Ngoài “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” đang chờ được phê duyệt, Trung Quốc sẽ khó có thể gánh vác hậu quả từ sự suy thoái của nền kinh tế Trung Quốc; ngoài ra, còn đối mặt với rất nhiều phiền phức đang ùn ùn kéo đến.
Ngày 19/11, Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, ngày 20/11, Hạ viện Mỹ tiến hành biểu quyết thông qua về phiên bản dự luật này của Thượng viện và chỉ có 1 phiếu chống. Ngày 21/11, Chủ tịch Hạ viện đã công khai ký vào dự luật này đồng thời đệ trình lên để Tổng thống Trump ký; nếu dự luật này chính thức trở thành luật, những người Trung Quốc và Hồng Kông xâm phạm nhân quyền sẽ bị chế tài.
Việc lưỡng viện Mỹ nhất trí về thái độ đối với Hồng Kông đã khiến các giới phải suy nghĩ. Dov S. Zakheim là cố vấn cấo cao của Trung tâm nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies), đồng thời cũng là Phó Chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu chính sách ngoại giao (Foreign Policy Research Institute). Gần đây, tờ The Hill đã đăng một bài viết của ông, trong bài viết này, ông Dov S. Zakheim cho rằng khủng hoảng Hồng Kông khiến cho TQ liên tiếp đối mặt với nhiều phiền phức, TQ sẽ khó có thể chịu được hậu quả mà “Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông” được lưỡng viện Mỹ thông qua và TQ sẽ đối mặt với nhiều rắc rối.
Mỹ thực hiện các biện pháp trừng phạt nhân quyền có thể chống lại TQ
Theo Reuters đưa tin hôm 21/11, Quốc hội Mỹ thông qua lập pháp để ủng hộ người biểu tình Hồng Kông, và tiến hành thực thi chế tài nhân quyền có thể đối với ĐCSTQ. Bản tin này nhấn mạnh, để tăng cường dân chủ và tự trị nên người Hồng Kông đã tiến hành các hoạt động kháng nghị quy mô lớn làm chấn động Hồng Kông hơn 5 tháng qua, sự kiện bạo lực liên tiếp leo thang khiến cho ngoại giới lo lắng ĐCSTQ sẽ tăng cường biện pháp ứng phó.
Cùng với việc Bắc Kinh ngày càng kiểm soát chặt chẽ Hồng Kông, đãi ngộ mà Hồng Kông được hưởng dựa vào luật pháp của Mỹ cũng đang chịu thử thách, Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông sẽ thẩm tra nghiêm ngặt địa vị đặc thù của Hồng Kông.
Trong “Tuyên bố chung Trung – Anh” được TQ ký kết với Anh Quốc năm 1984 có cam kết, năm 1997 sau khi lấy lại chủ quyền của Hồng Kông, Hồng Kông sẽ được “hưởng tự trị ở mức độ cao” trong 50 năm, đây là nền tảng mà Hồng Kông được hưởng địa vị đặc thù căn cứ vào luật pháp của Mỹ. Tuy nhiên, người kháng nghị cho biết, tự do của Hồng Kông đã bị dần dần xói mòn.
Một khi Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông trở thành luật, Bộ Ngoại giao Mỹ mỗi năm sẽ chứng minh ít nhất một lần rằng Hồng Kông có đủ quyền tự trị để được hưởng các điều kiện ưu đãi thương mại với Mỹ, những ưu đãi này giúp cho Hồng Kông duy trì vị thế trung tâm tài chính thế giới của mình.
Ông Dov S. Zakheim cho rằng, sự kiểm soát ngày càng chặt chẽ của Bắc Kinh đối với Hồng Kông khiến cho kiểu chứng nhận này ngày càng không có khả năng. Bản tin của Reuters cũng chỉ ra, mặc dù nhiều người coi dự luật này là dự luật mang tính tượng trưng, nhưng một khi dự luật được thực thi, thì có khả năng sẽ hoàn toàn lật đổ mối quan hệ giữa Mỹ và Hồng Kông.
Lưỡng viện Mỹ nhanh chóng thông qua dự luật đã để lại cho TQ một cái ‘bạt tai’ mạnh mẽ
Trong bài viết có tiêu đề “Khủng hoảng Hồng Kông chưa kết thúc” của ông Dov S. Zakheim đã chỉ ra, dù công việc ‘dọn dẹp’ trường đại học tại Hồng Kông có thể đã kết thúc, nhưng phiền phức của TQ tại Hồng Kông vẫn chưa hề kết thúc. Đầu tiên, TQ vẫn chưa thể xác định được biểu tình còn tiếp tục bùng nổ nữa hay không, các sự kiện kịch liệt khác liệu có xảy ra nữa hay không; tiếp theo là, TQ đối mặt với sự lên án của quốc tế vì cảnh sát Hồng Kông nổ súng vào người biểu tình, bởi dù TQ không hạ lệnh thì cũng là đã cho phép cảnh sát Hồng Kông làm như vậy; đồng thời, TQ cần đối mặt với phương thức chống cự khéo léo của dân chúng Hồng Kông, ví dụ như tòa án cấp cao Hồng Kông phán quyết việc chính phủ Hồng Kông đưa ra “Luật Cấm che mặt” để cấm người kháng nghị đeo khẩu trang là vi hiến chính chính là một bằng chứng.
Ông Dov S. Zakheim còn chỉ ra thêm, TQ đối mặt với thái độ của Quốc hội Mỹ có thể ảnh hưởng đến đàm phán thỏa thuận thương mại. Thượng viện và Hạ viện Mỹ đều mạnh mẽ lên án cảnh sát Hồng Kông sử dụng bạo lực tàn bạo, và Hạ viện đã nhanh chóng thông qua Dự luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông phiên bản Thượng viện, đồng thời đệ trình lên để chờ Tổng thống Trump ký.
Ông Dov S. Zakheim cho rằng, việc thông qua dự luật này đã để lại cho TQ một cái ‘bại tai’, cũng là cú đánh mạnh vào năng lực mở rộng độc tại chính trị và kinh tế của TQ. Tổng thống Trump ký sớm, muốn ký, không ký, hay là phản đối, đều đã không thể thay đổi được xu thế dự luật này sớm muộn cũng có hiệu lực.
Theo Reuters đưa tin, nguồn tin cho biết, dự kiến trong vài ngày sau khi đệ trình, Tổng thống Trump sẽ ký vào dự luật này. Một khi dự luật có hiệu lực, người liên quan có thể sẽ đối mặt với chế tài của Mỹ, ví dụ như tiến hành chế tài đối với quan chức xâm hại nhân quyền, bao gồm từ chối nhập cảnh và đóng băng tài sản của họ ở Mỹ.
Khủng hoảng Hồng Kông khiến TQ nhiều rắc rối hơn
Bản tin của Reuters chỉ ra, từ góc độ thương mại mà xét, điểm quan trọng nhất của vị thế đặc thù của Hồng Kông là Hồng Kông được coi là khu vực hải quan và thương mại tách rời với Trung Quốc Đại Lục; ví dụ, điều này có nghĩa là thuế quan trong cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung sẽ không thích hợp dùng cho các sản phẩm xuất khẩu có nguồn gốc từ Hồng Kông.
Theo số liệu từ Bộ Ngoại giao Mỹ, năm 2018, có 85000 công dân Mỹ tại Hồng Kông, có 1300 công ty Mỹ đang kinh doanh tại Hồng Kông, trong đó bao gồm hầu như tất cả các công ty tài chính lớn của Mỹ. Hồng Kông là điểm đến chính cho các dịch vụ kế toán và pháp lý của Mỹ. Phòng thương mại Mỹ tại Hồng Kông cho biết, bất cứ việc gì thay đổi địa vị của Hồng Kông “đều có ảnh hưởng rất lớn đến thương mại và đầu tư của Mỹ tại Hồng Kông, và sẽ đưa ra tín hiệu tiêu cực đối với địa vị đáng tin cậy của Hồng Kông trong nền kinh tế toàn cầu.”
Ông cũng chỉ ra, Hồng Kông rất quan trọng trong việc giúp kinh tế Trung Quốc phát triển lành mạnh. Công ty nước ngoài đã coi Hồng Kông như là căn cứ để triển khai nghiệp vụ tại Đại Lục. Thị trường hứng khoán, trái phiếu, tiền tệ Hồng Kông, cộng thêm tiếng tăm kiên trì pháp trị và chấp hành đúng hợp đồng, khiến Hồng Kông có sức thu hút hơn so với các trung tâm tài chính mà chính quyền Bắc Kinh đang kiểm thao túng để thay thế Hồng Kông.
Ông cho rằng, nếu vấn đề Hồng Kông xử lý không tốt, sẽ khiến cho kinh tế Trung Quốc ngày càng xấu đi, điều này sẽ phá vỡ khế ước xã hội giữa dân chúng Trung Quốc và TQ, loại khế ước này ở mức độ rất lớn là dựa vào sự phồn vinh của kinh tế Trung Quốc và sự không ngừng mở rộng của tầng lớp trung lưu. Cho nên, kết quả xã hội khi kinh tế xấu đi là điều mà TQ không gánh vác nổi.
Ông nói, các nhân tố đều cho thấy rõ TQ đã rơi vào cục diện khó khăn: Kinh tế Trung Quốc hiện nay không mạnh mẽ như cách đây 5 năm; xã hội Trung Quốc vẫn còn đang phải gánh chịu hậu quả từ chính sách một con mà hiện nay họ đã bỏ; các cuộc kháng nghị bùng phát nhiều nơi trên toàn quốc; ngày càng nhiều người Hồi giáo Tân Cương bị bắt vào trong trại tập trung, trở thành nhóm người trôi nổi của Trung Quốc. Ông Dov S. Zakheim cho rằng, tất cả những điềm báo này cho thấy TQ sẽ có phiền phức.
Trí Đạt