồ chơi trẻ em, hết thảy đều là kết quả của quá trình tác động đến các ý tưởng – biến chúng thành hiện thực. Có thể nói con người chúng ta, những con người xuất chúng hay những người bình thường đều có thể xếp vào hai loại: loại người thành công trên đường đời là những con người hết sức năng động. Chúng ta gọi họ là “Người chủ động”. Loại người bình thường, và không thành công là những người thụ động- chúng ta gọi họ là “Người thụ động”.
Bằng việc nghiên cứu hai nhóm này, chúng ta có thể khám phá ra nguyên lý của sự thành công. “Người chủ động” là con người hành động. Anh bắt tay vào việc, thực hiện công việc đó cho đến khi nào hoàn tất mọi dự định và kế hoạch đề ra. Ngược lại, “Người thụ động” là người không chịu hành động. Anh ta trì hoãn mọi việc đến khi anh chứng tỏ rằng mình không có khả năng làm việc đó hoặc trì hoãn cho đến khi quá muộn để bắt tay vào việc.
Sự khác nhau giữa “Người chủ động” và “Người thụ động” thể hiện qua vô số những khía cạnh. Chẳng hạn “Người chủ động”lập kế hoạch cho một chuyến đi và anh ta thực sự tiến hành chuyến đi đó; Nhưng “Người thụ động”có thể cũng dự định như vậy song anh ta lại hoãn chuyến đi đó đến năm sau. “Người chủ động” muốn đi vào lĩnh vực kinh doanh và thực sự anh bắt đầu thực hiện ý định của mình bằng những việc làm cụ thể. “Người thụ động” cũng có ý định này nhưng anh ta chợt phát hiện ra một lý do “hợp lý” vì sao anh ta không nên theo đuổi ý định đó nữa. Hoặc một “Người chủ động”, ở tuổi 40, có thể quyết định chuyển sang một lĩnh vực công tác mới mẻ và anh ta thực sự làm được như vậy. Song một “Người thụ động”, với ý định tương tự sẽ ngay lập tức loại mình ra khỏi những hành động để đạt được dự định này bằng hàng loạt lý do.
Mọi hành vi và thái độ của con người luôn cho thấy sự khác nhau giữa “Người chủ động” và “Người thụ động”. “Người chủ động” thực hiện được một công việc mà anh ta muốn làm và thêm vào đó anh ta cảm thấy tin tưởng hơn vào bản thân, vững vàng hơn và chắc chắn là bằng việc làm đó anh ta có thêm thu nhập. Ngược lại, “Người thụ động”sẽ không làm được điều mình muốn làm bởi vì anh ta không hành động. Hậu quả kèm theo là sự mất niềm tin ở bản thân và sự nghèo khổ về vật chất.
“Người chủ động” là người thực sự hành động. Người thụ động chuẩn bị hành động nhưng lại không hành động.
Ai cũng muốn là “người chủ động”. Vậy hãy rèn luyện cho mình thói quen hành động.
Nhiều người theo “thuyết thụ động”, không làm được điều mình muốn bởi vì họ luôn cố gằng chờ đợi cho tới khi nào mọi việc đều thuận lợi ở mức 100% trước khi họ hành động. Tuy nhiên, tìm kiếm sự hoàn hảo là điều ảo tưởng. Bởi vì không một cái gì do bàn tay con người tạo ra lại có thể tuyệt đối hoàn thiện. Chính vì vậy chờ đợi tất cả mọi điều kiện hoàn toàn thuận lợi là không tưởng – cho dù bạn có thể dành cả cuộc đời cũng không có được.
Ba trường hợp sau minh họa cho cách xử sự của ba người đối với các tình huống cụ thể.
1- G.N gần 40 tuổi, có học thức, làm nhân viên kế toán, sống một mình. Mong muốn duy nhất của G.N là lập gia đình. Anh muốn được yêu , được chia sẻ với ai đó. Muốn có một ngôi nhà, và những đứa con cùng với công việc hiện tại. Sau mỗi lần đi công tác anh ta lại có vẻ như sắp tổ chức đám cưới. Song mỗi lần như vậy, sắp đến ngày cưới, anh ta lại phát hiện ra nhược điểm nào đó ở người bạn gái.
Một chuyện xảy ra hai năm trước đây. Khi đó G.N gặp một cô gái hấp dẫn, tính tình vui vẻ, khá thông minh. Nhưng vốn là người kỹ tính, G.N thấy cần phải tuyệt đối chắc chắn về người bạn đời trước khi tiến hành lễ cưới. Một buổi tối nọ khi họ đang bàn kế hoạch chuẩn bị, vị hôn thê tương lai đưa ra một vài nhận xét khiến G.N băn khoăn. Vì thế để chắc chắn rằng, người bạn đời của mình phải là người hoàn toàn phù hợp với mình, G.N soạn ra một “văn bản” dài 4 trang giấy tập hợp tất cả những quy định mà cô gái phải chấp thuận trước khi hai người chính thức bước vào hôn nhân. “Văn bản” này được đánh máy sạch sẽ và giọng văn cũng như cách trình bày hệt như một văn bản pháp lý đề cập đến mọi chi tiết sinh hoạt mà G.N có thể nghĩ ra. Trên đó có phần nói về tôn giáo ghi rõ rằng họ sẽ đi lễ nhà thờ ở đâu, bao nhiêu buổi một tuần, quyên góp bao nhiêu và một phần khác dành nói về con cái : họ sẽ có bao nhiêu đứa con – và vào khi nào….
Trong “văn bản” này G.N còn phân loại khá chi tiết và rõ ràng những người bạn mà họ đặt quan hệ, xác định rõ công việc của người vợ tương lai, nơi ở và cách chi tiêu. G.N kết thúc “văn bản” bằng việc dành hẳn một trang giấy liệt kê những thói quen cụ thể mà cô gái phải từ bỏ hoặc phải hình thành cho mình. Đó là những thói quen liên quan đến việc hút thuốc lá, uống rượu, trang điểm, giải trí, v.v…
Các bạn có thể hình dung được điều gì sẽ xảy ra khi vị hôn thê tương lai của G.N xem: “Tối hậu thư” này. Cô gái gửi trả lại với dòng chữ: “Dù tốt hay xấu, nhưng những điều quy định về hôn nhân theo luật pháp thông thường là đủ sức bảo đảm cho bất kỳ một người nào bước vào hôn nhân. Với em cũng vậy. Những điều còn lại kia hoàn toàn không cần thiết”.
Khi tâm sự với tôi câu chuyện này G.N tỏ vẻ băn khoăn: – Tôi đã có gì không phải với cô ấy khi viết ra những điều đó?
Chẳng có gì là không phải cả. Chỉ có điều anh đã quá cầu toàn ở những điều không cần thiết.
Một người thành đạt không rèn luyện năng lực loại bỏ mọi trở ngại trước khi chúng phát sinh mà là rèn luyện khả năng dám đối mặt và tự tìm cách giải quyết khó khăn nảy sinh. Chúng ta cần phải luôn luôn sẳn sàng đón nhận sự thuận lợi, vừa phải cho phép hành động ngay chứ không phải là cứ khoanh tay chờ đợi.
2- Hoàn cảnh của H.M cũng giống như hàng triệu người đàn ông trẻ tuổi khác. Ở tuổi ngoài 20, có vợ và một đứa con, gia đình anh sống dựa vào khoản thu nhập khiêm tốn. Họ đang sống trong một căn hộ nhỏ. Cả hai đều muốn có nhà mới, tiện nghi hơn. Trở ngại nhỏ trong việc mua nhà mới đó là phải có khoản tiền đặt cọc. Một hôm, khi đang viết sec thanh toán tiền thuê nhà cho tháng sau, H.M chợt khám phá ra một điều và thấy bực bội với chính mình vì anh phát hiện ra rằng số tiền thuê nhà hàng tháng hiện nay của gia đình anh chính bằng số tiền trả dần từng tháng cho căn hộ mới. H.M liền thông báo với vợ: “Thế nào, em có muốn có nhà mới vào tuần sau không?” “Anh nói gì vậy?”. – Vợ anh nghi ngờ: – “Làm sao có thể đùa như thế? Anh thừa biết là chúng ta không có tiền, thậm chí cả tiền đặt cọc ban đầu”.
Nhưng H.M vẫn quyết tâm thực hiện dự định của mình. Anh nói: – Hàng trăm nghìn gia đình như mình muốn mua nhà mới những chắc là chỉ nửa trong số họ có được nhà. Họ luôn gặp những trở ngại do chính họ nghĩ ra. Chúng ta chuẩn bị mua nhà. Anh vẫn chưa biết làm thế nào để có đủ tiền đặt cọc nhưng nhất định sẽ có.
Một tuần sau đó, hai người tìm được ngôi nhà vừa ý với số tiền đặt cọc là 1200 đôla. Vấn đề đối với họ bây giờ là làm sao có đủ 1200 đôla. H.M biết rằng không thể vay tiền theo cách thông thường, bởi như thế sẽ là một khoản tiền lớn đè nặng lên tài khoản của anh và anh sẽ không có gì thế chấp cho ngôi nhà mới mua.
Tuy nhiên, lẽ đời là cứ có quyết tâm thì sẽ tìm ra một lối thoát. H.M chợt nảy ra một sáng kiến. Anh sẽ liên hệ với người xây dựng khu nhà mới và hỏi vay một người trong số họ khoản tiền trên. Ban đầu, người này hoàn toàn không đồng ý nhưng sự kiên trì đã giúp H.M đạt được điều mong muốn. Người kia cho H. M vay khoản tiền 1200 đôla với điều kiện hoàn lại dần 100 đôla sau mỗi tháng, có tính thêm tiền lãi.
Giờ đây vấn đề là làm thế nào H.M kiếm được 100 đôla một tháng. Hai vợ chồng cùng tính toán và họ tìm ra cách cắt giảm chi tiêu mỗi tháng 25 đôla. Nhưng vẫn còn 75 đôla phải xoay xở cho bằng được. H.M nghĩ ra một cách là anh đến gặp ông chủ của mình, nói cho ông ta biết về việc anh đang làm. H.M trình bày với ông ta: “Ngài thấy đấy, tôi cần phải có được 75 đôla mỗi tháng để có thể hoàn thành việc mua nhà. Tôi nghĩ rằng ngài sẽ tăng lương cho tôi nếu tôi thực sự xứng đáng. Ở chỗ chúng ta có nhiều công việc có thể tiến hành vào ngày nghỉ cuối tuần. Ngài có thể cho tôi một cơ hội để làm những việc đó không?.
Bạn có thể đoán được sự thông cảm của “sếp” đối với thái độ chân thành của H.M. Ông ta cho phép H.M làm thêm 10 giờ vào ngày nghỉ cuối tuần và thế là hai vợ chồng họ thực hiện được ước mơ chuyển đến nhà mới.
Nếu anh cứ chờ đợi hay trì hoãn quyết định mua nhà cho đến khi nào có đấy đủ số tiền cần thiết thì chắc chắn là gia đình họ không biết đến bao giờ mới mua nổi căn nhà riêng cho mình.
3- Sau đại chiến thế giới thứ II, C.D tìm được việc làm tại phòng Hải quan, thuộc cục Bưu chính Hoa Kỳ. Ban đầu ông ta thích công việc của mình, nhưng 5 năm trôi qua ông thấy không hài lòng với đồng lương ít ỏi và sự gò bó đơn điệu của công việc cũng như cách xem xét nâng cấp bậc công tác lại căn cứ vào thâm niên làm việc tại đây. Với kiến thức khá sâu rộng trong lĩnh vực kinh doanh nhập khẩu, C.D nảy ra ý định nhập về các mặt hàng đồ chơi và tặng phẩm rẻ tiền.C.D đã từng biết đến nhiều nhà kinh doanh nhập khẩu không có được sự hiểu biết như ông ta nhưng cũng đã gặt hái những thành công trong lĩnh vực này. Nhưng đã 10 năm rồi mà ý định của C.D vẫn chưa được thực hiện. Và hiện tại, ông vẫn đang phục vụ tại phòng Hải quan. Lý do rất đơn giản: cứ mỗi lần chuẩn bị cho những dự định này, có cái gì đó chợt xuất hiện và ngăn cản C.D hành động: Lấy đâu ra đủ vốn? Sự suy thoái kinh tế hiện nay? Một đứa con ra đời; nhu cầu bảo hiểm tạm thời, những hạn chế buôn bán…và biết bao những biện bạch khác tập hợp lại thành vô số lý do cho sự chờ đợi và trì hoãn hành động.
Sự thật rõ ràng là C.D đã tự biến mình dần dần thành một con người thụ động. Ông muốn mọi khâu của công việc, mọi điều kiện phải hoàn toàn thuận buồm xuôi gió khi bắt tay vào việc. Sẽ chẳng có sự hoàn hảo nào đó và C.D không bao giờ có cơ hội thành công.
“Tôi rút ra bài học: Phải dám mạo hiểm. Dám làm những việc mà mình không chắc thành công. Dám chớp lấy thời cơ để vươn tới”.
(Gs Jerome Friedman. Giải Nobel vật lý 1990)
* Hai điều hướng dẫn sau đây sẽ giúp bạn tránh được sai lầm vì chỉ biết khoanh tay chờ đợi.
1- Dự đoán những khó khăn và những trở ngại bạn có thể gặp trong tương lai. Bất kỳ một sự đầu tư nào cũng có những rủi ro, những vấn đề mới xuất hiện và sự bất ổn nảy sinh. Giả sử bạn muốn lái ô tô đi từ Sài Gòn đến Đà Lạt nhưng bạn cứ khăng khăng chờ cho đến khi nào có được sự bảo đảm chắc chắn rằng trên đoạn đường đó sẽ không có những chỗ ngoắt nghéo khó đi, không có trắc trở đi lại do ô tô, xe máy đông đúc, thời tiết đẹp, không có những kẻ say rượu lái xe… Tóm lại là không có bất kỳ một loại rủi ro nào. Nếu mong đợi những điều như thế và coi chúng là nhân tố quyết định cuộc hành trình của mình, thì chắc chắn bạn sẽ không bao giờ có thể khởi hành được. Khi dự định cho chuyến đi này, rõ ràng là bạn cần vạch sơ đồ để tránh rủi ro xuống mức tối thiểu, song bạn không thể tránh được hết thảy mọi rủi ro.
2- Sẵn sàng đối mặt với những khó khăn nảy sinh. Kinh nghiệm cho thấy những con người thành công không phải là người luôn có thể loại bỏ mọi trở ngại trước khi hành động mà là người lúc nào cũng tìm ra được các giải pháp để giải quyết những vướng mắc mà anh ta gặp phải. Trong hoạt động kinh doanh cũng như khi bước vào việc hôn nhân hay trong bất kỳ mọi hoạt động nào khác, bạn đều phải vượt qua những “chiếc cầu” rồi mới tiếp tục được cuộc hành trình của mình.
Chúng ta không thể mua bảo hiểm để tránh được hết thảy mọi rủi ro.
Khi nảy ra những dự định nào đó, hãy nhanh chóng quyết định hướng hành động.
Đặt ra những dự định là rất quan trọng nhưng đừng mắc sai lầm về điều này. Chúng ta phải nghĩ ra những ý tưởng nhằm sáng tạo ra hoặc để cải thiện một cái gì đó. Thành công sẽ chẳng bao giờ đến với ai suốt đời không theo đuổi một mục đích nào. Nhưng chúng ta một lần nữa, cũng đừng hiểu lầm điều này. Những điều này chỉ có nghĩa khi bạn thực sự biến những mong muốn của mình thành hành động cụ thể.
Xung quanh chúng ta hàng ngày, hàng giờ có biết bao những con người đã tự mình chôn vùi những ý tưởng tốt đẹp, bởi vì, họ sợ và ngại bắt tay vào hành động thực sự và sau đó rất có thể là “bóng ma” của những dự định không thành đó cứ quay về “ám ảnh” làm họ day dứt không yên.
“Hãy hành động để xua đi nỗi sợ hãi và có thêm lòng can đảm cùng sự tin tưởng”. Bạn nên nhớ rằng hành động sẽ nuôi dưỡng và củng cố thêm niềm tin trong bạn và sự thụ động chỉ làm tăng thêm nỗi sợ cho bạn. Một lần, tôi được nghe anh bạn làm nghề hướng dẫn nhảy dù kể rằng: – Cú nhảy thực sự không nguy hiểm hay đáng sợ lắm mà chính là khoảng thời gian chờ đến lượt mình. Tôi luôn cố gắng rút ngắn thời gian đi đến nơi thực hành cho các vận động viên nhảy dù. Thông thường rất nhiều người trong số họ suy nghĩ quá nhiều về những gì sẽ xảy ra và họ lấy làm lo sợ. Càng do dự, trì hoãn, không những mất hết sự tin tưởng vào bản thân mà lại càng thêm sợ hãi”.
Chờ đợi đôi khi cũng khiến những chuyên gia bậc thầy cảm thấy lo lắng hồi hộp. Ông Edward R. Munao, người phát thanh viên hàng đầu nước Mỹ này luôn toát mồ hôi và mất bình tĩnh trước khi ông bắt đầu vào phòng thu thanh. Nhưng một khi ông thực sự bắt tay vào việc thì nỗi sợ hãi biến mất. Nhiều cựu diễn viên nổi tiếng cũng trải qua hoàn cảnh tương tự. Họ đều nhất trí rằng phương thuốc duy nhất giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi khi đứng trước các khán giả là hành động. Hành động, bắt đầu công việc ngay lập tức, sẽ xua đi cảm giác sợ sệt và lo lắng.. Phương pháp duy nhất để vượt qua những nỗi sợ như thế – vâng và, đúng hơn là bất kỳ nỗi sợ hãi nào, tôi muốn nhấn mạnh điều này, là bằng hành động cụ thể.
Bạn ngại điện thoại cho một ai ư? Hãy cứ gọi đi và sự ngần ngại sẽ biến mất. Nếu cứ nhấc máy lên rồi lại đặt máy xuống thì mỗi lúc bạn sẽ thấy một cảm giác khó thực hiện cú điện thoại ấy biết bao!
Bạn sợ phải đi gặp bác sĩ để chẩn đoán một triệu chứng nào đó hay xét nghiệm một điều gì đó ư? Hãy cứ đi đi – nỗi lo sợ sẽ không có gì nghiêm trọng xảy ra với sức khỏe của bạn và nếu như có vấn đề nào đó thật sự thì bạn cũng sẽ biết cần phải hành động tiếp như thế nào. Giả sử bạn hủy bỏ buổi kiểm tra sức khỏe đó và cứ tiếp tục để nỗi lo sợ và ngần ngại ăn sâu vào cơ thể bạn, điều chắc chắn là bạn sẽ suy sụp thực sự cả về thể xác và tinh thần.
Còn đây nữa, bạn đừng ngại khi tranh luận với một ai đó thuộc bậc đàn anh của mình về một vấn đề. Hãy mạnh dạn lên và bạn sẽ thấy những điều lo ngại được bạn chế ngự như thế nào?…
Hãy nuôi dưỡng niềm tin trong bạn và hãy hành động để chiến thắng sự sợ hãi.
“ Đâu phải ngẫu nhiên mà Tập đoàn trang phục thể thao hàng đầu thế giới NIKE lại sử dụng câu Slogan: “Just do it” (cứ làm đi)”
Khi chuẩn bị viết tiếp những dòng này, tôi chợt nhớ tới nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Azit Nêxin với tập truyện cười: “Những người thích đùa” đầy ý nhị. Trong đó ông kể, có một nhà văn nọ trong nhiều năm ròng không viết nổi một tác phẩm nào bởi một lý do mà nhà văn này luôn vin vào là hoàn cảnh. Lúc thì nhà chật, nhà hết chật thì tại trời nóng… Đến lúc không còn một lý do nào nữa thì anh ta đổ lỗi cho… ruồi. Và mãi mãi anh ta chẳng làm nên một điều gì cả.
Chẳng đến nỗi như anh chàng kể trên, một nhà văn trẻ tuổi đầy nhiệt huyết và say mê nghề nghiệp nhưng chưa từng gặt hái được thành công nào đã từng tâm sự: – Khó khăn duy nhất mà tôi gặp phải là tôi không viết ra được một trang nào dù đã tiêu phí hàng tuần liền? Nhà văn cần có nguồn cảm hứng, sáng tạo. Vậy mà chẳng hiểu sao, chữ nghĩa của tôi đã đi đâu mất?
Đúng như nhà văn đó nhận xét, viết văn là quá trình sáng tạo. Nhưng mà, điều tôi sắp viết ra dưới đây, tạm gọi là: “Bí quyết” để tạo ra những tác phẩm thành công, theo lời tâm sự của một nhà văn thành đạt, rất đáng để chúng ta suy ngẩm:
– Tôi thường vận dụng thủ thuật “sức mạnh của bộ óc” trong khi hành động. Mỗi khi gặp phải những trở ngại, tôi không thể chờ đợi sức mạnh tinh thần tiếp sức cho mình mà tự tôi, chính tôi phải đánh thức tâm lực của mình và tôi đã làm gì? Tôi ngồi vào bàn, cầm bút và viết ra như một cái máy: Tôi viết ra bất kỳ một cái gì đó – viết và cứ viết, thậm chí trang giấy đầy những nét nguệch ngoạc. Tôi cố gắng làm cho ngón tay và cánh tay liên tục cử động và rồi sớm hay muộn, dù ý thức được hay không, bộ óc của tôi cũng dần dần đi theo hướng cần phải đi. Tất nhiên, đôi khi tôi chợt nghĩ ra những ý tưởng mới mẻ, mặc dù tôi không cố gắng viết để hướng tới những ý tưởng ấy. Nhưng đó chỉ là những phần thưởng ngẫu nhiên – “Phần lớn những ý tưởng hay xuất hiện đúng lúc khi tôi đang thực sự bắt tay vào việc viết thật nhanh những dòng suy nghĩ của mình lên trang giấy”.
Có hành động đi trước để rồi kéo theo sau là những hành động khác. Đó là quy luật tự nhiên, không một vật gì tự chúng khởi động. Điều này đúng ngay cả với rất nhiều những dụng cụ cơ khí nhỏ mà chúng ta sử dụng hàng ngày. Thí dụ, căn nhà của bạn có lò sưởi tự động, song bạn phải lựa chọn nhiệt độ (tức là phải hành động) vừa ý trước đã. Chỉ sau khi bạn đã gài số mình muốn thì xe hơi của bạn mới sang số một cách tự động. Bộ não cũng hoạt động theo nguyên tắc tương tự. Bạn khởi động bộ não, “vào số” và nó sẽ hoạt động theo sự điều khiển của bạn.
Ông trưởng phòng một chi nhánh thuộc một tổ chức kinh doanh bán hàng đến từng nhà đã kể lại cho tôi nghe cách đào tạo nhân viên bán hàng sử dụng “biện pháp cơ học” để bắt đầu công việc nhanh chóng và thành công. Theo lời ông thì, nhân viên bán hàng theo phương thức đến gõ cửa từng nhà gặp phải rất nhiều phiền toái. Và ngay cả với những người đã từng làm việc lâu năm trong nghề này cũng cảm thấy rất khó khăn khi đến gọi cửa nhà ai vào buổi sáng sớm. Họ thừa biết rằng: Người chủ nhà tiếp họ không được lịch sự cho lắm cũng đã là điều may mắn với họ. Vì vậy đương nhiên họ luôn tìm cách trì hoãn không bắt đầu công việc vào buổi sáng: Uống vài ly cà phê sáng, đi dạo loanh quanh một lúc hay làm vô số những việc linh tinh khác cốt sao để họ đừng là người gọi cửa đầu tiên ở các gia đình kia.
Tôi có cách riêng của mình để hướng dẫn các nhân viên mới vào nghề này. Tôi giải thích cho họ hiểu rằng cách bắt đầu duy nhất là hãy khởi động. Đừng do dự. Đừng trì hoãn. Hãy làm thế này: đổ xe, cầm lấy cặp đựng các mẫu hàng. Đi đến trước cửa. Bấm chuông. Mỉm cười với chủ nhà. Chào họ một cách lịch sự và thật tự nhiên, bắt đầu bài giới thiệu sản phẩm của mình mà không cần phải suy nghĩ hay chuẩn bị tinh thần. Hãy cứ bắt đầu như thế và anh sẽ xua tan sự e ngại căng thẳng ban đầu. Tiếp tục những lần gọi cửa sau đó, trí tuệ của anh đã nhạy bén hơn và công việc sẽ trôi chảy hơn nhiều”.
Một diễn viên hài từng nói: Điều khó khăn lớn nhất trong cuộc đời là rời khỏi chiếc giường ấm áp để vào căn phòng lạnh lẽo. Anh ta đã hiểu đúng điều mà chúng ta muốn nói: Bạn càng kéo dài thời gian nằm trên chiếc giường ấm áp đó và nghĩ ra những sự bất tiện nếu phải xa rời nó bao nhiêu thì bạn càng thấy vấn đề trở nên khó thực hiện bấy nhiêu. Nhưng trong tình huống này chỉ cần một cử động đơn giản là đặt đôi chân xuống nền nhà thì lập tức sự ngần ngại sẽ biến mất.
Vấn đề đã quá rõ ràng. Con người hành động không bao giờ chờ đợi sức mạnh tinh thần đến lay gọi mình mà chính họ luôn luôn chủ động khơi dậy tâm lực trong họ.
Nào,bây giờ sẽ là lúc chúng ta bàn về âm thanh kỳ diệu của hai tiếng “thành công”. Hãy nhớ rằng “Ngày mai”: “tuần tới”, “sau đây”, “một lúc nào đó”, “một ngày tới” là những từ thường đồng nghĩa với một ngôn từ khởi đầu cho sự thất bại: “Không bao giờ”.
Chúng ta đã có quá nhiều những ước mơ không bao giờ có thể trở thành hiện thực bởi vì chúng ta nói: “Tôi sẽ bắt đầu làm việc đó vào một ngày tới đây” thay vì câu nói: “Tôi sẽ bắt đầu ngay bây giờ đây”.
Bạn muốn viết vài dòng cho một người bạn ư? Hãy làm mau đi. Bạn chợt nảy ra một sáng kiến mà bạn cho rằng sẽ rất có ích cho công việc của mình ư? Hãy thử nghiệm ngay đi. Hãy luôn ghi nhớ lời khuyên: “Việc gì có thể làm hôm nay thì đừng trì hoãn đến ngày mai”. Bạn nên ghi nhớ thêm rằng suy nghĩ để hành động vào chính “lúc này” thì bạn sẽ đạt được điều mong muốn nhưng nghĩ rằng sẽ hành động vào một ngày nào đó hoặc “lúc nào đấy” thì có nghĩa là bạn thất bại và sẽ không bao giờ hoàn thành công việc cần làm…
Một thí nghiệm thú vị về người thất nghiệp.
Đó là thí nghiệm do Giáo sư tiến sỹ Trương Nguyện Thành, Viện trưởng Viện Khoa học – Công nghệ tính toán tp. HCM tiến hành.
Ông kể: “ Chúng tôi đã tiến hành một “thí nghiệm” nhỏ từ hai đại diện người thất nghiệp: một sinh viên công nghệ thông tin trẻ mới ra trường nhưng chưa có việc làm và một phụ nữ có bằng cử nhân, có kinh nghiệm làm việc về công nghệ thông tin nhưng phải về quê để ở nhà nuôi con nhỏ. Cả hai được cung cấp ý tưởng để thiết kế, phát triển ứng dụng cho điện thoại thông minh (cả hai có thể gọi qua Skype để được hướng dẫn thêm khi cần trong quá trình phát triển sản phẩm và được nhận một ít phụ cấp hằng tháng). Kết quả, sau hơn 6 tháng, bạn sinh viên trẻ đã hoàn tất một trò chơi mang tính giáo dục về hóa học dành cho người dùng ở mọi trình độ khác nhau, gọi là Dalton và nhờ vậy nhận được học bổng cao học tại Mỹ. Còn bà mẹ nuôi con vừa làm vừa trông con cũng hoàn tất KHỎE – một ứng dụng dành cho những ai quan tâm đến sức khỏe và đặc biệt là những người bị tiểu đường, cao huyết áp, hay béo phì; hiện đang tìm người hợp tác hoặc đầu tư để đưa ứng dụng này ra thị trường ở VN”.
Và rồi giáo sư kết luận: “ “Thí nghiệm” này chứng minh một điều quan trọng là nếu tạo được môi trường với những công trình nhỏ và cụ thể, những cử nhân và thạc sĩ “thất nghiệp” có thể trau dồi thêm kinh nghiệm và một số kỹ năng làm việc để nâng cao cơ hội tìm được việc làm, hoặc những phụ nữ có chuyên môn cao nhưng không đi làm vì lý do gia đình vẫn có thể sử dụng chuyên môn để đóng góp cho phát triển kinh tế. Qua đó, sẽ giúp nâng cao vai trò phụ nữ và ổn định xã hội”.
Hoàn toàn đúng nhưng theo chúng tôi là chưa đủ. Tại sao những cử nhân ấy chỉ có thể biết làm khi được cung cấp ý tưởng và được nhận một ít phụ cấp hằng tháng? Ý tưởng từ bộ não của mình và cuộc sống và vốn thì từ xã hội. Hãy đọc kỹ bài viết này rồi bạn sẽ có cả 2. Tôi tin và bạn cũng hãy tin như thế.
Vốn Đâu? Vốn Đâu? Vốn Đâu?
Để trả lời cho câu hỏi vốn đâu, chúng ta nên bắt đầu bằng một câu chuyện mang tính kinh điển mà có lẽ nhiều người đã biết.
Chuyện rằng, khoảng 6.000 năm trước, tại thành phố Babylon có một người cực kỳ giàu có tên là Arkad. Anh ta nổi tiếng khắp nơi về sự giàu có của mình. Anh ta cũng nổi tiếng bởi tính hào phóng. Anh ta là một người rộng lượng và nhân từ. Anh ta sử dụng tài sản của mình một cách thoải mái. Tuy thế, mỗi năm tài sản của anh ta vẫn cứ gia tăng nhanh chóng và gia tăng gấp bội so với số tiền mà anh ta tiêu xài.
Một hôm, những người bạn trước đây của anh ta đến tìm gặp anh ta và nói: “Arkad này, anh may mắn hơn nhiều so với chúng tôi rồi. Anh đã trở thành người giàu có nhất thành Babylon trong khi chúng tôi phải vật lộn hàng ngày để có miếng ăn mà sống. Anh có thể mặc những bộ đồ đắt tiền nhất và anh có thể thưởng thức những món ăn quý hiếm nhất, trong khi chúng tôi phải hài lòng khi chúng tôi giúp gia đình mình có được quần áo tươm tất và có đủ thức ăn để sống, chỉ thế thôi cũng là rất quý đối với chúng tôi”.
“Vâng, đã từng có lúc chúng ta giống nhau. Chúng ta đã được dạy dỗ bởi cùng một người thầy. Chúng ta đã chơi đùa trong cùng một trận đấu. Và trong học hành cũng như trong vui chơi anh nào có giỏi giang gì hơn chúng tôi đâu”.
“Chúng tôi nhận thấy rằng anh cũng không làm việc chăm chỉ hơn chúng tôi và cũng chẳng phải là người trung thực hơn chúng tôi. Thế thì, tại sao số phận lại cho anh được hưởng tất cả những điều tốt đẹp nhất trên đời trong khi lại chẳng điếm xỉa gì đến chúng tôi, những người không kém phần xứng đáng được hưởng tất cả những thứ đó?”.
Arkad nói: “Nếu từ đó đến nay các bạn chẳng đạt được thứ gì khác hơn là sự tồn tại tẻ nhạt, thì điều đó là bởi các bạn, hoặc không nắm bắt được những nguyên tắc chỉ đạo trong việc tạo dựng cơ nghiệp, hoặc các bạn không nhận ra được chúng.
“Số phận” là một nữ thần xấu tính, bà ta chẳng cho ai được sống tốt đẹp mãi mãi. Ngược lại, bà thiêu hủy tất cả những người có được vàng bạc mà không phải do chính tay mình làm ra. Bà đùa giỡn với những kẻ tiêu tiền hoang phí, những kẻ này không sớm thì muộn cũng sẽ phải sống trong cảnh bần cùng bất mãn. Trong khi đó, những kẻ có tiền của mà lại luôn keo kiệt và chỉ biết khăng khăng tích trữ của cải của mình, rốt cuộc thì họ cũng phải sống trong nỗi lo sợ về sự cướp bóc và tự diệt vong bởi nỗi đau khổ âm ỉ này.
“Cũng có những người có được của cải không phải do chính tay mình làm ra, và họ cố gắng làm lụng để tích lũy thêm của cải thì họ sẽ được tiếp tục sống đời hạnh phúc và mãn nguyện. Nhưng những người như thế rất hiếm hoi, tôi biết về họ cũng chỉ qua lời đồn đại trong thiên hạ mà thôi. Nếu một ngày nào đó đột nhiên các bạn được thừa hưởng một gia tài khổng lồ thì liệu các bạn có thể tiếp tục cố gắng làm lụng nữa không?”.
Những người bạn của anh ta thừa nhận rằng những lời này rất đúng. Và họ khẩn cầu anh ta giải thích cho họ phương cách làm giàu của anh ta, thế nên anh ta tiếp lời:
“Khi tôi còn trẻ, tôi luôn trông mong rằng mình sẽ tạo ra được niềm hạnh phúc và sự hài lòng cho bản thân và cho tất cả mọi người. Và tôi nhận thấy của cải là yếu tố quyết định tôi có thể được hạnh phúc và hài lòng.
Của cải là sức mạnh. Với của cải, tất cả mọi thứ đều có thể.
Chúng ta có thể trang hoàng nhà cửa bằng những thứ đắt tiền nhất.
Chúng ta có thể vượt biển xa.
Chúng ta có thể mua được vàng bạc đá quý.
Chúng ta có thề xây được đền đài thờ phụng Thượng đế.
Chúng ta có thể thực hiện nhiều việc giúp mình được hài lòng”
“Và, khi tôi hiểu được tất cả những điều này, tôi tự tuyên thệ với chính mình rằng tôi sẽ cố gắng chia sẻ những điều tốt đẹp trong đời. Tôi nhất định không để mình trở thành người ngoài cuộc, đứng nhìn mọi người vui vẻ với dằn vặt của lòng ganh tị. Tôi sẽ không cho phép mình hài lòng với những trang phục xoàng xĩnh. Tôi sẽ không cho phép mình hài lòng với số phận nghèo khó của mình. Ngược lại, tôi sẽ tự biến mình thành khách mời thường xuyên của những bữa tiệc thịnh soạn tràn ngập những điều tốt đẹp này.
Như các bạn biết, vì là con của một nhà buôn bình thường, là một thanh niên trong một gia đình đông con, tôi chẳng có hy vọng gì vào việc thừa kế một tài sản kếch xù từ cha mình. Tôi cũng không có hy vọng được cấp cho một số vốn nhất định nào đó, như các bạn đã chân thành nói lên. Tôi chẳng có sức mạnh hay tài năng gì tốt hơn các bạn cả, nên tôi đã quyết định rằng muốn đạt được những điều mình mong ước thì nhất định tôi cần phải có thời gian để học tập.
Về mặt thời gian thì, tất cả mọi người đều được Thượng đế ban cho một khoảng thời gian rất dài. Các bạn, mỗi người trong các bạn, đều có thời gian để làm giàu. Tuy nhiên các bạn phải thừa nhận rằng các bạn chẳng có gì cả ngoại trừ gia đình ấm cúng của mình.
Về mặt học tập thì, thấy giáo của chúng ta đã dạy chúng ta rằng việc học tập gồm có hai mặt: một mặt nó giúp chúng ta nghiên cứu và tìm biết về những điều chúng ta chưa biết, mặt khác nó giúp chúng ta biết được làm cách nào để có thể biết được rằng đâu là điều mình chưa biết.
Thế nên tôi đã quyết định khám phá xem mình có thể làm gì để tích lũy của cải nhằm thực hiện những ước mơ của mình. Tôi tìm được một việc làm, trong vai trò là người sao chép bản thảo, tại một văn phòng nọ. Tôi trải qua nhiều giờ đồng hồ mỗi ngày để làm việc cùng hũ mực. Hết tuần này sang tuần nọ, hết tháng này sang tháng nọ, tôi lao động liên tục, tuy nhiên tôi vẫn chưa kiếm được thứ gì cho ra hồn cả. Tất cả những khoản chi tiêu cơm áo gạo tiền vẫn liên tục réo gọi tôi, nhưng quyết tâm làm giàu trong tôi vẫn luôn ám ảnh tôi.
Và một ngày nọ Algamish, một người cho vay tiền lấy lãi, xuất hiện tại văn phòng và trao cho tôi một bản điều luật và nói rằng: “Tôi cần có bản sao của nó trong vòng hai ngày, và nếu anh hoàn tất được công việc này thì tôi sẽ cho anh hai xu”.
Thế rồi tôi làm việc tích cực. Nhưng bản điều luật này quá dài, và khi Algamish quay trở lại thì tôi vẫn chưa làm xong việc. Ông ta tỏ ra tức giận, và nếu tôi là nô lệ của ông ta thì có lẽ ông ta đã nện tôi một trận nhừ tử rồi. Nhưng vì biết rằng ông ta không được phép làm thế nên tôi không hề cảm thấy sợ hãi. Và tôi đã nói với anh ta rằng: “Algamish này, ông là một người rất giàu có. Xin hãy nói cho tôi biết tôi có thể làm gì để có thể trở nên giàu có như ông. Và suốt đêm nay tôi sẽ cố gắng hết sức mình để hoàn tất công việc này trước sáng ngày mai”.
Ông ta mỉm cười và đáp lời: “Anh là một tên láu cá, nhưng thôi được chúng ta sẽ trao đổi việc này vậy”.
Suốt đêm đó tôi ra sức làm việc, dù lưng tôi đau và mắt tôi có hoa lên và đầu tôi nhức như búa bổ, nhưng tôi vẫn cố gắng làm việc. Rồi khi mặt trời ló dạng thì công việc của tôi cũng được hoàn tất.
“Bây giờ thì- tôi nói – hãy cho tôi biết những gì ông đã hứa”.
“Anh đã giữ đúng lời hứa của mình, tốt lắm chàng trai ạ – ông ta mỉm cười tử tế – và ta đã sẵn sàng thực hiện lời hứa của mình. Tôi sẽ kể cho anh nghe những điều mà anh muốn biết bởi vì tôi là một người lớn tuổi. Và khi một thanh niên tìm đến một lão già để hỏi xin lời khuyên thì anh ta luôn nhận được những hiểu biết của những năm đã qua. Thường thì các chàng trai trẻ luôn nghĩ rằng những người già cả chỉ biết về những điều đã qua trong quá khứ, và thế nên những lời khuyên của họ cũng chỉ là vô bổ. Nhưng hãy ghi nhớ điều này: Mặt trời mọc vào ngày hôm nay cũng chình là mặt trời tỏa ánh nắng vào ngày cha anh được chào đời, và nó sẽ tiếp tục chiếu sáng vào ngày con cháu của anh qua đời”.
“Suy nghĩ của tuổi trẻ – ông ta tiếp tục – giống như ánh sáng của sao băng tạo ra ánh sáng trên bầu trời, nhưng sự khôn ngoan từng trải của tuổi già lại giống như một ngôi sao cố định trên bầu trời. Ánh sáng của nó không thay đổi và các thủy thủ nhờ đó mà xác định được hướng đi của mình”.
“Hãy nhớ kỹ những lời của tôi, vì nếu không anh sẽ không nắm bắt được chân lý mà tôi sắp sửa nói cho anh nghe. Và anh sẽ nghĩ rằng công việc thâu đêm tối qua đã trở thành vô nghĩa”.
Sau đó ông ta nhìn thẳng vào tôi với ánh mắt sắc sảo và nói bằng giọng đầy thuyết phục: “Ta đã nhìn được con đường hướng đến của cải khi ta xác định rằng một phần trong số những gì mình kiếm được chính là phần của mình, mình phải lấy nó. Và anh cũng thế”.
Ông ta tiếp tục nhìn thẳng vào tôi mà không hề nói thêm gì cả.
-
- Chỉ thế thôi sao? – Tôi hỏi.
- Chỉ thế thôi cũng đủ để biến một kẻ chăn cừu thành một người cho vay lấy lãi – ông ta đáp lời.
- Nhưng tất cả những gì tôi kiếm được đều là những thứ tôi giữ được, không phải vậy sao? – tôi gặng hỏi.
- Không thể thế đâu – ông ta đáp lời – Anh không chi trả cho thợ may sao? Anh không chi trả cho thợ đóng giầy sao? Anh không trả cho những thứ anh ăn sao? Anh có thể sống tại Babylon mà không tiêu xài thứ gì được không? Thế anh có thể cho ta thấy rằng tháng vừa rồi anh đã kiếm được thứ gì không? Trong suốt năm qua anh đã kiếm được thứ gì rồi? Thật ngốc nghếch! Anh chi trả cho tất cả mọi người, ngoại trừ cho chính mình. Thật xuẩn ngốc, anh làm việc vì người khác. Anh chỉ là một tên nô lệ làm việc để rồi người chủ cho ăn và cho uống, chỉ thế thôi. Nếu anh có thể giữ lại được một phần mười số tiền mà anh kiếm được, thì anh sẽ kiếm được bao nhiêu tiền trong khoảng thời gian mười năm?”.
Khả năng tính toán của tôi vẫn chưa đến nỗi tồi, và tôi trả lời rằng: “Số tiền đó bằng với số tiền một năm tôi kiếm được mà không tiêu xài gì cả”.
- Anh chỉ mới nói được một nửa vấn đề – ông ta lý luận – Mỗi đồng vàng anh dành dụm được sẽ là một tên nô lệ làm việc cho anh. Mỗi đồng kẽm mà nó kiếm được chính là con của nó, và đồng kẽm này cũng sẽ làm việc cho anh. Khi anh có tiền thì tiền bạc sẽ làm việc cho anh và con cái của nó cũng sẽ làm việc cho anh. Đó là tất cả những gì có thể giúp anh có được một gia tài khổng lồ mà anh hằng ao ước.
Anh nghĩ rằng tôi đang lừa gạt anh để quỵt tiền công của anh? – ông ta nói tiếp – nhưng nếu anh có đủ khôn ngoan để nắm bắt và làm theo bí quyết này thì tôi cam đoan rằng anh sẽ thu được một món lợi lớn gấp ngàn lần.
Anh cần phải giữ lại một phần trong số những gì anh kiếm được. Ít nhất anh phải giữ lại một phần mười con số đó, bất luận anh kiếm được ít hay nhiều. Hãy chi trả cho chính mình trước tiên.
“Của cải, giống như một nhánh cây, nó lớn lên từ hạt mầm rất nhỏ. Đồng kẽm đầu tiên mà anh dành dụm được chính là hạt mầm cho của cải lớn lên. Anh càng gieo hạt mầm đó sớm chừng nào thì nhánh cây đó càng sớm phát triển. Và anh càng tận tâm chăm sóc nó thì nó càng lớn nhanh, rồi thì sẽ đến lúc anh có thể mãn nguyện ngồi dưới bóng râm của nó”.
Ông ta nói thế, rồi bỏ đi.
Tôi suy nghĩ nhiều về những điều ông ta vừa nói với mình, và tôi nhận thấy điều này rất hợp lý. Thế rồi tôi quyết định rằng tôi sẽ thử xem. Mỗi khi tôi nhận được số tiền lương hàng tháng, tôi đều lấy ra mười đồng kẽm và cất nó đi. Tôi nhận thấy rằng tôi đang từ từ đổi khác theo từng ngày với bí quyết này.Vì số tiền dành dụm của tôi ngày một lớn thêm, nên cũng có lúc tôi bị cám dỗ bởi ham muốn mua sắm một thứ gì đó, chẳng hạn như quần áo và những thứ xa xỉ khác. Nhưng tôi đã khôn ngoan tự kiềm chế mình lại.
Vào tháng thứ mười hai sau khi Algamish bỏ đi thì ông ta lại xuất hiện và nói với tôi rằng: “Chàng trai ạ, anh đã tự chi trả cho chính mình ít nhất một phần mười số tiền nhận được trong suốt một năm qua rồi chứ?”.
Tôi trả lời với thái độ tự hào: “Vâng, thưa ông, tôi đã”.
“Thế thì tốt – ông ta đáp với vẻ mặt tươi cười – và anh đã làm gì với số tiền đó?”.
“Tôi đã trao nó cho Azmur, một thợ làm gạch. Anh ta bảo tôi rằng anh ta sẽ vượt biển đến xứ Tyre và mua về một số đồ trang sức quý hiếm của người Phênixi. Khi anh ta quay trở về chúng tôi sẽ bán chúng ra với giá cao và chia nhau phần tiền lãi”.
“Mọi kẻ ngốc đều phải học tập từ người khác – ông ta rít giọng – nhưng tại sao anh lại tin vào hiểu biết của một thợ gạch về đồ trang sức? Có bao giờ anh tìm đến thợ bánh mì để hỏi về những vì sao không? Không, nếu anh có khả năng suy nghĩ thì anh sẽ tìm đến nhà chiêm tinh. Số tiền tiết kiệm của anh đã bị mất trắng rồi, chàng trai ạ. Anh đã nhổ bật gốc nhánh cây mà anh đã ra công trồng trọt trong suốt năm qua. Nhưng anh hãy trồng lấy một cây khác. Hãy cố gằng lần nữa. Và lần tới có muốn hỏi xin lời khuyên về đồ trang sức thì anh hãy tìm đến người thợ kim hoàn. Nếu anh muốn hỏi xin lời khuyên về chăn nuôi cừu thì anh hãy tìm đến người chăn nuôi gia súc. Lời khuyên là một cái gì đó có thể cho không, nhưng anh chỉ nên nhận lấy những lời khuyên có giá trị mà thôi”. Nói đoạn, ông ta bỏ đi.
Và quả nhiên mọi việc diễn ra đúng theo lời ông ta nói. Tôi đánh mất toàn bộ số tiền dành dụm của mình. Nhưng Algamish đã lệnh cho tôi, và tôi đã bắt tay làm lại từ đầu. Lúc này mọi việc trở nên dễ dàng hơn với tôi vì tôi đã có được thói quen dành dụm này.
Một năm sau, Algamish lại xuất hiện và gặp tôi: “Kể từ khi tôi gặp anh đến giờ mọi việc tiến triển ra sao rồi?”.
- Tôi đã tận tâm dành dụm – tôi đáp lời – và tôi đã trao số tiền đó cho Agger, anh là một thợ làm khiên , để mua đồng thiếc, và sau mỗi bốn tháng anh ta lại trả cho tôi một số tiền lãi.
- Thế thì tốt rồi. Và anh đã làm gì với số tiền lãi đó?
- Tôi tổ chức thiết đãi mọi người bằng rượu mật ong và bánh ngon. Tôi cũng đã sắm được bộ trang sức mới rất đẹp. Và tôi dự tính một ngày nào đó tôi sẽ sắm cho mình một con lừa để cưỡi đi đây đó.
Algamish bật cười: “Anh đã ăn thịt những đứa con của số tiền tiết kiệm đó. Thế thì sao anh có thể mong đợi rằng chúng sẽ làm việc cho anh? Và làm sao chúng có thể sinh con đẻ cái và làm việc cho anh? Trước tiên anh cần có một đội quân phục vụ bằng vàng và sau đó anh mới có thể thưởng thức tiệc tùng mà không cần hối tiếc gì cả”. Ông ta nói thế rồi bỏ đi.
“Rồi trong suốt hai năm sau tôi không được gặp ông ta. Đến khi tôi gặp lại thì trên gương mặt ông ta đã hằn những nếp nhăn với đôi mắt như sụp xuống. Lúc này ông ta đã trở thành lão già thật sự. Và ông ta nói với tôi rằng: “Arkad này, anh đã có được gia tài mà anh hằng mơ ước chưa?”.
Tôi trả lời: “Vẫn chưa, nhưng đội quân nô lệ của tôi đang làm việc cho tôi rất tốt”.
- Và anh vẫn nhận lời khuyên từ những người thợ làm gạch?
- Họ chỉ có thể cho tôi những lời khuyên tốt về làm gạch mà thôi – tôi đáp lời.
- Arkad này – ông ta nói tiếp – anh đã học được những bài học này rất tốt. Trước tiên anh đã học được cách tiêu xài ít hơn khoản thu nhập mình kiếm được. Sau đó anh đã học được cách hỏi xin lời khuyên từ những người thành thạo trong lĩnh vực chuyên môn khác nhau. Và, cuối cùng, anh đã học được cách làm cho tiền bạc làm việc cho mình.
Anh đã tự dạy mình cách kiếm tiền, cách giữ tiền, và cách sử dụng tiền. Giờ đây tôi đã già lão rồi. Những người con của tôi chỉ biết nghĩ đến việc tiêu tiền mà chẳng hề nghĩ gì đến việc kiếm tiền. Tiền bạc của tôi rất nhiều, và tôi e rằng tôi không còn có thể bảo quản được nó nữa rồi. Nếu anh đến vùng Nippur và chăm sóc ruộng vườn của tôi ở đó, thì tôi sẽ chia cho anh phần đất đai của mình.
Tôi đến Nippur và chịu trách nhiệm về việc chăm sóc vườn tược của ông ta. Và vì tôi là người đầy khát vọng và vì tôi đã nắm bắt được ba nguyên tắc quan trọng nhất về việc kiếm tiền, giữ tiền, và sử dụng tiền, nên tôi đã có thể dễ dàng phát triển thêm tài sản của ông ta. Tôi đã lĩnh hội được bí quyết của Algamish và cuối cùng tôi đã được ông ta cho hưởng phần lớn số tài sản kết xù của ông”.
Arkad đã nói như thế, và khi anh ta kết thúc câu chuyện của mình, một trong số những người bạn của anh ta nói: “Anh thực sự may mắn khi Algamish chọn anh làm người kế vị”.
- Tôi chỉ gặp may mắn khi tôi có khát vọng làm giàu trước khi tôi gặp được ông ta. Trong suốt bốn năm liền tôi đã quyết tâm dành dụm một phần mười khoản thu nhập của mình. Chúng ta có thể gọi một người đánh cá nào đó là may mắn khi anh ta trải qua nhiều năm liền để nghiên cứu về thói quen của bầy cá để rồi sau đó anh ta có thể bắt được vô số cá không? Trong trường hợp đó có thể gọi là may mắn được không? Vận may là một nữ thần ngạo mạn không bao giờ phí thời gian với những ai thờ ơ với việc làm giàu.
- Anh quả nhiên có ý nghĩ mạnh mẻ vô cùng khi vẫn tiếp tục dành dụm tiền bạc dù rằng đã đánh mất số tiền dành dụm được cả năm trời. Xét về khía cạnh đó thì quả nhiên anh là người phi thường – một người khác xen vào.
- Sức mạnh của ý chí! – Arkad lý luận – Thật ngớ ngẩn. Anh nghĩ rằng sức mạnh của ý chí sẽ giúp người ta có thể nhấc được gánh nặng mà một chú lạc đà không thể chở được, hay nâng được tảng đá mà một con bò mộng không kéo được sao? Sức mạnh của ý chí chỉ đơn giản là quyết tâm thực hiện bằng được nhiệm vụ mà bạn đã tự đặt ra cho mình. Nếu tôi đặt ra cho tôi một nhiệm vụ cỏn con thì tôi sẽ dễ dàng hoàn tất công việc đó. Nhưng làm thế nào để tôi có được sự tự tin để hoàn tất những nhiệm vụ quan trọng? Tôi đặt ra một nhiểm vụ cho mình là phải sang được bờ bên kia của dòng sông: mỗi ngày tôi ném một viên đá cuội xuống sông để rồi đến một ngày nào đó tôi có thể bước trên đó mà sang bờ kia được. Tôi làm công việc này đều đặn mỗi ngày. Nếu tôi quên đi nhiệm vụ này và mãi đến ngày thứ hai mươi tôi mới nhớ thì khi ấy tôi sẽ phải ném xuống sông hai mươi hòn đá một lúc. Khi ấy rất có khả năng tôi sẽ mệt mỏi và ngã gục. Khi tôi đặt ra một nhiệm vụ nào đó, tôi luôn cố gắng hoàn tất nó từng chút một, nhất định cuối cùng rồi tôi cũng làm được. Thế nên, tôi không bao giờ khởi đầu với những nhiệm vụ quá khó khăn và không thực tế.
Sau đó một người bạn khác của anh ta nói rằng: “Nếu những gì anh nói là sự thật, nếu tất cả mọi người đều thành công trong việc trích trữ của cải thì lấy đâu ra của cải để đáp ứng cho họ?”.
- Của cải chỉ xuất hiện ở những nơi người ta biết vận dụng khả năng của mình – Arkad đáp lời – Nếu một người giàu có muốn xây dựng một ngôi biệt thự mới, thì vàng bạc mà anh ta chi trả có biến mất không? Không, người làm gạch chia sẻ một số vàng bạc đó và những người làm công cũng chia sẻ một phần số vàng bạc đó. Và tất cả những ai tham gia vào công việc xây dựng cũng đều chia sẻ số vàng bạc đó. Tuy nhiên, khi ngôi nhà được hoàn tất, thì trị giá của ngôi nhà có lớn hơn số vàng bạc mà anh ta đầu tư không?
- Thế thì anh muốn khuyên chúng tôi làm gì để có thể trở nên giàu có? – Một người khác lại hỏi – Nhiều năm đã trôi qua và chúng tôi không còn trẻ nữa. Chúng tôi vẫn chẳng có gì đáng kể trong tay mình cả.
– Tôi khuyên các bạn nên làm theo kinh nghiệm của Algamish và hãy tự nói với chính mình rằng: “Một phần trong số những gì bạn kiếm được chính là phần của bạn, bạn phải giữ lấy nó”. Các bạn hãy lặp đi lặp lại câu nói này mỗi sáng khi các bạn vừa tỉnh giấc. Các bạn hãy lặp đi lặp lại câu nói này trước khi các bạn lên giường ngủ. Lặp đi lặp lại câu nói này mỗi đêm, mỗi giờ trong ngày, mãi cho đến khi câu nói này trở thành một nhóm lửa nổi bật trên bầu trời đêm.
Các bạn hãy lấy câu nói này làm kim chỉ nam cho mình. Hãy để nó tràn ngập trong suy nghĩ của mình. Sau đó các bạn hãy dành dụm tiền bạc ở một tỷ lệ hợp lý, nhưng nhớ rằng tỷ lệ này không nhỏ hơn mười phần trăm thu nhập của các bạn. Rồi thì đến một lúc nào đó số tiền tiết kiệm này sẽ kích thích các bạn thêm hăng say. Một niềm vui mới trong đời sẽ khiến các bạn sẽ rung lên vì cảm động. Rồi thì bạn sẽ thêm nỗ lực hăng say trong việc kiếm thêm tiền. Rồi tiếp theo là bạn sẽ sẵn sàng dành dụm tiền bạc ở tỷ lệ lớn hơn.
Sau đó, các bạn hãy học cách làm cho tài sản của bạn làm việc vì bạn. Bạn hãy biến chúng thành nô lệ của mình. Bạn hãy để cho con cháu của chúng cũng làm việc nhằm phục vụ cho bạn.
Bạn hãy tham khảo ý kiến của những người khôn ngoan. Bạn hãy hỏi xin lời khuyên từ những người biết cách tìm kiếm và quản lý tiền bạc hàng ngày. Bạn hãy vui hưởng cuộc đời cho xứng đáng. Đừng quá căng thẳng hay cố gắng để dành tiền bạc ở tỉ lệ quá cao.
Những người bạn của anh ta cảm ơn anh ta và bỏ đi. Một vài người vẫn giữ thái độ im lặng bởi vì họ không có khả năng mường tượng và không thể hiểu được lời khuyên này. Một vài người buông giọng mỉa mai bời vì họ nghĩ rằng một người giàu có như thế thì nên chia sẻ của cải vởi những người bạn của mình. Nhưng cũng có một vài người có một thứ ánh sáng mới mẻ trong ánh mắt của mình. Họ hiểu được rằng không ai có thề nắm bắt cơ hội trừ khi họ phải chuẩn bị sẵn sàng để chào đón cơ hội.
Cách mà người giàu nhất thành Baby Lon đã làm 6.000 năm trước là một trong những phương cách tích lũy nguyên thủy mà đến hôm nay xã hội loài người vẫn đang áp dụng. Nhưng đó vẫn chỉ là một con đường.
Có những con đường Tìm Vốn ngắn hơn nhiều mà những Facebook, Google, Hotmail… từng vận dụng. Hãy lấy câu chuyện của Hotmail là ví dụ. Sau khi viết xong toàn bộ kế hoạch kinh doanh và một phương án hành động, việc đầu tiên của Bhatia- một trong hai người sáng lập ( cùng với Jack Smith) – là tìm nguồn vốn 300 ngàn usd để triển khai. Anh đem kế hoạch của mình đến chào hàng 39 công ty đầu tư mạo hiểm- những công ty sẵn sàng bỏ tiền ra cho người khác kinh doanh để đổi lại phần trăm quyền sở hữu sau này. Nhưng tất cả đều từ chối. Cuối cùng, ở công ty thứ 40, anh gặp được Steve Jurvetson đồng ý đầu tư. Ban đầu Steve đòi sở hữu 30% cho số vốn 300 ngàn usd nhưng Bhatia không đồng ý. Cuối cùng, hai bên chốt lại ở tỷ lệ 15%với 300 ngàn usd này. Hai năm sau, Steve thu về 60 tiệu usd còn Bhatia và công ty của anh ,lợi nhuận thu được là hơn 300 triệu usd.
Có lẽ bạn sẽ bảo: nhưng đấy là nước Mỹ, còn chúng ta dễ gì có được? Hoàn toàn không thể. Những năm gần đây với xu thế hội nhập, chúng ta đã tiếp thu khá nhiều những điều mà thế giới đã làm. Trong một bài trả lời phỏng vấn Báo Thanh Niên cuối năm 2102, bà Nguyễn Thị Hải Vân. Phó cục trưởng cục việc làm (Bộ LĐ-TB-XH) đã khẳng định: “ Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm có riêng nguồn vốn từ quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm. Các bạn có thể vay vốn từ nguồn quỹ này. Tại các địa phương, các bạn có thể vay vốn để nuôi cá, nuôi tôm, trồng cây ăn quả,làm nghề… Có nhiều cách để triển khai, nếu thấy tự tin có thể vay theo hộ gia đình. Còn không, có thể thực hiện theo nhóm. Chỉ cần có ý tưởng trình bày dự án, nói rõ mục đích. Mỗi dự án có xác nhận của địa phương, sau đó gửi lên Ngân hàng chính sách xã hội của địa phương, ở đó người ta sẽ hướng dẫn cách hợp thức hóa hồ sơ thủ tục đơn giản, nhanh gọn. Số vốn vay từ 20 đến 500 triệu đồng…”.
Bạn cũng có thể học theo cách mà Trần Thanh Tuấn, “vua” đặc sản Đà Nẵng (Đ/C: 43 Đỗ Quảng- Đà Nẵng) đã làm trong những ngày đầu khởi nghiệp. Anh kể, để xây dựng nhà hàng đặc sản của mình, trong tay anh chỉ có vỏn vẹn 8,5 triệu đồng nhờ bán chiếc Laptop mà mình đang sử dụng . Để có tiền triển khai công việc, anh xây dựng một kế hoạch tỷ mỉ cho dự án của mình rồi mang nó đi thuyết phục mọi người cho mua…..chịu, từ bàn ghế, vật dụng nhà bếp đến các nguyên liệu chế biến món ăn với cam kết sẽ trả đủ sòng phẳng trong vòng 1 năm. Thái độ chân thành cùng với bản kế hoạch dự án tỷ mỉ đến từng chi tiết đã thuyết phục được mọi người. Và hôm nay, không chỉ một mà là một chuỗi nhà hàng đặc sản của Thanh Tuấn đã đứng vững ở Đà Nẵng.
Hoặc, bạn có thể học cách của Inamori, người sáng lập Tập đoàn Kyocera (Nhật Bản), với việc lập công ty nhờ tiền thế chấp nhà …người khác. Đó là sau khi rời bỏ công ty Shofu vì bất đồng với lãnh đạo, toàn bộ nhân viên trong phòng anh đồng ý theo anh.
“Họ đồng thanh nói: Chúng tôi cũng sẽ thôi việc để đi với anh”. – In -mamori nhớ lại. Không ai chịu nghe theo lời khuyên của tôi là nên ở lại để tiếp tục công việc. Đến cả cấp trên của tôi, ông Aoyama Masaji cũng nói với tôi: “Tôi cũng thôi việc theo cậu. Chúng ta sẽ tìm nguồn vốn, thành lập công ty mới để cậu tiếp tục nghiên cứu”.
Ông Aoyama đến gặp hai người bạn thời còn là sinh viên khoa Công nghiệp trường đại học Kyoto. Đó là ông Nishieda Ichie và ông Majikawa Tamotsu. Cả hai ông đều đang giữ trọng trách trong Công ty sản xuất bảng điện Miyaki Denki.
Ông Aoyama ra sức thuyết phục hai ông bạn. Mặc dù họ không mấy tin tưởng ( “Chúng tôi chẳng biết cái cậu Inamori ấy giỏi giang đến mức nào, nhưng giỏi thì giỏi chứ 26, 27 tuổi đầu thì làm nên trò trống gì”), nhưng cuối cùng họ cũng đồng ý. Họ còn kéo được ông Miyaki Otoya, giám đốc Công ty Miyaki Denki cùng bỏ vốn ra lập công ty cho tôi.
Để đưa công ty vào hoạt động, cần phải có vốn đầu tư thiết bị như lò nung điện, mua nguyên liệu, vốn lưu động…Số vốn đó lên tới cả 10 triệu yên. Thời đó, mười triệu yên là khoản tiền rất lớn, nằm ngoài khả năng của chúng tôi. Vì vậy, chúng tôi phải vay ngân hàng.
Để vay ngân hàng thì phải có tài sản thế chấp. Ông Nishieda mang luôn căn nhà đang ở làm tài sản thế chấp ngân hàng. Vì tôi – người mà ông ấy chưa từng gặp – và vì công ty mới, ông ấy dám chấp nhận rủi ro không biết chừng mất hết cơ nghiệp.
Tôi nghe kể lại, khi đem chuyện thành lập công ty ra bàn với vợ, ông Nishieda nửa đùa nửa thật: “Này bà nó ơi. Bà chuẩn bị tinh thần ngôi nhà bị phát mãi đấy nhá…”. Tức thì vợ ông ấy vừa cười vừa đáp lại: “Biết làm sao được. Đàn ông các anh đã phải lòng nhau thì cái gì mà chẳng mang cho nhau hết…”.
Nhờ những tấm lòng hào hiệp ấy, Inamori đã có thể bắt đầu khởi nghiệp. Và dĩ nhiên, những tấm lòng hào hiệp ấy được bắt đầu bởi dự án khởi nghiệp đáng tin cậy của Inamori.
Tìm nguồn vốn đầu tư từ người thân, bạn bè bằng cách chia nhỏ cổ phần cũng là cách bạn có thể làm (bạn cũng có thể đăng lên báo, lên mạng xã hội để tìm người hợp tác- Cái cách mà chính tác giả cùa bài viết này đã thực hiện và đã thành công). Ví dụ, nếu bạn cần 200 triệu, hãy chia nhỏ nó thành 20 “ gói”, mỗi “gói”10 triệu, hoặc 40 “gói” mỗi “ gói” 5 triệu. Với các gói nhỏ hơn, cơ hội tìm người hợp tác sẽ dễ hơn. Dĩ nhiên điều quyết định nó phải là một dự án khả thi hấp dẫn và …. sự kiên trì của bạn.
Emms là người phụ nữ gốc Phi đầu tiên giữ chức vụ lãnh đạo ở một ngân hàng có quy mô quốc gia – ngân hàng Continental, Mỹ. Trong thời gian làm việc, Bà nhận thấy các ngân hàng lớn ít quan tâm đến những người thuộc tầng lớp dưới. Bà ao ước được thành lập một ngân hàng mới để phục vụ đối tượng này. Để theo đuổi ước mơ, bà quyết định xin thôi việc, sống bằng tiền dành dụm , và bắt đầu lên kế hoạch đi tìm nguồn vốn thành lập ngân hàng mới.
Đầu tiên, Bà tiếp xúc các nhà đầu tư tài chính để mời họ đầu tư. Oái oăm thay, khi công việc mới bắt đầu tốt đẹp thì thị trường chứng khoán suy sụp vào năm 1987. Các nhà đầu tư rút lui và bà phải thay đổi kế hoạch. Bà đến từng nhà rao bán từng gói 50 cổ phần, mỗi cổ phần giá 10 usd; Gần 3 ngàn người Mỹ gốc Phi và những người khác hưởng ứng chiến dịch hoạt đông không mệt mỏi của bà. Cuối cùng bà thu được 3 triệu usd, là khoản đầu tư tối thiểu theo quy định. Thế nhưng khi đi đăng ký , bà mới biết mức giá tối thiểu này đã tăng lên thành 5 triệu usd, với lý do nền kinh tế đã thay đổi.
Với quyết tâm cao độ, bà lại phải tiếp tục con đường cũ. Bà đi đến nhiều nơi, đến nhiều doanh nghiệp lớn và cả chính quyền địa phương để trình bày ý tưởng của mình và xin hỗ trợ. Bà còn đến nhà thờ thuyết phục các Cha xứ cho bà được nói chuyện với giáo dân. Sao một năm nỗ lực, bà vận động được 6 triệu usd và United Bank của Philadenphia đã chính thức thành lập sau đó. Sự kiên trì Emms đã được đền đáp sau 2 năm nổ lực không ngừng.
Kiên trì, đó là một đức tính không thể thiếu nếu bạn muốn có được một cuộc sống sang giàu trên thế giới này. Nó không chỉ giúp bạn tìm đủ nguồn vốn bạn cần mà còn giúp bạn định hướng lại cuộc đời mình, nếu chẳng may một ngày nào đó bạn bước đi sai lạc. Napoleon Hill cũng đã từng khuyên chúng ta: “Nếu kế hoạch đầu tiên bạn chọn không mang lại hiệu quả, hãy thay nó bằng một kế hoạch mới. Nếu kế hoạch mới này cũng thất bại, tiếp tục thay thế nó bằng kế hoạch khác nữa và cứ thế cho tới khi bạn tìm ra một kế hoạch mang đến hiệu quả đúng nhất trong công việc. Đấy chính là điều mà phần đông những người thất bại không thực hiện bởi họ thiếu lòng kiên trì để tạo nên những kế hoạch mới thay cho những cái cũ đã thất bại.
( xin xem thêm bài: “Kiên trì- bài học lớn nhất để thành công” )
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
- Phan Đăng Media co, ltd
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
-
(Tài liệu tham khảo: “Báo Thanh Niên, Tuổi Trẻ tp.HCM; sách: “Một phút tỉnh ngộ thay đổi đời người”; “Không bao giờ là thất bại – Tất cả là thử thách”; “Chân dung những người thành đạt”; “Nghệ thuật khởi sự doanh nghiệp”; “Báo Kinh tế nông thôn cuối tuần”; sách: “Bí quyết thành đạt trong đời người”; “Bạn muốn thành công”)
Ảnh: Internet